TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7224:2002 VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC LIỀN KHỐI CỦA XE CƠ GIỚI CÓ CHÙM SÁNG GẦN HOẶC CHÙM SÁNG XA HOẶC CẢ 2 KHÔNG ĐỐI XỨNG – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/01/2003

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7224:2002

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC LIỀN KHỐI CỦA XE CƠ GIỚI CÓ CHÙM SÁNG GẦN HOẶC CHÙM SÁNG XA HOẶC CẢ HAI KHÔNG ĐỐI XỨNG – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles – Motor vehicle “seal beam” headlamps emitting an asymmetrical passing beam or a driving beam or both – Requirements and test methods in type approval

 

Lời nói đầu

TCVN 7224 : 2002 được biên sọan trên cơ sở Quy định ECE  05-02/S3.

TCVN  7224  :  2002  do  Ban  kỹ  thuật  TCVN/TC  22  Phương  tiện  giao  thong đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1.Phạm vi áp dụng (1)

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu đối với đèn chiếu sáng phía trước (sau đây gọi tắt là đèn) liền khối của xe cơ giới có chùm sáng gần và/hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai không đối xứng và có thể bao gồm loại có kính đèn bằng thuỷ tinh hoặc chất dẻo.

Chú thích – (!)  Tiêu chuẩn này không ngăn cấm việc sử dụng kết hợp đèn có thấu kính bằng chất dẻo với thiết bị cơ khí làm sạch đèn pha (Bộ lau kính đèn).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6976 : 2002 Phương tiện giao thông đường bộ – Đèn sương mù trước trên phương tiện cơ giới – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

TCVN 7223 : 2002 Phương tiện giao thông đường bộ – Đèn chiếu sáng phía trước của xe cơ giới có chùm sáng gần  và/hoặc chùm sáng xa không đối xứng được lắp đèn sợi đốt loại R2 và/hoặc HS1 – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

TCVN 7225 : 2002 Phương tiện giao thông đường bộ – Đèn báo vị trí trước và sau, đèn phanh và đèn báo chiều rộng xe cơ giới và moóc – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

ISO 105  Textiles (Vật liệu dệt)

ECE 06 – 02 Uniform provisions concerning the approval of direction indicators for motor vehicle and their trailers (Các qui định thống nhất liên quan đến phê duyệt đèn báo rẽ cho xe cơ giới và moóc, bán moóc kéo theo).

ECE  31  Uniform  provisions  concerning  the  approval  of  halogen  sealed-beam  unit  (HSB  unit)  motor vehicle  headlamps  emitting  an  asymmetricl  passing  beam  or  a  driving  beam  or  both  (Các  qui  định thống nhất về phê duyệt đèn chiếu sáng phía trước liền khối halogen của xe cơ giới phát ra chùm sáng gần hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai không đối xứng).

3. Thuật ngữ

Các thuật ngữ áp dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1. Khối đèn chiếu sáng phía trước “ liền khối”  (sau đây gọi tắt là “đèn liền khối”) (“Seal beam” headlamp unit):   Khối đèn (chiếu sáng phía trước) mà thành phần gồm có hệ thống gương phản xạ, hệ thống kính đèn và một hoặc nhiều nguồn sáng bằng điện, là toàn bộ các bộ phận của một tổng thể nguyên vẹn được làm kín trong quá trình sản xuất và không thể tháo rời được mà không bị hư  hỏng hoàn toàn.

3.2. Kính  đèn  (Lens):Thành  phần  ngoài  cùng  của  (khối)  đèn  truyền  ánh  sáng  qua  bề  mặt chiếu sáng;

3.3. Lớp phủ (Coating): Gồm một hoặc nhiều chất phủ thành một hoặc nhiều lớp lên mặt ngoài của kính đèn;

3.4. Đèn liền khối có kiểu khác nhau nếu chúng khác nhau về một hoặc nhiều đặc điểm cơ bản về hình dạng và đặc tính như sau:

3.4.1. Tên hoặc nhãn hiệu thương mại.

3.4.2. Đặc tính của hệ thống quang học.

3.4.3. Có hoặc không có những bộ phận phụ có khả năng làm thay đổi hiệu quả quang học bằng cách phản xạ, khúc xạ, hấp thụ và/hoặc biến dạng trong quá trình hoạt động.

3.4.4. Điện áp danh định (có thể cấp cùng một số phê duyệt nếu chỉ thay đổi điện áp danh định).

3.4.5. Công suất danh định.

3.4.5. Hình dạng sợi đốt.

3.4.6. Loại chùm sáng được phát ra (chùm sáng gần hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai).

3.4.7. Sự phù hợp với luật giao thông bên tay phải hoặc bên tay trái hoặc cả hai.

3.4.8. Màu ánh sáng phát ra;

3.4.9. Vật liệu tạo thành kính đèn và lớp phủ, nếu có.

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu cho phê duyệt kiểu

4.1. Tài liệu kỹ thuật

4.1.1. Tài liệu kỹ thuật phải nêu rõ:

–   Đèn liền khối dùng để chiếu gần và cả chiếu xa hoặc chỉ một trong hai chức năng này;

– Nếu đèn tạo ra chùm sáng gần, đèn được thiết kế cho cả luật giao thông bên tay trái và bên tay phải hoặc chỉ riêng cho luật giao thông bên tay trái hoặc bên tay phải;

–   Nếu có thể, đèn được thiết kế cho các máy kéo nông nghiệp hoặc lâm nghiệp và các xe có tốc độ thấp khác (xem phụ lục A).

4.1.2. Tài liệu kỹ thuật bao gồm:

– Các bản vẽ đủ chi tiết để nhận biết được kiểu và hình dạng phía trước của khối đèn (nếu có thể, các chi tiết của đường gờ thấu kính) và một tiết diện ngang. Cũng như vậy, cả hình ảnh phía trước và phía sau của (các) sợi đốt và (các) nắp đậy được thể hiện trên các bản vẽ với tỷ lệ 2:1. Bản vẽ phải thể hiện vị trí dự định dành cho số phê duyệt và các ký hiệu bổ sung liên quan đến vòng tròn của dấu phê duyệt.

–   Đặc điểm kỹ thuật tóm tắt.

4.2. Mẫu thử

Mẫu thử bao gồm:

4.2.1 Để phê duyệt đèn liền khối phát ra ánh sáng trắng: năm mẫu;

4.2..2   Để phê duyệt đèn liền khối phát ra ánh sáng màu: một mẫu ánh sáng màu và năm mẫu ánh sáng trắng chỉ khác so với loại đã xin phê duyệt ở chỗ kính đèn và bộ lọc là không màu.

4.2.3 Đối với các đèn liền khối chỉ khác so với loại được thiết  kế để phát ra ánh sáng trắng ở chỗ chúng được thiết kế để phát ra ánh sáng màu và trước đó, chúng đã thoả mãn các thử nghiệm ở các điều 6, 7 và 8 dưới đây, sẽ chỉ cần một mẫu loại ánh sáng màu phải qua các thử nghiệm được nêu trong điều 9.

4.2.4 Để thử vật liệu dẻo làm kính đèn, cần có:

4.2.4.1   Mười ba mẫu, trong đó:

– Sáu kính đèn có thể được thay bằng sáu mẫu vật liệu có kích cỡ nhỏ nhất là 60 mm x 80 mm, có bề mặt ngoài phẳng hoặc lồi và vùng ở  giữa gần như phẳng (bán kính cong không nhỏ hơn 300 mm) nằm trong phạm vi ít nhất là 15 mm x 15 mm;

–   Mỗi kính đèn hoặc mẫu vật liệu như vậy phải được chế tạo theo phương pháp sản xuất hàng loạt;

4.2.4.2   Một gương phản xạ mà kính đèn có thể lắp vừa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4.3 .Đặc tính của vật liệu làm kính đèn và lớp phủ nếu có, phải được gửi kèm theo báo cáo thử nghiệm những vật liệu này và lớp phủ nếu chúng đã được thử nghiệm.

5. Ghi nhãn(2)

5.1 Đèn liền khối nộp để phê duyệt phải có tên  hoặc nhãn hiệu thương mại của nhà sản xuất.

5.2 Trên  kính  đèn  phía  trước phải  có  khoảng  trống  đủ  cho  dấu  phê  duyệt  và  các  ký  hiệu  khác. Khoảng trồng này phải được chỉ rõ trong bản vẽ nêu trong 4.1.2.

5.3 Nếu có thể, trên kính đèn phía trước hoặc thân đèn phải có ghi giá trị điện áp danh định và công suất  danh  định  của  sợi  đốt  chùm  sáng  xa,  tiếp  theo  đó  là  công  suất  danh  định  của  sợi  đôt  chùm sáng gần.

5.4 Nếu đèn liền khối được thiết kế để thoả mãn các yêu cầu của cả hai hệ thống luật giao thông bên tay phải và bên tay trái, hai vị trí đặt khối đèn trên xe phải được đánh dấu bằng các chữ R/D dành cho luật giao thông bên tay phải và L/G dành cho luật giao thông bên tay trái.

Chú thich – (2)  Đối với đèn được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của luật giao thông chỉ ở một bên của đường (hoặc phải hoặc trái), cần vẽ viền không tẩy xóa được xung quanh vùng trên kính đèn mà vùng đó có thể che khuất được để không gây bất tiện cho người đi đường ở những nước có luật giao thông theo phía ngược lại. Tuy nhiên, không cần có dấu hiệu này khi thiết kế đã thể hiện rõ.

5.5 Tên hoặc nhãn hiệu thương mại và các dấu hiệu được qui định theo điều 5 này phải rõ ràng, dễ đọc và không tẩy xóa được.

6..Yêu cầu kỹ thuật chung

6.1. Mỗi mẫu đèn phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều 6 này, điều 7 và 8 dưới đây và nếu cần, cả điều 9 của tiêu chuẩn này.

6.2. Đèn liền khối phải có khả năng duy trì các đặc tính quang học theo qui định và bảo đảm làm việc tốt trong điều kiện sử dụng bình thường cũng như trong điều kiện chịu các rung động.

