TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7226:2002 VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – LỐP HƠI ÔTÔ CON VÀ MOÓC KÉO THEO – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HANH
TCVN 7226 : 2002
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – LỐP HƠI Ô TÔ CON VÀ MOÓC KÉO THEO – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles – Pneumatic tyres for private (passenger) cars and their trailers – Requirements and test methods in type approval
Lời nói đầu
TCVN 7226 : 2002 được biên sọan trên cơ sở Quy định ECE 30-07.
TCVN 7226 : 2002 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông
đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu và phương pháp thử đối với lốp hơi mới (sau đây gọi tắt là lốp) của ô tô con và moóc kéo theo, không áp dụng đối với lốp được thiết kế cho:
– Xe đời quá cũ.
– Xe đua thể thao.
Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho lốp được sử dụng ở vận tốc trên 300 km/h.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:
2.1. Kiểu lốp (Type of pneumatic tyre): Một loại lốp, trong đó các lốp không khác nhau về các điểm chủ yếu như:
– Tên hoặc nhãn hiệu thương mại;
– Ký hiệu kích cỡ lốp;
– Phạm vi sử dụng: lốp thông thường (đi trên đường) hoặc lốp đi tuyết hoặc lốp sử dụng tạm thời);
– Cấu trúc (lớp mành chéo (nghiêng), chéo có đai, lớp mành hướng tâm);
– Ký hiệu cấp tốc độ;
– Chỉ số khả năng chịu tải;
– Mặt cắt ngang (Profin).
2.2. Lốp đi tuyết (Snow tyre): Lốp có hoa lốp và cấu trúc được thiết kế chủ yếu để đảm bảo hiệu quả làm việc tốt hơn lốp thông thường trong điều kiện bùn và tuyết non hoặc tuyết tan. Hoa lốp của lốp đi tuyết thường bao gồm các đường rãnh (gân) và/hoặc các khối đặc cách nhau rộng hơn lốp thông thường.
2.3. Cấu trúc lốp (Structure): Các đặc trưng kỹ thuật của xương lốp. Cấu trúc lốp được phân biệt chi tiết như sau:
2.3.1 Lớp mành chéo hoặc nghiêng (Diagonal or bias-ply): Dạng cấu trúc lốp, trong đó những sợi mành kéo dài tới mép lốp và được đặt nghiêng so với đường tâm mặt hoa lốp các góc so le, phần lớn nhỏ hơn 900.
2.3.2. Chéo có đai (bias-belted): Dạng cấu trúc lốp kiểu lớp mành chéo (nghiêng), trong đó xương lốp bị giới hạn bởi một vành đai gồm hai hoặc nhiều lớp vật liệu sợi mành không dãn được đặt thành các góc so le gần giống như góc của xương lốp.
2.3.3 Lớp mành hướng tâm (Radial ply): Dạng cấu trúc lốp, trong đó những sợi mành kéo dài tới mép lốp và được đặt vuông góc với đường tâm mặt hoa lốp, xương lốp được giữ ổn định chủ yếu bằng một đai bao quanh không dãn.
2.3.4. Gia cường (Reinforced): Dạng cấu trúc lốp trong đó xương lốp có độ bền lớn hơn xương của lốp tiêu chuẩn tương ứng.
2.3.5. Lốp dự phòng sử dụng tạm thời (Temporary use spare tyre): Lốp khác so với lốp được lắp trên bất kỳ xe nào chạy ở điều kiện lái bình thường và chỉ dùng tạm thời trong những điều kiện lái nhất định.
2.3.6. Lốp dự phòng sử dụng tạm thời kiểu T (T-type temporary use spare tyre): Một kiểu lốp dự phòng sử dụng tạm thời được thiết kế để sử dụng ở áp suất bơm căng cao hơn của lốp tiêu chuẩn và lốp gia cường.
2.4. Mép lốp (Bead): Bộ phận của lốp có hình dạng và cấu trúc sao cho lắp vừa với vành và giữ lốp trên vành1/.
Chú thích -1/ Xem minh hoạ trong hình 1.
2.5. Sợi mành (Cord): Những sợi dây tạo nên kết cầu lớp mành trong lốp 1/.
2.6. Lớp mành (Ply): Lớp gồm những sợi mành song song được bọc cao su 1/.
2.7. Xương lốp (Carcass): Bộ phận của lốp, chịu tải khi được bơm căng nhưng không phải là mặt hoa lốp và các thành bên bằng cao su 1/.