6.2.1. Phải lắp thiết bị điều chỉnh trên xe để điều chỉnh đèn phù hợp với các luật lệ giao thông hiện hành. Đối với những xe bị hạn chế trong việc sử dụng một cơ cấu như vậy và có thể điều chỉnh được bằng cách khác để định vị đèn thì không cần thiết lắp cơ cấu này ghép trên đèn liền khối. Nếu đèn liền khối tạo ra chùm sáng xa và đèn liền khối tạo ra chùm sáng gần được lắp là các khối đèn thay thế được để tạo thành một khối hỗn hợp, cơ cấu điều chỉnh phải cho phép mỗi đèn liền khối được điều chỉnh riêng rẽ một cách thích hợp.

6.2.2. Điều này không áp dụng cho những cụm đèn mà các gương phản xạ của chúng không tách rời được. Đối với các cụm đèn kiểu này, phải áp dụng các yêu cầu trong điều 8 của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp có nhiều hơn một nguồn sáng được dùng để tạo ra chùm sáng chính, chức năng chùm sang kết hợp được dùng để xác định giá trị độ rọi lớn nhất (E max).

6.3. Các cực chỉ được nối điện với sợi đốt hoặc các sợi đốt thích hợp và phải được gia cố và gắn chặt vào khối đèn.

6.4. Nếu các khối đèn là hình tròn, chúng phải đảm bảo tất cả các đặc điểm vật lý và các mối nối điện như được trình bày trên một trong các đĩa SB2 – SB7  trong phụ lục D và phải được làm theo kích thước của đĩa này.

6.5  Nếu được thiết kế đáp ứng yêu cầu cho cả những nước có luật giao thông bên phải và những nước có giao thông bên trái, đèn liền khối có thể được điều chỉnh phù hợp với hướng giao thông cụ thể của tuyến đường bằng cách định vị thích hợp ngay từ đầu khi lắp lên xe hoặc định vị do người sử dụng lựa chọn. Định vị ngay từ đầu hoặc định vị lựa chọn có thể bao gồm, ví dụ như cố định góc đặt của khối đèn trên xe. Trong mọi trường hợp, chỉ cho phép hai vị trí định vị chính xác, một cho luật giao thông bên tay phải và một cho bên tay trái và thiết kế phải ngăn ngừa  sự xê dịch tự do của khối đèn từ một vị trí này sang vị trí khác hoặc định vị ở một vị trí trung gian. Kiểm tra xác nhận sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này bằng mắt hoặc nếu cần, bằng cách lắp thử.

6.6. Tiến hành thử bổ sung theo các yêu cầu của phụ lục E để đảm bảo không có sự thay đổi đáng kể hiệu quả quang học trong sử dụng.

6.7. Tiến hành thử theo các yêu cầu của phụ lục F nếu kính đèn làm bằng chất dẻo.

7. Yêu cầu đối với các giá trị danh định

7.1. Các giá trị điện áp danh định là 6 vôn,12 vôn và 24 vôn.

7.2. Điện năng do một đèn liền khối bất kỳ tiêu thụ ở điện áp thử không được vượt quá công suất danh định ghi trên khối đèn một lượng phần trăm được xác định trong bảng 1. Không qui định cụ thể giới hạn dưới đối với sai lệch công suất cho phép nhưng phải đạt được các giá trị độ rọi tối thiểu được qui định cụ thể trong bảng 2 của 8.8.

Bảng 1 – Sai lệch cho phép của công suất tiêu thụ

 

  Khối hình tròn có đường kính 180 mm Khối hình tròn có đường kính 145 mm
Điện áp danh định 6 12 6 12
Điện áp thử 6 12 6 12
  Công suất định mức và sai lệch cho phép
Sợi đốt đôi (3) Chùm sáng xa 60 + 0 % 37,5 + 0%
Chùm sáng gần 50 + 0 % 50 + 0 %
Chỉ đối với sợi đốt chùm sáng xa 75 + 0 % 50 + 0 %
Chỉ đối với sợi đốt chùm sáng gần 50 + 0 % 50 + 0 %

Chú thích –  (3)  Đối với đèn liền khối có sợi đốt đôi, mẫu xin phê duyệt có thể cho hai chức năng hoặc chỉ đối với chùm sáng xa.

8. Yêu cầu về chiếu sáng (Độ rọi) (4)

Chú thích – (4)  Tất cả các phép đo đặc tính quang học được thực hiện ở điện áp thử nêu trong điều 7.

8.1. Đèn liền khối được chế tạo để tạo ra độ rọi thoả mãn mà không gây chói mắt đối với chùm sáng gần và độ rọi đủ sáng đối với chùm sáng xa.

8.2. Độ rọi do khối đèn tạo ra được kiểm tra trên bộ màn chắn thẳng đứng ở khoảng cách 25 m phía trước khối đèn và về góc phải so với trục của nó (xem phụ lục D, đĩa SB8a và SB8b).

8.3. Chùm sáng gần phải tạo ra “ranh giới” rõ nét cho phép điều chỉnh một cách đầy đủ với sự trợ giúp của  đường  này.  “Ranh  giới”  phải  là  đường  thẳng  nằm  ngang  ở  phía  đối  diện  với  hướng  giao  thông mà  khối  đèn  định  hoạt  động;  ở  phía  bên  kia  nó  phải  nằm  ngang  hoặc  trong  phạm  vi  góc  150   trên phương ngang.

8.4. Đèn liền khối phải được chỉnh đặt đích sao cho trên chùm sáng gần:

8.4.1. Trong trường hợp khối đèn được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của luật giao thông bên tay phải, “ranh giới” bên nửa trái của màn đo là đường nằm ngang (5)  và trong trường hợp khối đèn được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của luật giao thông bên tay trái, “ranh giới” hạn bên nửa phải của màn đo là đường nằm ngang;

8.4.2. Phần nằm ngang của “ranh giới” trên màn đo ở vị trí 25 cm dưới mức cao của mặt phẳng nằm ngang đi qua tiêu cự của khối đèn (phụ lục D, đĩa SB8a và SB8b);

8.4.3. Vị trí màn đo được chỉ ra trong phụ lục D, tấm SB8a và SB8b (6).

8.5. Khi được chỉnh đặt đích như vậy, nếu việc phê duyệt chỉ áp dụng đối với chùm sáng gần (7), khối đèn chỉ cần đáp ứng những yêu cầu tương ứng trong 8.8 dưới đây. Nếu việc phê duyệt áp dụng cho cả chùm sáng gần và chùm sáng xa, khối đèn phải đáp ứng các yêu cầu tưong ứng trong 8.8 và 8.9.

Chú thích

(5)   Màn thử phải có đủ chiều rộng cho phép khảo sát kỹ đường giới hạn trên một phạm vi ít nhất 50  từ đường vv.

(6)     Nếu, trong trường hợp khối đèn được thiết kế đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này chỉ đối với chùm sáng gần và trục tiêu phân kỳ nhìn rõ được từ hướng chung của chùm sáng, việc điều chỉnh sang hai bên phải có tác dụng theo hướng thoả mãn tốt nhất các yêu cầu về độ rọi tại các điểm 75 R và 50 R đối với luật giao thông bên tay phải và 75 L và 50L đối với luật giao thông bên tay trái.

(7)   Khối đèn được thiết kế phát ra chùm sáng gần có thể kết hợp phát ra chùm sáng xa không theo yêu cầu kỹ thuật.

8.6. Nếu khối đèn được chỉnh đặt đích như vậy không đáp ứng các yêu cầu tương ứng trong 8.8 và 8.9, có thể thay đổi cách chỉnh thẳng, miễn là trục chùm sáng không bị lệch sang phải hoặc trái quá 10(= 44 cm)(8). Để thuận tiện cho việc chỉnh thẳng băng đường “ranh giới”, khối đèn có thể được che khuất một phần để làm rõ nét đường “ranh giới”.

Chú thích -(8) Giới hạn điều chỉnh lại là 10 về  bên phải hoặc bên trái không mâu thuẫn với việc không điều chỉnh thẳng đứng. Không điều chỉnh thẳng đứng chỉ bị giới hạn theo các yêu cầu trong 8.9

8.7. Đối với đèn liền khối chỉ tạo ra chùm sáng xa, nó phải được chỉnh thẳng sao cho vùng độ rọi lớn nhất được tập chung vào giao điểm HV giữa đường thẳng hh và vv; khối đèn như vậy chỉ cần đáp ứng các yêu cầu tương ứng trong 8.9.

8.8. Độ rọi do chùm sáng gần tạo ra trên màn đo phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Bảng 2 – Yêu cầu về độ rọi do chùm sáng gần tạo ra trên màn đo

 

Điểm trên màn đo Độ rọi yêu cầu (tính theo lux)
Đèn liền khối phù hợp với luật giao thông bên tay phải Đèn liền khối phù hợp với luật giao thông bên tay trái Nhỏ nhất Lớn nhất
B 50 L B 50 R 0,3
75 R 75 L 6
50 R

25 L

50 L

25 R

6

1,5

25 R 25 L 1,5
Mọi điểm trong vùng III 0,7
Mọi điểm trong vùng IV 2
Mọi điểm trong vùng I 20

 

8.8.1. Không được có dao động ngang gây nhòe, khó khăn cho việc nhìn rõ bất kỳ một vùng nào, I, II, II và IV;

8.8.2. ! mỗi một trong hai vị trí đặt, đèn liền khối được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của cả luật giao thông bên tay phải và bên tay trái phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra ở trên đối với luật giao thông tương ứng.

8.9. Đối với đèn liền khối được thiết kế để tạo ra chùm sáng xa và chùm sáng gần, các phép đo độ rọi o chùm sáng xa tạo ra trên màn đo phải được thực hiện với việc chỉnh thẳng khối đèn và điện áp giống như ở các phép đo trong 8.8.

8.10  Độ rọi do chùm sáng xa tạo ra trên màn đo phải đáp ứng các yêu cầu sau:

8.10.1  Giao điểm HV của đường thẳng hh và vv nằm trong vùng có độ rọi đồng đều bằng 90% độ rọi lớn nhất. Giá trị lớn nhất không nhỏ hơn 32 lux;

8.10.2  Bắt đầu từ điểm HV, theo phương ngang về bên phải và bên trái, độ rọi không nhỏ hơn 16 lux cho đến khoảng cách 1,125 m và không nhỏ hơn 4 lux cho đến khoảng cách 2,25 m.

8.11  Giá trị độ rọi trên màn đo được đề cập đến trong 8.8 và 8.9 phải được đo bằng tế bào quang điện, vùng tác dụng phải nằm trong phạm vi hình vuông cạnh 65 mm.

9. Màu sắc

Ánh  sáng phát ra phải là màu trắng hoặc vàng chọn lọc. Trong trường hợp là vàng chọn lọc, bước song hi phối nằm giữa 5.750 và 5.850 đơn vị Angstrom, hệ số độ trong phải nằm trong khoảng 0,90 và 0,98 à độ rọi do chùm sáng gần tạo ra trên màn đo phải đáp ứng các yêu cầu trong bảng 2 với tất cả các số ược nhân lên một hệ số bằng 0,84 (9).

10  Đo độ chói

Phải đo độ chói do chùm sáng gần của đèn liền khối gây ra (10).

11   Sửa đổi kiểu đèn

Mọi sửa đổi kiểu đèn không được ảnh hưởng đáng kể đến đèn nói chung và phải phù hợp với mọi yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong tiêu chuẩn này.

Chú thích –

(9)   Các yêu cầu kỹ thuật này tương ứng với hệ toạ độ sau: vàng lựa chọn:

Giới hạn về phía đỏ       y > 0,138 + 0,580 x

Giới hạn về phía xanh lá cây      y > 1,29 x – 0,100

Giới hạn về phía trắng y > – x + 0,996
Giới hạn về phía rìa của dải quang phổ y > – x + 0,992

(10)  Yêu cầu này phải theo hướng có lợi cho việc quản lý

12  Sự phù hợp của sản xuất

12.1  Đèn thuộc kiểu được phê duyệt theo tiêu chuẩn này phải được sản xuất phù hợp với kiểu đã được phê duyệt với việc thoả mãn các yêu cầu đặt ra trong điều 8 và 9. Ví dụ về mẫu thông báo phê duyệt kiểu và bố trí dấu phê duyệt kiểu được trình bày trong phụ lục tham khảo B và D.

12.2   Để đáp ứng các yêu cầu trong 12.1, phải thực hiện kiểm tra sự phù hợp của sản xuất.

12.3   Có thể lấy mẫu bất kỳ để thử trong phòng thí nghiệm của nhà sản xuất. Số lượng tối thiểu các mẫu có thể được quy định theo kết quả kiểm tra của nhà sản xuất.

12.4. Khi chất lượng không thỏa mãn hoặc khi cần thiết để xác minh tính hiệu lực của việc kiểm tra được thực hiện trong 12.3, thanh tra viên có thể chọn mẫu, gửi tới phòng thử nghiệm đã tiến hành thử phê duyệt kiểu, sử dụng chuẩn của phụ lục G.

12.5   Loại bỏ các đèn có những khuyết tật nhìn thấy được.

PHỤ LỤC A
(qui định)

ĐÈN LIỀN KHỐI DÙNG CHO MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP HOẶC LÂM NGHIỆP VÀ CÁC XE CÓ TỐC ĐỘ THẤP KHÁC

Các qui định trong tiêu chuẩn này cũng áp dụng để phê duyệt các đèn liền khối dùng riêng cho máy kéo nông nghiệp hoặc lâm nghiệp và các xe có tốc độ thấp khác. Khối đèn như  vậy tạo ra cả chùm sáng xa và chùm sáng gần và có đường kính (1)  nhỏ hơn 160 mm với thay đổi sau:

Yêu cầu tối thiểu đối với độ rọi đặt ra trong 8.8 của tiêu chuẩn này được giảm xuống theo tỷ số:

tuỳ theo giá trị tuyệt đối của các giới hạn dưới sau:

3 lux tại điểm 75R hoặc điểm 75L;

5 lux tại điểm 50R hoặc điểm 50L;

1,5 lux trong vùng IV;

Chú thích – (1)  Nếu bề mặt hở của gương phản xạ không phải là hình tròn, đường kính này sẽ là của vòng tròn có cùng diện tích với phần bề mặt hở hữu dụng của gương phản xạ.

PHỤ LỤC B
(tham khảo)

(Ví dụ tham khảo về thông báo phê duyệt kiểu của các nước tham gia Hiệp định 1958, ECE, Liên hiệp quốc. Chữ E trong vòng tròn tượng trưng cho việc phê duyệt kiểu của các nước này)

THÔNG BÁO

Về việc: (2)    Cấp phê duyệt

Không cấp phê duyệt Cấp phê duyệt mở rộng Thu hồi phê duyệt

Chấm dứt sản xuất của mỗi kiểu đèn đèn liền khối theo Qui định ECE 05

Phê duyệt số ………………………………………. Phê duyệt mở rộng số ……………………………… A.1 Đèn liền khối đệ trình để phê duyệt là kiểu (3)  ……………………………………………………………………….. Màu sắc ánh sáng phát ra: trắng/vàng chọn lọc  (2)  …………………………………………………………………

Điện áp danh định ……………………………………………………………………………………………………………..

Công suất danh định ………………………………………………………………………………………………………….

A.2. Đèn sợi đốt chiếu gần có/ không thể (2)  phát sáng đồng thời với đèn sợi đốt chiếu xa và/ hoặc một đèn kết hợp khác.

A.3 Tên hoặc nhãn hiệu thương mại ………………………………………………………………………………………….

A.4 Tên và địa chỉ của nhà sản xuất ………………………………………………………………… ………………………

A.5. Nếu áp dụng, tên và địa chỉ của đại diện nhà sản xuất ……………………………………………………………

A.6.  Ngày đệ trình phê duyệt ……………………………………………………………………………………………………..

A.7  Tổ chức kiểm định tiến hành thử phê duyệt……………………………………………………………………………

A.8. Ngày ghi kết quả thử ………………………………………………………………………………………………………….

A.9. Số lượng báo cáo kết quả thử …………………………………………………………………………………………….

A.10. Cấp/ cấp mở rộng/ không cấp/ thu hồi phê duyệt (2)……………………………………………………………….

A.11 Lý do cấp mở rộng (nếu có) ……………………………………………………………………………………………..

A.1. Cường độ sáng lớn nhất (theo lux) của chùm sáng xa tại vị tría cách khối đèn 25 m …………………

A.13..Cấp phê duyệt mở rộng đèn phát ra ánh sáng trắng/ vàng chọn lọc (2)  ………………………………….

A.13.1.    Phòng thử nghiệm …………………………………………………………………………………………………………

A.13.2.   Ngày và số lượng báo cáo thử …………………………………………………………………………………………

A.13.3.   Ngày cấp phê duyệt mở rộng ………………………………………………………………………………………….

A.14..Địa điểm ………………………………………………………………………………………………………………………..

A.15. Ngày ……………………………………………………………………………………………………………………………..

A.16. Chữ ký …………………………………………………………………………………………………………………………..

A.17. Bản vẽ đính kèm số ……., thể hiện khối đèn ở mặt trước (nếu áp dụng, với những chi tiết của đường gờ thấu kính) và tiết diện ngang.

Chú thích –

(1). Số phân biệt quốc gia đã cấp/ cấp mở rộng/ từ chối/ thu hồi chứng nhận.

(2)   Gạch bỏ những gì không áp dụng

(3)     Chỉ dấu phê duyệt được chọn từ bảng dưới đây:

PHỤ LỤC C
(qui định)

YÊU CẦU TỐI THIỂU ĐỐI VỚI QUI TRÌNH KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP CỦA SẢN XUẤT

C.1   Yêu cầu chung

C.1.1   Trong phạm vi của tiêu chuẩn này, những yêu cầu về sự phù hợp được coi là thoả mãn theo quan điểm hình học và cơ học nếu những  sai khác không vượt quá sai lệch tất nhiên trong sản xuất.

C.1.2   Đối với đặc tính quang học, sự phù hợp của đèn sản xuất hàng loạt được chấp nhận nếu, khi thử hiệu quả quang học của một đèn bất kỳ được chọn ngẫu nhiên, các yêu cầu sau được thoả mãn:

C.1.2.1. Không có giá trị được đo nào sai lệch không thuận lợi quá 20% so với giá trị qui định trong tiêu chuẩn này. Đối với giá trị B 50 L (hoặc R) và vùng III, sai lệch không thuận lợi lớn nhất có thể tương ứng là:

B 50 L (hoặc R) 0,2 lux tương đương 20%
  0,3 lux tương đương 30%
Vùng III 0,3 lux tương đương 20%
  0,45 lux tương đương 30%

C.1.2.2  Hoặc nếu

C.1.2.2.1 Đối với chùm sáng gần, giá trị qui định trong tiêu chuẩn này được đáp ứng tại HV (với sai số cho phép là + 0,2 lux) và liên quan tới sự chỉnh đặt đó, tại ít nhất một điểm trong mỗi vùng trên màn đo (cách 25 m) được giới hạn bằng một vòng trong bán kính 15 cm xung quanh điểm B 50 L (hoặc R) (1) (với sai số cho phép là + 0,1 lux), 75 R (hoặc L), 25 R, 25 L, và trong toàn bộ khu vực vùng IV không cao hơn 22,5 cm trên đường 25 R và L;

C.1.2.2.2 .và nếu, đối với chùm sáng xa, HV nằm trong vùng có độ rọi đồng đều là 0,75 Emax, sai số là

+ 20% đối với giá trị lớn nhất và – 20% đối với giá trị nhỏ nhất đối với các giá trị đặc tính quang học tại bất kỳ điểm đo nào được xác định trong 8.10 của tiêu chuẩn này.

Chú thích –  (1)  Chữ trong ngoặc chỉ đèn dùng cho luật giao thông bên tay trái.

C.1.2.3 Nếu các kết quả thử nghiệm được miêu tả ở trên không đáp ứng yêu cầu, có thể thay đổi sự chỉnh thẳng của đèn, miễn là trục của chùm sáng không lệch ngang quá 10  sang bên phải hoặc trái(2)

Chú thích –  (2)  Xem chú thích tương ứng trong phần nội dung chính của tiêu chuẩn này.