2.8. Mặt hoa lốp (Tread): Bộ phận của lốp, tiếp xúc với mặt đường 1/.
2.9. Thành bên (Side wall): Phần lốp nằm giữa mặt hoa lốp và mép lốp 1/.
2.10 Vùng thấp của lốp (Lower area of tyre): Vùng nằm giữa điểm trên chiều rộng lớn nhất của mặt cắt lốp và vùng được che bởi mép vành1/.
2.11 Rãnh hoa lốp (Tread groove): Rãnh giữa các gân hoặc các gờ liền kề của hoa lốp 1/.
2.12 Chiều rộng mặt cắt (Section width): Khoảng cách thẳng giữa mặt ngoài các thành bên của lốp đã được bơm căng, ngoại trừ những điểm nhô cao do việc ghi nhãn (đánh dấu), sự trang trí và đai bảo vệ hoặc gân lốp 1/.
2.13 Chiều rộng toàn bộ (Overall width): Khoảng cách thẳng giữa mặt ngoài các thành bên của lốp đã được bơm căng, gồm cả những điểm nhô cao do việc ghi nhãn (đánh dấu), sự trang trí và đai bảo vệ hoặc gân lốp 1/ .
2.14 Chiều cao mặt cắt (Section height): Khoảng cách bằng một nửa hiệu số giữa đường kính ngoài của lốp và đường kính danh nghĩa của vành 1/.
2.15 Tỷ lệ mặt cắt danh nghĩa (Nominal aspect ratio (Ra)): Một trăm lần tỷ số của số biểu thị chiều cao mặt cắt danh nghĩa theo mm và số biểu thị chiều rộng mặt cắt danh nghĩa theo mm.
2.16 Đường kính ngoài (Outer diameter): Đường kính toàn bộ của lốp mới đã được bơm căng.1/
2.17 Ký hiệu cỡ lốp (Tyre-size designation): Ký hiệu thể hiện:
2.17.1. Chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt. Chiều rộng này phải được biểu thị bằng mm, ngoại trừ trường hợp những kiểu lốp có ký hiệu kích cỡ được ghi trong cột đầu tiên của các bảng trong phụ lục E của tiêu chuẩn này;
Chú thích – 1/ Xem minh họa trong hình 1.
2.17.2. Tỷ lệ mặt cắt danh nghĩa, ngoại trừ trường hợp những kiểu lốp nhất định có ký hiệu cỡ lốp được ghi trong cột đầu tiên của các bảng trong phụ lục E của tiêu chuẩn này.
2.17.3. Số quy ước biểu thị đường kính danh nghĩa của vành và một cách tương ứng được biểu diễn bằng in-sơ (những số dưới 100) hoặc bằng mm (những số trên 100).
2.71.4.Chữ T đứng trước chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt trong trường hợp của lốp dự phòng sử dụng tạm thời kiểu T;
2.18 Đường kính danh nghĩa của vành (Nominal rim diameter): Đường kính của vành dùng để thiết kế lốp lắp trên đó.
2.19 Vành (Rim): Bộ phận đỡ cụm lốp và săm hoặc lốp không săm và mép lốp tỳ trên đó 1/.
2.20 Vành lý thuyết (Theoretical rim): Vành tưởng tượng mà chiều rộng của nó bằng x lần chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt lốp. Giá trị x do nhà sản xuất lốp xác định. Chú thích – 1/ Xem minh hoạ trong hình 1.
2.21 Vành đo (Measuring rim): Vành mà trên đó lốp cần được lắp vừa để thực hiện các phép đo kích cỡ.
2.22 Vành thử (Test rim): Vành mà trên đó lốp được lắp vừa để thử.
2.23 Bong tróc (Chunking): Sự tách rời các mảnh cao su khỏi hoa lốp.
2.24 Bong sợi mành (Cord separation): Sự tách rời các sợi mành khỏi vỏ bọc cao su của chúng.
2.25 Bong lớp mành (Ply separation): Sự tách rời của các lớp liền kề.
2.26 Bong hoa lốp (Tread separation): Sự tách rời hoa lốp khỏi xương lốp.
2.27 Dấu chỉ báo mòn mặt hoa lốp (Tread-wear indicators): Những mẩu lồi bên trong rãnh hoa lốp, được thiết kế để chỉ báo độ mòn của mặt hoa lốp khi quan sát bằng mắt.