C.1.3. “p dụng qui trình sau để kiểm tra sự thay đổi vị trí thẳng đứng của đường ranh giới dưới ảnh hưởng của nhiệt:

Một trong các đèn mẫu được thử theo qui trình mô tả trong E.2.1 của phụ lục E sau khi qua ba lần liên tiếp theo chu trình được mô tả trong E.2.2.2 của phục lục E.

Đèn được chấp nhận nếu r không vượt quá 1,5 mrad.

Nếu giá trị này vượt quá 1,5 mrad nhưng không lớn hơn 2,0 mrad, phải thử một đèn thứ hai. Sau đó giá trị trung bình của các giá trị tuyệt đối ghi được trên cả hai mẫu không được vượt quá 1,5 mrad.

C.1.4   Hệ toạ độ màu phải phù hợp.

Hiệu quả quang học của đèn phát ra ánh sáng vàng chọn lọc phải là các giá trị có trong tiêu chuẩn này nhân với 0,84.

C.2   Yêu cầu tối thiểu đối với việc kiểm tra sự phù hợp của nhà sản xuất

Đối với từng kiểu đèn nhà sản xuất ít nhất phải thực hiện các thử nghiệm sau đây vào những khoảng thời gian thích hợp. Các thử nghiệm được thực hiện theo các qui định trong tiêu chuẩn này.

Nếu bất kỳ mẫu nào không phù hợp với kiểu mà thử nghiệm đề cập đến, phải chọn và kiểm tra các mẫu khác. Nhà sản xuất phải có biện pháp đảm bảo sự phù hợp của quá trình sản xuất có liên quan.

C.2.1   Nội dung kiểm tra

Theo tiêu chuẩn này, kiểm tra sự phù hợp phải bao gồm thử đặc tính quang học và sự thay đổi vị trí thẳng đứng của đường ranh giới dưới ảnh hưởng của nhiệt.

C.2.2   Phương pháp kiểm tra

C.2.2.1   Nói chung, các thử nghiệm được thực hiện theo các phương pháp nêu ra trong tiêu chuẩn này.

C.2.2.2  Trong  bất  kỳ  kiểm  tra  nào  về  sự  phù  hợp  do  nhà  sản  xuất  thực  hiện,  có  thể  sử  dụng  các phương pháp tương đương nếu có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nhà sản xuất có trách nhiệm chứng minh những phương pháp được áp dụng là tương đương với phương pháp được trình bày trong tiêu chuẩn này.

C.2.2.3  Việc áp dụng C.2.2.1 và C.2.2.2 cần phải hiệu chuẩn thường xuyên thiết bị thử và độ chính xác của nó do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

C.2.2.4  Trong mọi trường hợp, phương pháp chuẩn là phương pháp trong tiêu chuẩn này, đặc biệt đối với kiểm tra về hành chính và lấy mẫu.

C.2.3   Phương pháp lấy mẫu

Các mẫu đèn được chọn ngẫu nhiên từ một lô sản phẩm đồng nhất. Lô đồng nhất là một tập hợp các đèn cùng kiểu, được xác định theo phương pháp sản xuất của nhà sản xuất.

Nói chung, sự đánh giá sẽ bao gồm cả việc sản xuất hàng loạt từ những nhà máy riêng lẻ. Tuy nhiên, nhà sản xuất có thể nhóm các hồ sơ liên quan đến cùng một kiểu từ một vài nhà máy hoạt động theo cùng một hệ thống chất lượng và quản lý chất lượng.

C.2.4    Đo và ghi đặc tính quang học

Đèn mẫu phải qua phép đo đặc tính quang học tại những điểm được qui định trong tiêu chuẩn này, trị số đọc được giới hạn đến điểm Emax, HV (3) , HL, HR (4) đối với chùm sáng xa, và điểm B 50 L (hoặc R) HV, 75 R (hoặc L) đối với chùm sáng gần (xem hình vẽ trong phụ lục D).

C.2.5   Chuẩn quyết định khả năng chấp nhận

Nhà sản xuất có trách nhiêm thực hiện nghiên cứu thống kê các kết quả thử và xác định chuẩn quuyết định khả năng chấp nhận sản phẩm của họ để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với việc kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm theo 12.1 của tiêu chuẩn này.

Chuẩn quuyết định khả năng chấp nhận phải sao cho với độ tin cậy là 95%, xác suất nhỏ nhất đạt khi kiểm tra đột xuất theo phụ lục G (lây mẫu lần đầu) là 0,95

Chú thích

(3)   Khi chùm sáng xa được kết hợp với chùm sáng gần, HV trong trường hợp chùm sáng xa phải có cùng điểm đo như trong trường hợp chùm sáng gần.

(4)    HL và HR: các điểm trên đường hh được đặt cách điểm HV 1,125 m tương ứng về bên trái và về bên phải.

PHỤ LỤC D
(tham khảo)

Ví dụ về bố trí dấu hiệu phê duyệt

Hình 1

Đèn liền khối mang dấu hiệu phê duyệt thể hiện ở trên là đèn được phê duyệt ở Hà lan (E4), đáp ứng các yêu cầu của Qui định ECE 05 sửa đổi lần 02 về cả chùm sáng xa và chùm sáng gần (SCR), và được thiết kế chỉ cho luật giao thông bên tay phải.

Chú thích – Số hiệu phê duyệt và (các) kí hiệu bổ sung được đặt gần với vòng tròn và hoặc ở trên hoặc ở dưới chữ E, hoặc về bên phải hoặc bên trái chữ này. Các số của số hiệu phê duyệt ở cùng phía với chữ E và quay mặt về cùng một hướng.

(Các) kí hiệu bổ sung phải đối xứng hoàn toàn với số hiệu phê duyệt.

Tránh dùng chữ số La mã làm số hiệu chứng nhận để không nhầm lẫn với các kí hiệu khác.

Đèn liền khối mang dấu hiệu phê duyệt thể hiện ở trên là đèn được phê duyệt ở Hà lan (E4), đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này đối với chùm sáng xa và chùm sáng gần, và được thiết kế:

Chỉ cho luật giao thông bên tay trái       Cho cả hai hệ thống luật giao thông, bằng cách điều chỉnh đèn theo mong muốn

Đèn liền khối mang dấu hiệu phê duyệt thể hiện ở trên là đèn có kết hợp kính đèn bằng chất dẻo, vật liệu đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn này chỉ đối với chùm tia chiếu gần, và được thiết kế:

Cho cả hai hệ thống luật giao thông Chỉ cho luật giao thông bên tay phải

 

Đèn liền khối mang dấu hiệu phê duyệt thể hiện ở trên là đèn có kết hợp kính đèn bằng chất dẻo, vật liệu đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn này:

Chỉ đối với chùm sáng gần và được thiết kế chỉ cho luật giao thong bên tay trái. Chỉ đối với chùm sáng xa

 

Nhận dạng đèn đáp ứng yêu cầu của Quy định ECE 05

đối với cả chùm sáng xa và chùm sáng gần và được thiết kế chỉ cho luật giao thông chỉ cho luật giao thông bên tay phải

chỉ đối với chùm sáng gần và được thiết kế chỉ cho luật giao thông chỉ cho luật giao thông bên tay phải

Đèn sợi đốt chiếu gần không phát sang đồng thời với đèn sợi đốt chiếu xa và/ hoặc một đèn tổ hợp khác.

Ví dụ đơn giản hoá về dấu hiệu cho

đèn nhóm, đèn kết hợp hoặc đèn tổ hợp

Chú thích

Từ “đèn” dùng trong các hình 10, 11 chỉ đèn nói chung, không chỉ riêng “đèn chiếu sáng phía trước”

Bốn ví dụ ở trên tướng ứng với đèn chiếu sáng mang dấu hiệu phê duyệt liên quan đến:

Đèn vị trí trước được phê duyệt theo Qui định ECE 07, sửa đổi lần 01;

Đèn đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này về chùm sáng gần và chùm sáng xa và được thiết kế cho cả hai

hệ thống luật giao thông và kết hợp kính đèn bằng chất dẻo;

Đèn sương mù trước được phê duyệt theo Qui định ECE 19, sửa đổi lần 02 và kết hợp kính đèn bằng chất dẻo;

Đèn tin hiệu trước loại 1a được phê duyệt theo Qui định ECE 06, sửa đổi lần 02.

MẪU C

Đèn tổ hợp với đèn chiếu sáng phía trước

Ví dụ 1

Ví dụ trên tương ứng với dấu hiệu của kính đèn bằng chất dẻo dùng trên các kiểu đèn chiếu sáng phía trước khác, cụ thể là: hoặc:   đèn chiếu sáng phía trước có chùm sáng gần được thiết kế cho luật giao thông bên tay trái và bên tay phải và chùm sáng xa được phê duyệt ở Đức (E1) phù hợp với yếu cầu của Qui định ECE 05, sửa đổi lần 02), được kết hợp với đèn vị trí trước được phê duyệt phù hợp với Qui định ECE 07, sửa đổi lần 1;

hoặc:   đèn chiếu sáng phía trước có chùm sáng gần được thiết kế cho luật giao thông bên tay tráivà bên tay phải và chùm sáng xa có cường độ sáng nằm trong khoảng giữa 86.250 và 101.250 cadelas (cd), được chứng nhận ở Đức phù hợp với yếu cầu của Qui định ECE 31, sửa đổi lần 02.

Đèn này được tổ hợp với cùng đèn vị trí trước như ở trên;

hoặc thậm chí: các đèn chiếu sáng phía trước kể trên được phê duyệt là đèn đơn.

Thân chính của đèn chiếu sáng phía trước chỉ mang số phê duyệt còn hiệu lực, chẳng hạn:

 

Hình 11.2

Ví dụ trên tương ứng với dấu hiệu của kính đèn được dùng trong cụm hai đèn được chứng nhận ở Đức (E1), gồm một đèn phát ra chùm sáng gần được thiết kế cho cả hai hệ thống luật giao thông và chùm sáng xa đáp ứng các yêu cầu của Qui định ECE 01 và một đèn phát ra chùm sáng xa đáp ứng các yêu cầu của Qui định ECE 05.

 

PHỤ LỤC E
(qui định)

Thử độ ổn định của đặc tính quang học của đèn khi hoạt động

Thử trên đèn hoàn chỉnh

Khi các giá trị đặc tính quang học đã được đo theo các qui định của tiêu chuẩn này tại những điểm  có Emax đối với chùm sáng xa và ở các điểm HV, 50 R, B 50 L đối với chùm sáng gần (hoặc HV, 50L, B 50 R đối với đèn được thiết kế cho luật giao thông theo tay trái), mẫu đèn hoàn chỉnh được thử độ ổn định của đặc tính quang học khi hoạt động. “Đèn hoàn chỉnh” được hiểu là một bộ đèn bao gồm đèn và cả các bộ phận bao quanh thuộc thân đèn, có thể ảnh hưởng đến sự tản nhiệt của nó.

E.1. Thử độ ổn định của đặc tính quang học

Tiến hành thử trong môi trường không khí khô và ổn định ở nhiệt độ xung quanh 230C + 50C, đèn hoàn chỉnh được gắn trên giá thay cho việc lắp đặt chính xác trên xe.

E.1.1. Đèn sạch

Cho đèn hoạt động trong 12 giờ như mô tả trong E.1.1.1 và kiểm tra như qui định trong E.1.1.2.

E.1.1.1   Qui trình thử

Cho đèn hoạt động trong một khoảng thời gian xác định, để:

E.1.1.1.1. (a)   trong trường hợp chỉ phê duyệt một chức năng chiếu sáng (chùm sáng xa hoặc chùm sáng gần), sợi đốt tương ứng được bật sáng trong thời gian qui định,(2)

(b)   trong trường hợp đèn chiếu xa và đèn chiếu tổ hợp với nhau (đèn liền khối sợi đốt đôi):

– Nếu bên xin phê duyệt công bố rằng tại một thời điểm, đèn được sử dụng với một sợi đốt đơn được bật sáng (1), phải tiến hành thử theo điều kiện này, lần lượt cho từng sợi đốt được bật sáng (2)  riêng rẽ trong một nửa thời gian qui định trong E.1.1;

– Trong các trường hợp còn lại (1) (2), đèn phải qua các chu kỳ sau đây cho đến thời gian qui

định là: 15 phút, sợi đốt chùm sáng gần được bật sáng

5 phút, tất cả các sợi đốt được bật sáng.

(c)  trong trường hợp các chức năng chiếu sáng được ghép nhóm, tất cả các chức năng đơn phải được bật sáng đồng thời trong thời gian qui định đối với các chức năng đơn (a) và cũng tính đến việc sử dụng chức năng chiếu sáng tổ hợp (b), theo các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.

E.1.1.1.2.  Điện áp thử

Điện áp được điều chỉnh để cung cấp một công suất cao hơn công suất danh định qui định trong tiêu chuẩn này 15% (26% đối với loại 24V) đối với (các) loại đèn liền khối thông dụng có liên quan.

E.1.1.2. Kết quả thử

E.1.1.2.1. Quan sát

Khi đèn đã ổn định đối với nhiệt độ môi trường xung quanh, kính đèn và kính ngoài nếu có, được lau sạch bằng vải bông ẩm sạch. Sau đó, quan sát; không được có sự móp méo, biến dạng, nứt hoặc thay đổi màu sắc của kính đèn và kính ngoài nếu có phải ghi nhận lại.

E.1.1.2.2. Thử đặc tính quang học

Để đảm bảo tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, các giá trị đo đặc tính quang học được kiểm tra xác nhận tại các vị trí sau:

Chùm sáng gần:

50R – B50L – HV đối với đèn được thiết kế cho luật giao thông bên tay phải

50L – B50R – RV đối với đèn được thiết kế cho luật giao thông bên tay trái

Chú thích

(1)   Khi nhấp nháy đèn, nếu hai sợi đốt đèn được bật sáng đồng thời thì điều này phải không được coi là sự sử dụng đồng thời cả hai sợi đốt một cách bình thường.

(2). Khi đèn thử được ghép nhòm và/ hoặc được tổ hợp với các đèn tín hiệu, các đèn tín hiệu cũng được bật sáng trong quá trình thử. Đối với đèn báo rẽ, nó phải được hoạt động ở chế độ nhấp nháy với tỷ lệ thời gian bật/ tắt xấp xỉ một/ một.

Chùm sáng xa:

Điểm có Emax

Có thể thực hiện một lần chỉnh đặt đích khác, cho phép có biến dạng nhiệt bất kỳ của giá đèn (sự thay đổi vị trí đường giới hạn được bao hàm trong E.2 của phụ lục này);

Cho phép sự sai khác 10% giữa đặc tính quang học và giá trị đo được trước khi thử gồm cả dung sai do qui trình đo đặc tính quang học.

E.1.2. Đèn được làm bẩn

Sau khi thử như  qui định trong E.1.1, phải hoạt động đèn trong một giờ như mô tả trong E.1.1.1  sau khi được chuẩn bị như qui định trong E.1.2.1 và kiểm tra như qui định như trong E.1.1.2

E.1.2.1   Chuẩn bị đèn

E.1.2.1.1  Hỗn hợp thử

Hỗn hợp gồm nước và chất bẩn dùng để phủ lên đèn tính theo trọng lượng gồm: chín phần cát Đi-ô-xít Silic có cỡ hạt rải rác từ 0 đến 100 m, một phần bụi phấn cácbon có cỡ hạt rải rác từ 0 đến 100 m, 0,2 phần NACMC (3)  và một lượng thích hợp nước cất có độ dẫn điện riêng nhỏ hơn 1 mS/m

Hỗn hợp không được để lâu quá 14 ngày.

E.1.2.1.2  Bôi hỗn hợp thử lên đèn

Hỗn hợp thử được phủ đều lên toàn bộ bề mặt phát sáng của đèn và sau đó được để khô. Lặp lại qui trình thử này cho đến khi giá trị độ rọi giảm xuống còn 15 – 20% giá trị đo được đối với mỗi điểm sau đây trong các điều kiện được mô tả trong E.1.1:

Điểm có Emax  trong chùm sáng xa, phân bố đặc tính quang học đối với đèn chiếu xa/ chiếu gần,

Điểm có Emax  trong chùm sáng xa, phân bố đặc tính quang học chỉ đối với đèn chiếu xa,

Chú thích – (3) NACMC  là  đại  diện  của  muối  natri  carboxymethyl  cellulose,  thông  thường  gọi  là  CMC. NACMC dùng trong hỗn hợp bẩn phải có độ thay thế (DS) bằng 0,6-0,7 và độ dính bằng 200-300 cP đối với 2% dung dịch ở 200 C.

50R và 50V (4)  chỉ đối với đèn chiếu gần được thiết kế cho luật giao thông bên tay phải,

50R và 50V (4)  chỉ đối với đèn chiếu gần được thiết kế cho luật giao thông bên tay trái.

E.1.2.1.3. Thiết bị đo

Thiết bị đo tương đương với thiết bị được dùng trong thử phê duyệt đèn.

E.2. Thử sự thay đổi vị trí thẳng đứng của đường ranh giới dưới ảnh hưởng của nhiệt

Thử nghiệm này bao gồm việc kiểm tra xác nhận độ lệch thẳng đứng của đường ranh giới dưới ảnh hưởng của nhiệt không vượt quá giá trị xác định đối với đèn chiếu gần đang hoạt động.

Đèn được thử theo E.1.1  qua thử nghiệm như  được mô tả trong E.2.1 mà không phải tháo ra hoặc điều chỉnh lại so với đồ gá thử nghiệm của nó.

E.2.1. Thử

Tiến hành thử trong môi trường không khí lặng gió và khô ở nhiệt độ xung quanh là 230C + 50C.

Sử dụng đèn kín sản xuất hàng loạt đã qua sử dụng ít nhất một giờ. Đèn phải được hoạt động ở chế độ chiếu gần mà không được tháo rời hoặc điều chỉnh lại so với đồ gá thử nghiệm của nó. (Trong thử nghiệm này, điện áp được điều chỉnh như  được qui định trong E.1.1.1.2). Vị trí của đường ranh giới ở phần nằm ngang của nó ( giữa vv và đường thẳng đứng đi qua điểm B 50L đối với luật giao thông bên tay phải hoặc B

50R đối với luật giao thông bên tay trái) được kiểm tra xác nhận sau khi hoạt động 3 phút (r3) và 60 phút (r60) một cách tương ứng.

Phép đo sự thay đổi của vị trí đường ranh giới như được mô tả trên đây được thực hiện bằng phương pháp bất kỳ cho độ chính xác chấp nhận được và các kết quả có thể tái tạo được.

E.2.2. Kết quả thử

E.2.2.1. Kết quả thử biểu diễn dưới dạng miliradians (mrad) được coi là chấp nhận được khi giá trị tuyệt

đối   rI  = I r3  – r60  I ghi được trên đèn không lớn hơn 1,0 mrad ( rI  < 1,0 mrad).

Chú thích – (4)  Điểm 50 V ở dưới 375 mm so với HV nằm trên đường thẳng đứng v-v trên màn chắn ở khoảng cách 25 m.

E.2.2.2. Tuy nhiên, nếu giá trị này lớn hơn 1,0 mrad nhưng nhỏ hơn 1,5 mrad (1,0 mrad   rI   1,5 mrad), để ổn định vị trí các phần cơ khí của đèn trên giá tượng trưng cho sự lắp đặt chính xác trên xe, đèn thứ hai được thử như mô tả trong E.2.1 sau khi qua ba lần liên tiếp theo chu trình như mô tả dưới đây:

Hoạt động đèn chiếu gần trong một giờ (điện áp được điều chỉnh như qui định trong E.1.1.2), Giai đoạn nghỉ trong một giờ.