2.28 Chỉ số khả năng chịu tải (Load-capacity index): Con số thể hiện tải trọng lớn nhất mà lốp có thể chịu được. Bảng các chỉ số này và tải trọng lớn nhất tương ứng được nêu trong phụ lục D của tiêu chuẩn này.
2.29. Cấp tốc độ (Speed category): Tốc độ tối đa mà lốp có thể chịu được, biểu thị bằng ký hiệu cấp tốc độ (xem bảng 1 dưới đây).
Bảng 1 – Ký hiệu cấp tốc độ
Ký hiệu cấp tốc độ | Tốc độ tương ứng (km/h) |
L
M N P Q R S T U H V W Y |
120
130 140 150 160 170 180 190 200 210 240 270 300 |
2.30 Rãnh chính (Principal grooves): Các rãnh rộng ở trung tâm hoa lốp, chiếm khoảng 3/4 chiều rộng mặt hoa lốp.
2.31 Mức tải cực đại (Maximum Load Rating): Khối lượng lớn nhất mà lốp chịu được.
2.31.1 Với tốc độ không vượt quá 210 km/h, mức tải cực đại không được vượt quá giá trị tương ứng với chỉ số khả năng chịu tải của lốp.
2.31.2 Với tốc độ lớn hơn 210 km/h, nhưng không quá 240 km/h, (những lốp được phân loại với ký hiệu cấp tốc độ V), mức tải cực đại không được vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị tương ứng với chỉ số khả năng chịu tải của lốp được chỉ ra trong bảng 2, có tính đến khả năng tốc độ của xe mà lốp được lắp vào.
Bảng 2 – Tỷ lệ phần trăm tải so với mức tải cực đại ở các tốc độ xe từ 215 km/h đến 240 km/h
Tốc độ tối đa (km/h) |
Tải (%) |
215 220 225 230 235 240 |
98.5 97 95.5 94 92.5 91 |
Ở những tốc độ trung gian, cho phép dùng nội suy tuyến tính theo mức tải cực đại.
2.31.3 ! tốc độ lớn hơn 240 km/h (lốp được phân loại với ký hiệu cấp tốc độ ‘W’) mức tải cực đại không được vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị tương ứng với khả năng chịu tải của lốp, được chỉ ra trong bảng 3 dưới đây, có tính đến khả năng tốc độ của xe mà lốp được lắp vào.
Bảng 3 – Tỷ lệ phần trăm tải so với mức tải cực đại ở các tốc độ xe từ 240 km/h đến 270 km/h
Tốc độ tối đa (km/h) |
Tải (%) |
240 250 260 270 |
100 95 90 85 |
ở những tốc độ trung gian, cho phép dùng nội suy tuyến tính theo mức tải cực đại.
2.31.4 ! tốc độ lớn hơn 270 km/h (lốp được phân loại với ký hiệu cấp tốc độ ‘Y’) mức tải lớn nhất không được vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị tương với khả năng chịu tải của lốp, được chỉ ra trong bảng 4 dưới đây, có xét đến khả năng tốc độ của xe mà lốp được lắp vào.
Bảng 4 – Tỷ lệ phần trăm tải so với mức tải cực đại ở các tốc độ xe từ 270 km/h đến 300 km/h
Tốc độ tối đa (km/h) | Tải (%) |
270 280 290 300 |
100 95 90 85 |
ở những tốc độ trung gian, cho phép dùng nội suy tuyến tính theo mức tải cực đại.
3. Ghi nhãn
3.1. Trên cả hai thành bên trong trường hợp lốp đối xứng và ít nhất trên thành bên phía ngoài trong trường hợp lốp không đối xứng của lốp trình phê duyệt phải có:
3.1.1. Tên hoặc nhãn hiệu thương mại.
3.1.2. Ký hiệu kích cỡ lốp như được định nghĩa trong 2.17 của tiêu chuẩn này.
3.1.3. Chỉ báo cấu trúc như sau:
3.1.3.1. Không có dấu hiệu hoặc có chữ cái D đặt phía trước ký hiệu đường kính vành trên lốp có lớp mành chéo (nghiêng).
3.1.3.2. Chữ cái R được được đặt phía trước ký hiệu đường kính vành và không bắt buộc từ RADIAL trên lốp có lớp mành hướng tâm.
3.1.3.3. Chữ cái B được đặt phía trước ký hiệu đường kính vành và thêm từ “#$%&”‘()’*+ trên lốp chéo có đai.
3.1.3.4. Chữ cáI R đặt phía trước ký hiệu đường kính vành có thể được thay thế bằng ZR trên những lốp có lớp mành hướng tâm phù hợp với tốc độ lớn hơn 240 km/h.
3.1.4 Chỉ báo cấp tốc độ của lốp, bằng cách ký hiệu như được trình bày trong 2.29.
3.1.5. Ghi M + S hoặc M.S hoặc M & S đối với lốp đi tuyết.
3.1.6 Chỉ số khả năng chịu tải được định nghĩa trong 2.28 của tiêu chuẩn này.
3.1.7. Từ TUBELESS nếu lốp được thiết kế không dùng săm bên trong.
3.1.8. Từ REINFORCED nếu lốp là lốp gia cường.
3.1.9. Ngày sản xuất ở dạng một nhóm gồm bốn chữ số, hai số đầu chỉ tuần và hai số cuối chỉ năm sản xuất. Dấu hiệu này có thể chỉ cần đặt ở một thành bên.
3.1.10. Nhận dạng lốp theo hình dạng vành khi hình dạng lốp khác với tiêu chuẩn.
3.2. Lốp phải có đủ khoảng trống cho dấu phê duyệt, như được trình bày trong phụ lục B của tiêu chuẩn này.
3.3. Phụ lục C của tiêu chuẩn này cho ví dụ về sự bố trí các dấu hiệu trên lốp.
3.4. Nhãn hiệu được nêu trong 3.1 và dấu phê duyệt được đúc nổi trên hoặc chìm trong lốp. Chúng phải rõ ràng và được đặt ở vùng thấp của lốp trên ít nhất một thành bên, ngoại trừ câu mô tả được nêu trong 3.1.1 ở trên.
4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu cho phê duyệt kiểu
4.1. Tài liệu kỹ thuật
4.1.1. Tài liệu kỹ thuật phải nêu rõ:
4.1.1.1..Ký hiệu kích cỡ lốp như được định nghĩa trong 2.17 của tiêu chuẩn này.
4.1.1.2. Tên hoặc nhãn hiệu thương mại.
4.1.1.3. Phạm vi sử dụng (lốp thông thường hoặc lốp đi tuyết hoặc lốp sử dụng tạm thời).
4.1.1.4. Cấu trúc: lớp mành chéo (nghiêng), chéo có đai hoặc hướng tâm.
4.1.1.5. Cấp tốc độ.
4.1.1.6. Chỉ số khả năng chịu tải của lốp.
4.1.1.7. Lốp được sử dụng có săm hoặc không săm bên trong.
4.1.1.8. Lốp là tiêu chuẩn hoặc gia cường hoặc lốp dự phòng sử dụng tạm thời kiểu T.
4.1.1.9. Số lượng lớp mành chéo của lốp có lớp mành chéo (nghiêng).
4.1.1.10 Các kích thước bao: chiều rộng toàn bộ của mặt cắt và đường kính ngoài.
4.1.1.11 Vành mà lốp được lắp vào.
4.1.1.12 Vành đo và vành thử.
4.1.1.13 ,p suất thử khi nhà sản xuất yêu cầu, áp dụng G.1.3 phụ lục G của tiêu chuẩn này.
4.1.1.14 Hệ số x được nêu trong 2.20.
4.1.2. Tài liệu kỹ thuật bao gồm:
4.1.2.1. Bản vẽ phác hoặc ảnh đại diện để nhận dạng mẫu hoa lốp và một bản vẽ phác tổng thể lốp đã được bơm căng lắp trên vành đo có thể hiện các kích thước liên quan (xem 5.1.1 và 5.1.2) của lốp trình phê duyệt.
4.1.2.2. Biên bản thử của mẫu lốp hoặc phòng thử nghiệm phê duyệt hoặc một trong hai.
4.1.2.3. Các bản vẽ hoặc ảnh chụp thành bên và mặt hoa lốp khi sản xuất đã được thiết lập.
4.2. Mẫu thử
Một hoặc hai mẫu kiểu lốp.