Kiểu đèn được chấp nhận nếu giá trị trung bình của giá trị tuyệt đối  rI  đo được trên mẫu thứ nhất và   rII đo được trên mẫu thứ hai không lớn hơn 1,0 mrad

PHỤ LỤC F
(qui định)

YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÈN CÓ KÍNH ĐÈN BẰNG CHẤT DẺO – THỬ KÍNH ĐÈN HOẶC MẪU VẬT LIỆU VÀ THỬ ĐÈN HOÀN CHỈNH

F.1. Yêu cầu kỹ thuật chung

F.1.1. Mẫu thử được cung cấp phù hợp với 4.2.4 của tiêu chuẩn này cần thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật nêu ra trong F.2.1 đến F.2.5 dưới đây.

F.1.2 Hai trong năm mẫu đèn hoàn chỉnh được cung cấp phù hợp với 4.2.3 của tiêu chuẩn này và các kính đèn kết hợp bằng chất dẻo cần thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật về vật liệu kính đèn được nêu ra trong F.2.6 đưới đây.

F.1.2. Các mẫu có kính đèn bằng chất dẻo hoặc mẫu vật liệu, cùng với gương phản xạ sẽ được lắp (nếu áp dụng) cần qua các thử nghiệm phê duyệt theo trình tự thời gian được nêu ra trong F1.1  của phụ lục F – F.1.

F.1.2. Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất đèn có thể chứng minh được sản phẩm đã qua các thử nghiệm được

qui định trong F.2.1 đến F.2.5 dưới đây, hoặc các thử nghiệm phù hợp với một tiêu chuẩn khác, không cần phải lặp lại các thử nghiệm này; chỉ có các thử nghiệm được qui định trong F1.2 của phụ lục F – F.1  là bắt buộc.

F.2. Thử

F.2.1. Thử khả năng chịu sự thay đổi nhiệt độ

F.2.1.1   Tiến hành thử

Ba mẫu mới (kính đèn) qua năm chu trình thay đổi nhiệt độ và độ ẩm (RH = độ ẩm tương đối) tuân theo qui trình sau:

400 20c và 85 – 90% RH trong 3 giờ ;

230 50C và 60 – 75% RH trong 1 giờ ;

– 300 20C trong 15 giờ;

230 50C và 60 – 75% RH trong 1 giờ ;

800 20C trong 3 giờ;

230 50C và 60 – 75% RH trong 1 giờ ;

Trước thử nghiệm này, các mẫu được giữ ở 230  50C và 60 – 75% RH trong ít nhất bốn giờ.

Chú thích – Giai đoạn ở 230C + 50C trong một giờ bao gồm cả khoảng thời gian chuyển tiếp từ một mức nhiệt độ sang mức khác để tránh ảnh hưởng của sự đột biến nhiệt độ.

F.2.1.2   Đo đặc tính quang học

F.2.1.2.1  Phương pháp

Đo đặc tính quang học được tiến hành trên các mẫu trước và sau khi thử. Phép đo này được thực hiện bằng cách dùng đèn chuẩn tại các vị trí sau:

-. B 50 L và 50 R đối với chùm sáng gần của đèn chiếu gần hoặc của đèn chiếu xa/ chiếu gần (B 50 R và 50 L đối với các đèn dùng cho luật giao thông bên tay trái);

-. Đường có Emax  đối với chùm sáng xa của đèn chiếu xa hoặc đèn chiếu xa/ chiếu gần;

E.2.1.2.2. Kết quả

Dao động giữa các giá trị đo được trên mỗi mẫu trước và sau khi thử không quá 10% gồm cả sai lệch cho phép của qui trình đo đặc tính quang học.

E.2.2   Thử khả năng chịu tác nhân không khí và hoá chất

E.2.2.1   Thử khả năng chịu tác nhân không khí

Ba mẫu mới (kính đèn hoặc mẫu vật liệu) được đưa vào bức xạ từ một nguồn có sự phân bố năng lượng quang phổ giống như  của vật thể đen ở nhiệt độ giữa 5.500K và 6.000K. Đặt các bộ lọc thich hợp giữa nguồn  và  mẫu  để  giảm  nhiều  nhất  có  thể  những  bức  xạ  có  bước  sóng  nhỏ  hơn  295  mm  và  lớn  hơn 2.500 mm. Các mẫu được chiếu sáng mạnh với 1200 W/m2  + 200 W/m2  trong một khoảng thời gian đủ để chúng hấp thụ được một năng lượng sáng bằng 4.500 MJ/m2  +  200 MJ/m2. Trong phạm vi xung quanh, nhiệt độ đo được trên tấm đen đặt cùng cùng mức với mẫu phải là 500C + 50C. Để đảm bảo tiếp xúc đều, mẫu được quay tròn xung quanh nguồn bức xạ ở tốc độ trong khoảng 1 đến 5 v/phút.

Mẫu được phun nước cất có dẫn suất nhỏ hơn 1 ms/m ở nhiệt độ 23050C, tuân theo chu trình sau:

Phun   : 5 phút;

Để khô: 25 phút.

F.2.2.2   Thử khả năng chịu tác nhân hoá học

Sau khi tiến hành thử như được mô tả trong F.2.2.1 và đo như được mô tra trong F.2.2.3.1 dưới đây, bề mặt ngoài của ba mẫu đang xét được  xử lý  như  mô tả trong F.2.2.2.2 với  hỗn  hợp thử được xác định  trong F.2.2.2.1 dưới đây.

F.2.2.2.1  Hỗn hợp thử

Hỗn hợp thử bao gồm 61,5% n-heptane, 12,5% toluene, 7,5% ethyl tetratachloride, 12,5% trichloroethylene và 6% xylene (phần trăm thể tích).

F.2.2.2.2  Tác dụng hỗn hợp thử

Nhúng mẩu vải cotton (theo ISO 105) vào hỗn hợp được xác định trong F.2.2.2.1 cho tới khí ướt sũng và trong vòng 10 giây. Tác dụng hỗn hợp lên bề mặt ngoài của mẫu trong mười phút ở áp suất bằng 50 N/cm2, tương đương với một lực 100 N tác dụng lên bề mặt thử 14 x 14 mm.

Trong giai đoạn thử này, mảnh vải được nhúng lại vào hỗn hợp để thành phần của chất lỏng tác dụng là liên tục giống như thành phần của hỗn hợp thử qui định.

Trong giai đoạn tác dụng, cho phép bù áp suất tác dụng lên mẫu để tránh cho mẫu không bị nứt.

F.2.2.2.3  Làm sạch

Vào thời điểm kết thúc tác dụng hỗn hợp thử, mẫu được làm khô trong không khí thoáng và sau đó được rửa sạch bằng dung dịch được mô tả trong F.2.3 ở 230C + 50C (Thử khả năng chịu chất tẩy rửa).

Sau cùng, mẫu được tráng kỹ lại bằng nước cất chứa không nhiều hơn 0,2% tạp chất ở 230 50C và sau  đó được lau khô bằng vải mềm.

F.2.2.3   Kết quả

Sau khi thử khả năng chịu các tác nhân không khí, bề mặt ngoài của mẫu không được nứt, xước, mẻ và biến dạng, và thay đổi trung bình trong truyền dẫn

đo được trên ba mẫu theo qui trình được mô tả trong phụ lụ F – F2 không quá 0,020 ()

F.2.2.3.2. Sau khi thử khả năng chống lại các nhân tố bên ngoài, mẫu không cóvết nhuộm màu của hoá chất có khả năng làm thay đổi sự khuyếch tán liên tục, giá trị dao động trung bình đo được trên ba mẫu theo qui trình được mô tả trong phụ lụ F – F2 không quá 0,020 ()

F.2.3     Thử khả năng chịu chất tẩy và hyđrocarbons

F.2.3.1   Thử khả năng chịu chất tẩy

Bề mặt ngoài của ba mẫu (kính đèn hoặc mẫu vật liệu) được làm nóng đến 500C + 50C và sau đó được ngâm  vào  một  hỗn  hợp  gồm  là  99  phần  là  nước  cất  chứa  không  quá  0,02% tạp chất và một phần là alkylaryl sulphonate trong năm phút ở 230 50C .

Khi kết thúc thử, mẫu được làm khô ở 50050C. Lau sạch bề mặt của mẫu bằng vải ẩm.

F.2.3.2   Thử khả năng chịu hy-đrô các bon

Sau đó, bề mặt ngoài của ba mẫu này được lau nhẹ trong một phút bằng vải bông ngâm trong hỗ hợp gồm 70% n-heptane và 30% toluene (phần trăm thể tích) và tiếp đó được phơi khô ở nơi thông thoáng.

F.2.3.3   Kết quả

Sau khi hoàn thành hai thử nghiệm trên, giá trị giao động trung bình của hệ số truyền sáng

 đo được trên ba mẫu theo qui trình được mô tả trong phụ lụ F – F2 không quá 0,010( 

F.2.4. Thử khả năng chịu mòn cơ học.

F.2.4.1   Phương pháp thử mòn cơ học

Bề mặt ngoài của ba mẫu mới nhất (kính đèn) đều phải qua thử hao mòn cơ học bằng phương pháp được mô tả trong phục lục F – F3.

F.2.4.2   Kết quả

đo được theo qui trình được mô tả trong phụ lụ F – F2, phần được qui định trong F.2.2.4. Giá trị trung bình của ba mẫu phải sao cho:  tm  < 0,100;             dm  < 0,050.

F.2.5. Thử độ bám dính của lớp phủ ngoài, nếu có

F.2.5.1   Chuẩn bị mẫu

Vùng bề ngoài lớp phủ kính đèn có diện tích 20 mm x 20 mm được cắt bằng lưỡi dao cạo hoặc mũi kim tạo thành lưới ô vuông xấp xỉ 2 mm x 2 mm. “p lực trên lưỡi dao hoặc mũi kim đủ để cắt được ít nhất lớp phủ ngoài.

F.2.5.2   Mô tả phép thử

Dùng băng dính có kích thước chiều rộng ít nhất bằng 25 mm với lực bám dính bằng 2 N/(cm ngang) + 20% được đo trong điều kiện chuẩn theo qui định trong phụ lục F – F4. Băng dính này được ấn tỳ vào bề mặt được chuẩn bị như qui định trong F.2.5.1 ít nhất trong 5 phút.

Tiếp đó, đầu cuối băng dính chịu lực căng sao cho lực bám dính vào bề mặt đang xét cần bằng với lực vuông góc với bề mặt này. Trong giai đoạn này, băng được gỡ ra ở tốc độ không đổi là 1,5 m/s + 0,2 m/s.

F.2.5.3   Kết quả

Không được có hư hỏng rõ ràng nào trong vùng lưới. Cho phép có hư hỏng tại chỗ giao nhau của các hình vuông, miễn là vùng hư hỏng không quá 15% bề mặt lưới.

F.2.6. Thử đèn hoàn chỉnh có kính đèn bằng chất dẻo

F.2.6.1   Thử khả năng chịu mòn cơ học của bề mặt kính đèn

F.2.6.1.1  Tiến hành thử

Kính đèn của đèn mẫu số 1 qua thử như mô tả trong F.2.4.1.

F.2.6.1.2  Kết quả

Sau khi thử, kết quả phép đo đặc tính quang học thực hiện trên đèn theo tiêu chuẩn này không được vượt quá 30% lớn hơn giá trị lớn nhất theo qui định tại điểm B 50 L và HV và không quá 10% nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất theo qui định tại điểm 75 R (trong trường hợp đèn dùng cho luật giao thông bên tay trái, các điểm được xét là B 50 R, HV và 75 L).

F.2.6.2   Thử độ bám dính của lớp phủ, nếu có

Các kính đèn của đèn mẫu số 2 được thử theo mô tả trong F.2.5.

F.3       Kiểm tra xác nhận sự phù hợp của sản xuất

F.3.1     Về vật liệu dùng để sản xuất thấu kính, đèn trong lô được công nhận là phù hợp với tiêu chuẩn này nếu:

F.3.1.1   Sau khi thử khả năng chịu các tác nhân hoá học và thử khả năng chịu chất tẩy và hy-đrô các bon, bề mặt ngoài của mẫu không để lộ vết nứt, sứt mẻ hoặc biến dạng nhìn thấy được (xem F.2.2.2, F.2.3.1 và F.2.3.2);

F.3.1.2   Sau khi thử như mô tả trong F.2.6.1.1, giá trị đặc tính quang học tại điểm đo được xét đến trong

F.2.6.1.2 nằm trong giới hạn qui định cho sự phù hợp của sản xuất theo tiêu chuẩn này.

F.3.2     Nếu kết quả thử không thoả mãn yêu cầu, các thử nghiệm được lặp lại trên một mẫu đèn khác được chọn ngẫu nhiên.

PHỤ LỤC F – F1

TRÌNH TỰ THỬ PHÊ DUYỆT THEO THỜI GIAN

F1.1. Thử vật liệu dẻo (kính đèn hoặc mẫu vật liệu theo 4.2.4 của tiêu chuẩn này)

Số

TT

Mẫu

Thử

Kính đèn hoặc mẫu vật liệu Kính đèn
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1.1 Đặc  tinh  quang  học  giới  hạn (F.2.1.2)                   X X X  
1.1.1 Thay đổi nhiệt độ (F.2.1.1)                   X X X  
1.1.2 Đặc  tính  quang  học  giới  hạn (F.2.1.2)                   X X X  
1.2.1 Đo hệ số truyền sáng X X X X X X X X X        
1.2.2 Đo hệ số khuyếch tán X X X       X X X        
1.3 Tác nhân không khí (F.2.2.1) X X X                    
1.3.1 Đo hệ số truyền sáng X X X                    
1.4 Tác nhân hoá học (F.2.2.2) X X X                    
1.4.1 Đo hệ số khuyếch tán X X X                    
1.5 Chất tẩy (F.2.3.1)       X X X              
1.6 Hy-đrô các bon (F.2.3.2)       X X X              
1.6.1 Đo hệ số truyền sáng       X X X              
1.7 Mòn (F.2.4.1)             X X X        
1.7.1 Đo hệ số truyền dẫn             X X X        
1.7.2 Đo hệ số khuyếch tán             X X X        
1.8 Độ bám dính (F.2.5)                         X

F1.2. Thử đèn hoàn chỉnh (được cung cấp theo 4.2.3 của tiêu chuẩn này)

Số TT Thử Đèn hoàn chỉnh
Mẫu số
1 2
2.1 Mòn (F.2.6.1.1) x  
2.2 Đặc tính quang học (F.2.6.1.2) x  
2.3 Bám dính (F.2.6.2) x x

 

PHỤ LỤC F – F2

PHƯƠNG PHÁP ĐO HỆ SỐ KHUYẾCH TÁN VÀ HỆ SỐ TRUYỀN SÁNG

 

F2.1. Thiết bị (Xem hình F.1)

Chùm sáng của ống chuẩn trực K có nửa góc phân kỳx 10-4  rd bị chắn bởi màn Dcó độ mở 6 mm tỳ vào giá chuẩn.

Thấu kính hội tụ không màu L2  hiệu chỉnh quan sai hình cầu, nối màn DT  với thiết bị nhận R; đường kính thấu kính L2  phải sao cho thấu kính L2không chắn ánh sáng khuyếch tán bởi mẫu theo hình nón với góc nửa đỉnh /2 = 140.

D

Màn chắn hình vành khuyên DD= 1kính L2.và max/2 = 12được đặt ở mặt phẳng tiêu cự của thấu

Phần giữa không trong suốt của màn chắn cần thiết để loại trừ ánh sáng đến trực tiếp từ nguồn sáng. Phần giữa của màn chắn có thể được dịch chuyển xa khỏi chùm sáng theo cách mà màn chắn có thể trở lại đúng

vị trí ban đầu.

Khoảng cách L2  D và độ dài tiêu cự F2 toàn thiết bị nhận R. (1) của thấu kính L2  được chọn để hình ảnh của DT  bao phủ hoàn

Khi giá trị ban đầu của thông lượng tới đạt 1000 đơn vị, độ chính xác tuyệt đối của mỗi giá trị đọc được phải nhỏ hơn 1 đơn vị.

2

Chú thích – (1)  Đối với L , nên dùng khoảng cách tiêu cự khoảng 80 mm.F2.2. Đo

Lấy các giá trị đọc như sau:

Giá trị đọc Mẫu Phần giữa của DD Số lượng đặc trưng
T1 Không Không Thông lượng tới ở giá trị đọc ban đầu
T2 Có (trước khi thử) Không Thông lượng truyền qua mẫu mới ở môi trường 240C
T3 Có (sau khi thử) Không Thông lượng truyền qua mẫu đã thử ở môi trường 240C
T4 Có (trước khi thử) Thông lượng khuyếch tán qua mẫu mới
T5 Có (sau khi thử) Thông lượng khuyếch tán qua mẫu đã thử.

 

PHỤ LỤC F – F3

PHƯƠNG PHÁP THỬ PHUN

F3.1. Thiết bị thử

F3.1.1 Súng phun

Súng phun sử dụng là thiết bị với vòi phun có đường kính 1,3 mm cho phép lưu lượng dòng chất lỏng là 0,24  0,02 l/phút ở áp suất làm việc 6,0 bar (- 0, + 0,5 bar).

Trong điều kiện làm việc này, hình quạt đạt được trên bề mặt có hư hỏng phải có đường kính là 170 mm   50 mm ở khoảng cách 380 mm   10 mm phía trước vòi phun.

F3.1.2 Hỗn hợp thử

Hỗn hợp thử gồm:

Muối silic có độ cứng 7 đơn vị Mohr, cỡ hạt từ 0 đến 0,2 mm và phân bố đều hoàn toàn, hệ số góc từ 1,8 đến 2;

Nước cứng không vượt quá 205 g/m3  đối với hỗn hợp gồm 25 g muối trong 1 lít nước.

F3.2. Thử

Bề mặt ngoài của kính đèn chịu tác dụng của tia muối phun ra như mô tả ở trên một hoặc nhiều lần. Tia được phun ra gần như vuông góc với bề mặt thử.

Hư hỏng được kiểm tra bằng cách đặt một hoặc nhiều mẫu kính chuẩn gần với kính đèn được thử. Hỗn hợp được  phun  cho  đến  khi  biến  đổi  hệ  số  khuyếch  tán  ánh  sáng  trên  mẫu  hoặc  các  mẫu  đo  được  baừng phương pháp miêu tả trong phụ lục F – F2 như sau:

Một vài mẫu chuẩn có thể được dùng để kiểm tra xem toàn bộ bề mặt thử có bị hư hỏng đều hay không.

PHỤ LỤC F – F4

THỬ ĐỘ BÁM DÍNH CỦA BĂNG DÍNH

F4.1. Mục đích

Phương pháp này cho phép xác định lực bám dính thẳng của băng dính vào tấm kính.

F4.2. Nguyên tắc

Đo lực cần thiết để bóc tách băng dính khỏi tấm kính ở góc 900.

F4.3  Điều kiện môi trường không khí

Điều kiện môi trường xung quanh là 230C + 50C và độ ẩm tương đối (RH) 65% + 15%.

F4.4. Mẫu thử

Trước khi thử, cuộn băng dính mẫu được đặt trong điều kiện không khí qui định (xem F4.3) trong 24 giờ.

Năm mẫu thử, mỗi mẫu dài 400 mm được thử từ mỗi cuộn. Các mẫu thử này được lấy từ cuộn băng sau khi bỏ ba vòng đầu.

F4.5. Qui trình

Thử trong điều kiện môi trường xung quanh được qui định trong F4.3

Lấy năm mẫu băng dính thử trong khi nhả xoay tròn cuộn băng dính ở tốc độ xấp xỉ 300 mm/s, sau đó tác dụng trong 15 giây theo cách sau:

Dán băng dính vào tấm kính mạnh dần với ngón tay chà nhẹ theo chiều dọc, áp lực không quá mạnh sao cho không còn bong bóng khí ở giữa băng và đĩa kính.

Để nguyên ở điều kiện môi trường xung quanh qui định trong 10 phút.

Bóc  mẫu  băng  dính  thử  khỏi  đĩa  khoảng  25  mm  trong  mặt  phẳng  vuông  góc  với  trục  của  mẫu  băng dính thử.

Cố định tấm kính và gấp nếp đầu tự do của băng dính ở 900. Tác dụng lực sao cho đường ranh giới giữa băng dính và tấm kính vuông góc với lực này và vuông góc với tấm kính.