5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Kích thước lốp
5.1.1 Tính toán chiều rộng mặt cắt lốp
5.1.1.1 Chiều rộng mặt cắt phải được tính theo công thức sau:
S = S1 + K (A – A 1)
trong đó
S là “chiều rộng mặt cắt” (mm) được đo khi lắp vào vành đo;
S1 là “chiều rộng mặt cắt danh nghĩa” (mm) như được thể hiện trong ký hiệu lốp trên thành bên của lốp theo qui định;
A là chiều rộng của vành đo (mm), được thể hiện trong mô tả của nhà sản xuất;2/
A1 là chiều rộng vành lý thuyết (mm).
A1 được lấy bằng S1 nhân với hệ số x theo qui định của nhà sản xuất và K được lấy bằng 0,4.
5.1.1.2 Tuy nhiên, với các kiểu lốp mà ký hiệu được nêu trong cột đầu tiên của các bảng ở phụ lục E của tiêu chuẩn này, chiều rộng mặt cắt phải được đặt trước ký hiệu lốp trong các bảng này.
5.1.2. Tính toán đường kính ngoài của lốp
5.1.2.1 Đường kính ngoài của lốp phải được tính theo công thức sau :
D = d + 2 H
trong đó
D là đường kính ngoài tính theo mm;
d là số quy ước đựơc định nghĩa trong 2.17.3 ở trên, tính theo mm2/;
S1 là chiều rộng mặt cắt danh nghĩa theo mm, và Ra là tỷ lệ mặt cắt danh nghĩa.
Tất cả các thông số trên được thể hiện trên thành bên của lốp phù hợp với các yêu cầu trong 3.4.
Chú thích – 2/ Nếu số quy ước được đưa ra dưới dạng mã, nhân thêm với 25,4 để có giá trị tính theo mm.
5.1.2.2 Tuy nhiên, với những kiểu lốp có ký hiệu được nêu trong cột đầu tiên của các bảng ở phụ lục E của tiêu chuẩn này, đường kính ngoài phải đặt trước ký hiệu kích cỡ trong các bảng này.
5.1.3. Phương pháp đo lốp
Các kích thước của lốp được đo theo quy trình mô tả trong phụ lục F của tiêu chuẩn này.
5.1.4. Yêu cầu kỹ thuật của chiều rộng mặt cắt lốp
5.1.4.1 Chiều rộng toàn bộ của lốp có thể nhỏ hơn chiều rộng mặt cắt được xác định trong 5.1.1.
5.1.4.2 Giá trị chiều rộng mặt cắt có thể vượt quá chiều rộng toàn bộ một lượng như sau:
– Lốp lớp mành chéo (nghiêng): 6 %;
– Lốp lớp mành hướng tâm: 4 %;
– Ngoài ra, nếu lốp có băng bảo vệ đặc biệt, giá trị sai lệch tăng lên có thể lớn hơn 8 mm.
5.1.5. Yêu cầu kỹ thuật của đường kính ngoài lốp
Đường kính ngoài của lốp không được nằm ngoài các giá trị Dmin và Dmax được tính theo công thức sau:
Dmin = d + (2 H . a)
Dmax = d + (2 H . b)
5.1.5.1 Với những cỡ lốp được liệt kê trong phụ lục E
H = 0,5 (D – d); xem 5.1.2.1 để tham khảo.
5.1.5.2 Với những cỡ lốp khác không được liệt kê trong phụ lục E; H và d như được định nghĩa trong 5.1.2.1.
5.1.5.3 Hệ số a và b lần lượt là:
-.Hệ số a = 0,97
– Hệ số b
Lốp thông thường
Sợi mành hướng tâm
Nghiêng và chéo có đai (chạy trên đường) 1,04 1,08
5.1.5.4 Với lốp đi tuyết, đường kính toàn bộ (Dmax) có thể lớn hơn 1% khi được tính toán như trên.
5.2. Thử đặc tính tải trọng/ tốc độ
5.2.1. Lốp phải qua thử đặc tính tải trọng/ tốc độ được tiến hành theo qui trình được mô tả trong phụ lục G của tiêu chuẩn này.
5.2.2. Lốp sau khi qua thử tải trọng/ tốc độ mà không có hiện tượng bong hoa lốp, bong lớp mành, bong sợi mành, bong tróc hoặc đứt sợi mành sẽ được coi là đạt.
5.2.3. Đường kính ngoài của lốp đo được sáu giờ sau khi thử đặc tính tải trọng/ tốc độ không được sai khác lớn hơn + 3,5 % so với đường kính ngoài đo được trước khi thử.
5.3. Chỉ báo mòn mặt hoa lốp
5.3.1. Lốp phảI có không ít hơn sáu hàng ngang các dấu chỉ báo mòn ở khoảng cách xấp xỉ đều nhau và được đặt trong các rãnh chính của hoa lốp. Dấu chỉ báo mòn mặt hoa lốp phải sao cho chúng không thể bị nhầm lẫn với các sống cao su nằm giữa các gân hoặc các mấu hoa lốp.
5.3.2. Tuy nhiên, đối với lốp có kích thước phù hợp để lắp được trên vành có đường kính danh nghĩa bằng 12 hoặc nhỏ hơn, chấp nhận có 4 hàng dấu chỉ báo mòn hoa lốp.
5.3.3. Dấu chỉ báo mòn mặt hoa lốp phải chỉ báo độ mòn với sai lệch +0,60 mm /- 0,0 mm, khi các rãnh hoa lốp không sâu hơn 1,6mm.
5.3.4. Chiều cao dấu chỉ báo mòn mặt hoa lốp được xác định bằng cách đo độ chênh lệch về chiều sâu, từ bề mặt hoa lốp tới đỉnh của chỉ báo mòn và tới đáy của rãnh hoa lốp, gần với chỗ dốc ở chân của dấu chỉ báo mòn mặt hoa lốp.
6. Thay đổi kiểu lốp
6.1 Bất kỳ sự thay đổi kiểu lốp nào cũng phải đảm bảo rằng:
6.1.1 Trong mọi trường hợp, lốp vẫn phải phù hợp với các qui định; hoặc
6.1.2 Yêu cầu có thêm báo cáo kiểm tra từ phòng thử nghiệm của cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm tra.
6.1.3 Đối với lốp có thay đổi về mặt hoa lốp, không cần phải lặp lại việc kiểm tra như được qui định trong 5.2 của tiêu chuẩn này.
7. Sự phù hợp của sản xuất
7.1. Mọi lốp mang dấu phê duyệt được quy định trong tiêu chuẩn này phải được sản xuất phù hợp với kiểu đã được phê duyệt, đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong điều 5.
7.2. Để đáp ứng các yêu cầu trong 7.1, phải thực hiện các kiểm soát sản xuất phù hợp. Kiểm soát phù hợp nghĩa là kiểm tra các kích thước của sản phẩm cũng như sự tồn tại của quy trình để kiểm soát có hiệu quả chất lượng sản phẩm.
PHỤ LỤC A
(tham khảo)
(Khổ lớn nhất: A4 (210 mm x 297 mm)
Về việc: Cấp phê duyệt
Cấp phê duyệt mở rộng
Không cấp phê duyệt
Thu hồi phê duyệt
Chấm dứt sản xuất
một kiểu lốp theo theo Qui định ECE 30
Phê duyệt số ………………………………..Phê duyệt mở rộng số ……………………………
A.1. Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của lốp………. ……………………………………………………………………..
A.2. Ký hiệu kiểu lốp của nhà sản xuất ……………………………………………………………………………………….
A.3. Tên và địa chỉ của nhà sản xuất …………………………………………………………………….. ………………….
A.4. Nếu áp dụng, tên và địa chỉ của đại diện nhà sản xuất ……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
A.5. Mô tả tóm tắt :…………………………………………………………………………………………………………………..
A.5.1 Ký hiệu cỡ lốp……………. ………………………………………………………………………………………………….
A.5.2 Loại: thông thường/ loại đi tuyết/ sử dụng tạm thời 2/…………………………………………………………
A.5.3 Cấu trúc: chéo/ hướng tâm 2/……………………………………………………………………………………………..
A.5.4 Ký hiệu cấp tốc độ:…… ……………………………………………………………………………………………………
A.5.5 Chỉ số khả năng chịu tải :………………………………………………………………………………………………….
A.6. Cơ quan kiểm định và nếu áp dụng, phòng thử nghiệm được công nhận để phê duyệt hoặc chứng nhận phù hợp ……………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
A.7. Ngày lập biên bản của cơ quan kiểm định hoặc phòng thử nghiệm…………………………………………..
A.8. Số lượng biên bản của cơ quan kiểm định hoặc phòng thử nghiệm…………………………………………..
A.9. (Những) lý do mở rộng (nếu có)……… ………………………………………………………………………………….
A.10. Ghi chú: …………………………………………………………………………………………………………………………
A.11Cấp/ cấp mở rộng/ không cấp/ thu hồi phê duyệt 2/……………………………………………………………….
A.12. Địa điểm………………………………………………………………………………………………………………………….
A.13. Ngày ……………………………………………………………………………………………………………………………..
A.14. Chữ ký … ……………………………………………………………………………………………………………………….
A.15. Kèm theo thông báo này là danh sách các tài liệu trong hồ sơ phê duyệt đặt tại cơ quan có thẩm quyền đã cấp phê duyệt và xuất trình khi có yêu cầu.
Chú thích
1/ Số phân biệt quốc gia đã cấp/ cấp mở rộng/ không cấp/ thu hồi phê duyệt
2/ Gạch bỏ các mục không áp dụng
PHỤ LỤC B
(tham khảo)
BỐ TRÍ DẤU PHÊ DUYỆT
Dấu phê duyệt trên được gắn vào lốp thể hiện rằng kiểu lốp liên quan đã được phê duyệt Hà lan (E 4) theo số phê duyệt 022439.
Chú thích – Hai số đầu của số phê duyệt chỉ ra rằng phê duyệt đã được cấp phù hợp với các yêu cầu của Quy định ECE 30, sửa đổi lần 2.
Số phê duyệt phải được đặt gần với vòng tròn và hoặc ở trên hoặc ở dưới chữ cái E hoặc bên trái hoặc bên phải chữ cái này. Các chữ số của số phê duyệt phải ở cùng phía với g và quay cùng hướng. Không sử dụng chữ số La mã làm số phê duyệt để tránh nhầm lẫn với các ký hiệu khác.
PHỤ LỤC C
(quy định)
BỐ TRÍ DẤU HIỆU LỐP
Ví dụ ghi nhãn kiểu lốp trên thị trường
C.1. Những dấu hiệu này xác định một lốp có:
– Chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt là 185;
– Tỷ lệ mặt cắt danh nghĩa là 70;
– Cấu trúc lớp mành hướng tâm (R);
– Đường kính danh nghĩa của vành là 14;
– Khả năng tải là 580 kg, tương ứng chỉ số tải 89 trong Phụ lục D của tiêu chuẩn này;
– Cấp tốc độ T (tốc độ lớn nhất 190 km/h);
– Lốp không săm bên trong (tubeless);
– Kiểu lốp đi tuyết (M+S);
– Sản xuất trong tuần thứ 25 của năm 2003.
C.2. Vị trí và thứ tự của dấu hiệu tạo thành ký hiệu lốp phải như sau:
C.2.1 Ký hiệu kích cỡ, bao gồm chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt, tỷ lệ mặt cắt danh nghĩa, ký hiệu kiểu cấu trúc (nếu áp dụng) và đường kính danh nghĩa của vành được nhóm lại như thể hiện trong ví dụ trên: 185/ 70 R 14;
C.2.2 Chỉ số tải và ký hiệu cấp tốc độ được đặt cùng nhau gần ký hiệu kích cỡ. Chúng có thể được đặt trước hoặc sau, trên hoặc dưới ký hiệu kích cỡ;
C.2.3 Các ký hiệu TUBELESS, REINFORCED và M+S có thể được đặt cách rời ký hiệu kích cỡ một khoảng.
PHỤ LỤC D
(quy định)
CHỈ SỐ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
Li = Chỉ số khả năng chịu tải
kg = Khối lượng tương ứng của xe có lốp đang xét (kg)
Bảng D.1 – Chỉ số khả năng chịu tai và mức tải tương ứng
Li |
kg |
Li |
kg |
Li |
kg |
Li |
kg |
|||||||||
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 |
45 46.2 47.5 48.7 50 51.5 53 54.5 56 58 60 61.5 63 65 67 69 71 73 75 77.5 80 82.5 85 87.5 |
30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 |
106 109 112 115 118 121 125 128 132 136 140 145 150 155 160 165 170 175 180 185 190 195 200 206 |
62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 |
265 272 280 290 300 307 315 325 335 345 355 365 375 387 400 412 425 437 450 462 475 487 500 515 |
94 95 96 97 8 99 100 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 |
670 690 710 730 750 775 800 825 850 875 900 925 975 1000 1030 1060 1090 1120 1150 1180 1215 1250 1285 1320 |
|||||||||
24
25 26 27 28 29 |
90
92.5 95 97.5 100 103 |
54
55 56 57 58 59 60 61 |
212
218 224 230 236 243 250 257 |
86
87 88 89 90 91 92 93 |
530
545 560 580 600 615 630 650 |
119
120 |
1360
1400 |
|||||||||
PHỤ LỤC E
(quy định)
KÝ HIỆU KÍCH CỠ VÀ CÁC KÍCH THƯỚC
Bảng E.1 – Lốp cấu trúc chéo (Lốp Châu Âu)
Kích thước tính bằng milimét
Kích cỡ |
Mã chiều rộng vành đo |
Đường kính toàn bộ 1/ |
Chiều rộng mặt cắt lốp 1/ |
Đường kính danh nghĩa d |
Loại căng 4.80-10 5.20-10 5.20-12 5.60-13 5.90-13 6.40-13 Loại rất căng 5.20-14 5.60-14 5.90-14 6.40-14 5.60-15 5.90-15 6.40-15 6.70-15 7.10-15 7.60-15 8.20-15 |
3.5 3.5 3.5 4 4 4.5
3.5 4 4 4.5 4 4 4.5 4.5 5 5.5 6 |
490 508 558 600 616 642
612 626 642 666 650 668 692 710 724 742 760 |
128 132 132 145 150 163
32 145 150 163 145 150 163 170 180 193 213 |
254 254 305 330 330 330
356 356 356 356 381 381 381 381 381 381 381 |
Chú thích – 1/ Dung sai: xem 5.1.4 và 5.1.5.
Bảng E.1 – Lốp cấu trúc chéo (Lốp Châu Âu)
(kết thúc)
Kích thước tính bằng milimét
Kích cỡ |
Mã chiều rộng vành đo |
Đường kính toàn bộ 1/ |
Chiều rộng mặt cắt lốp 1/ |
Đường kính danh nghĩa d |
Loại mặt cắt thấp 5.50-12 6.00-12 7.00-13 7.00-14 7.50-14 8.00-14 6.00-15 L Loại mặt cắt rất thấp 2/ 155-13/6.15-13 165-13/6.45-13 175-13/6.95-13 155-14/6.15-14 165-14/6.45-14 175-14/6.95-14 185-14/7.35-14 195-14/7.75-14 Mặt cắt cực kỳ thấp 5.9-10 6.5-13 6.9-13 7.3-13 |
4 4.5 5 5 5.5 6 4.5
4.5 4.5 5 4.5 4.5 5 5.5 5.5
4 4.5 4.5 5 |
552 574 644 668 688 702 650
582 600 610 608 626 638 654 670
483 586 600 614 |
142 156 178 178 190 203 156
157 167 178 157 167 178 188 198
148 166 172 184 |
305 305 330 356 356 356
330 330 330 356 356 356 356 356
254 330 330 330 |
Chú thích – 1/ Dung sai: xem 5.1.4 và 5.1.5.
2/ Ký hiệu kích cỡ sau đây được chấp nhận: 185-14/7.35-14 hoặc 185-14 hoặc 7.35-14 hoặc 7.35-14/185-14.
Bảng E.2 – Hệ mét – Loại hướng tâm (Lốp Châu Âu)
Kích thước tính bằng milimét
Kích cỡ |
Mã chiều rộng vành |
Đường kính toàn bộ 1/ |
Chiều rộng mặt cắt 1/ |
Đường kính danh nghĩa d |
125 R 10 145 R 10 125 R 12 135 R 12 145 R 12 155 R 12 125 R 13 135 R 13 145 R 13 155 R 13 165 R 13 175 R 13 185 R 13 125 R 14 135 R 14 145 R 14 155 R 14 165 R 14 175 R 14 185 R 14 195 R 14 205 R 14 215 R 14 225 R 14 |
3.5 4 3.5 4 4 4.5 3.5 4 4 4.5 4.5 5 5.5 3.5 4 4 4.5 4.5 5 5.5 5.5 6 6 6.5 |
459 492 510 522 542 550 536 548 566 578 596 608 624 562 574 590