Kéo để bóc rời băng dính ở tốc độ 300 mm/s + 30 mm/s và ghi lại giá trị lực cần để bóc băng dính.

F4.6. Kết quả

Sắp xếp năm giá trị đạt được theo thứ tự và giá trị ở giữa được lấy làm kết quả đo.Giá trị này được tính bằng N/cm chiều rộng băng.

PHỤ LỤC G
(qui định)

Yêu cầu tối thiểu đối với việc lấy mẫu của thanh tra viên

G.1. Yêu cầu chung

G.1.1   Các yêu cầu về sự phù hợp được coi là thoả mãn về mặt cơ học và hình học theo những yêu cầu của tiêu chuẩn này nếu những sai khác không vượt quá sai lệch tất nhiên trong sản xuất.

G.1.2   Đối với đặc tính quang học, sự phù hợp của các đèn được sản xuất hàng loạt được chấp nhận nếu, khi thử đặc tính quang học của đèn bất kỳ được chọn ngẫu nhiên, các yêu cầu sau được thoả mãn:

G.1.2.1. Sai lệch không thuận lợi của giá trị đo không vượt quá 20% giá trị qui định trong tiêu chuẩn này.

Đối với giá trị B 50 L (hoặc R) và vùng III, sai lệch lớn nhất lần lượt là:

 

B 50 L (hoặc R) : 0,2 lux tương đương 20%
  0,3 lux tương đương 30%
Vùng III: 0,3 lux tương đương 20%
  0,45 lux tương đương 30%

G.1.2.2  hoặc nếu

G.1.2.2.1. Đối với chùm sáng gần, đáp ứng các giá trị qui định trong tiêu chuẩn này tại HV (với sai số cho phép là 0,2 lux) và liên quan đến chỉnh đặt đích, ít nhất một điểm trong mỗi khu vực giới hạn trên màn đo (với dung sai 0,1 lux), 75 R (hoặc L), 25 R, 25 L và trong toàn bộ khu vực vùng IV nằm trên đường 25 R và

25 L không quá 22,5 cm;

G.1.2.2.2. và nếu, đối với chùm sáng xa, HV nằm trong phạm vi có độ rọi đồng đều 0,75Emax, cho phép sai số của giá trị đặc tính quang học quan sát được là + 20% đối với giá trị lớn nhất và – 20% đối với giá trị nhỏ nhất tại điểm đo bất kỳ được qui định trong 8.10 của tiêu chuẩn này. Không tính đến số qui đổi chuẩn.

G.1.2.3  Nếu kết quả thử theo mô tả ở trên không đáp ứng yêu cầu, sự điều chỉnh đèn có thể được thay đổi, miễn là trục của chùm sáng không lệch ngang quá 10  sang bên phải hoặc bên trái.

G.1.2.4  Loại bỏ những đèn có khuyết tật bên ngoài.

G.1.2.5  Loại bỏ số qui đổi chuẩn.

G.1.3   Hệ toạ độ màu phải phù hợp

Đặc tính quang học của đèn phát ra ánh sáng vàng chọn lọc là giá trị trong tiêu chuẩn này nhân với 0,84.

G.2   Lấy mẫu lần đầu

Trong lần lấy mẫu đầu tiên, bốn đèn được chọn ngẫu nhiên. Hai đèn đầu tiên được đánh dấu A, hai đèn còn lại được đánh dấu B.

G.2.1   Sự phù hợp được chấp nhận

G.2.1.1  Sau qui trình lấy mẫu được thể hiện trong hình G.1 của phụ lục này, sự phù hợp của đèn sản xuất hàng loạt được chấp nhận nếu độ lệch của giá trị đo được của đèn theo hướng không thuận lợi là:

G.2.1.1.1. mẫu A

Trường hợp  A1: một đèn 0%

một đèn không lớn hơn 20% Trường hợp A2: cả hai đèn lớn hơn            0% nhưng không lớn hơn 20% chuyển sang mẫu B

G.2.1.1.2. mẫu B

Trường hợp  B1: cả hai đèn 0% G.2.1.2  hoặc nếu thoả mãn điều kiện trong F7.1.2. đối với mẫu A. G.2.2   Sự phù hợp không được chấp nhận

G.2.2.1  Theo qui trình lấy mẫu được thể hiện trong hình G.1 của phụ lục này, sự phù hợp của đèn sản xuất hàng loạt không được chấp nhận và nhà sản xuất phải điều chỉnh việc sản xuất của mình nếu sai lệch của giá trị đo được của đèn là:

G.2.2.1.1. mẫu A

 

Trường hợp A3: một đèn không lớn hơn 0%
  một đèn lớn hơn 20%
  nhưng không lớn hơn 30%

G.2.2.1.2. mẫu B

Trường hợp B2: trong trường hợp A2

một đèn lớn hơn 0%

nhưng không lớn hơn    20%

 

 

 

50

 

 

 

một đèn không lớn hơn 20% Trường hợp B3:     trong trường hợp của A2

một đèn            0% một đèn không lớn hơn       20% nhưng không lớn hơn        30%

G.2.2.2  hoặc nếu không thoả mãn các điều kiện trong F7.1.2.2 đối với mẫu A

G.2.3   Thu hồi phê duyệt (tham khảo)

Sự phù hợp không được chấp nhận và chứng nhận phê duyệt kiểu phải bị thu hồi nếu theo qui trình lấy mẫu theo hình G.1 của phụ lục này, độ lệch của giá trị đo được của đèn là:

G.2.3.1  mẫu A

Trường hợp A4: một đèn không lớn hơn 20%
  một đèn lớn hơn 30%

Trường hợp A5 tất cả đèn lớn hơn. 20%

G.2.3.2  mẫu B

Trường hợp B4: trong trường hợp của A2

một đèn không lớn hơn 0%

nhưng không lớn hơn  20%

một đèn lớn hơn 20% Trường hợp B5: trong trường hợp của A2

tất cả các đèn lớn hơn 20% Trường hợp B6: trong trường hợp của A2

một đèn 0%

một đèn lớn hơn 30%

G.2.3.3  hoặc nếu không thoả mãn các điều kiện của F7.1.2.2 đối với mẫu A và B.

G.3 Lấy mẫu lại

Trong các trường hợp A3, B2, B3 phải mẫu lại, mẫu thứ ba C gồm hai đèn và mẫu thứ tư D gồm hai đèn

được chọn từ kho sản phẩm sau khi điều chỉnh và được lưu lại hai tháng kể từ khi thông báo.

G.3.1   Sự phù hợp được chấp nhận

G.3.1.1  Theo qui trình lấy mẫu được trình bày trong hình G.1 của phụ lục này, sự phù hợp của đèn sản xuất hàng loạt được chấp nhận nếu sai lệch của các giá trị đo của đèn là:

G.3.1.1.1. mẫu C

Trường hợp C1: một đèn  0% Một đèn không lớn hơn 20%

Trường hợp C2: Tất cả các đèn lớn hơn 0% nhưng không lớn hơn 20% sang mẫu D

G.3.1.1.2. mẫu D

Trường hợp D1: trong trường hợp của C2

Tất cả các đèn 0%

G.3.1.2  hoặc nếu thoả mãn các điều kiện của F7.1.2.2 đối với mẫu C.

G.3.2   Sự phù hợp không được chấp nhận

G.3.2.1  Theo qui trình lấy mẫu được trình bày trong hình G.1 của phụ lục này, sự phù hợp của đèn sản xuất hàng loạt không được chấp nhận và nhà sản xuất phải điều chỉnh việc sản xuất của mình nếu sai lệch của các giá trị đo của đèn là:

G.3.2.1.1. mẫu D

Trường hợp D2: trong trường hợp của C2

một đèn lớn hơn 0% nhưng không lớn hơn 20% một đèn không lớn hơn 20%

G.3.2.1.2 hoặc nếu thoả mãn các điều kiện của F7.1.2.2 đối với mẫu C.

G.3.3   Thu hồi phê duyệt (tham khảo)

Sự phù hợp không được chấp nhận và thu hồi chấp nhận phê duyệt kiểu nếu theo qui trình lấy mẫu trên hình G.1 của phụ lục này, sai lệch của các giá trị đo của đèn là:

G.3.3.1 mẫu C

Trường hợp C3: một đèn không lớn hơn            20% Một đèn lớn hơn    20%

Trường hợp C4: tất cả các đèn lớn hơn  20%

G.3.3.2. mẫu D

Trường hợp D3: trong trường hợp của C2

Một đèn bằng 0% hoặc lớn hơn 0% Một đèn lớn hơn      20%

G.3.3.3 .hoặc nếu thoả mãn các điều kiện trong F7.1.2.2 đối với mẫu C và D.

G.4. Thay đổi vị trí thẳng đứng của đường ranh giới

“ap dụng qui trình sau để kiểm tra xác nhận sự thay đổi vị trí thẳng đứng của đường ranh giới dưới ảnh hưởng của nhiệt:

Một trong các đèn của mẫu A sau qui trình thử trên hình G.1 của phục lục này được thử theo qui trình mô tả trong E.2.1 phụ lục E sau khi qua ba lần liên tiếp theo chu trình được mô tả trong E.2.2.2 của phụ lục E.

Đèn được chấp nhận nếu r không vượt quá 1,5 mrad.

Nếu giá trị này vượt quá 1,5 mrad nhưng không lớn hơn 2,0 mrad, đèn thứ hai của mẫu A phải qua thử nghiệm, sau đó trị số trung bình của các giá trị tuyệt đối ghi ốch cả hai mẫu không quá 1,5 mrad. Nếu không tuân theo giá trị 1,5 mrad trên mẫu A, hai đèn của mẫu B phải qua qui trình tương tự và giá trị r đối với mẫu đèn không quá 1,5 mrad.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7224:2002 VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC LIỀN KHỐI CỦA XE CƠ GIỚI CÓ CHÙM SÁNG GẦN HOẶC CHÙM SÁNG XA HOẶC CẢ 2 KHÔNG ĐỐI XỨNG – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN7224:2002 Ngày hiệu lực 15/01/2003
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 25/03/2003
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 31/12/2002
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản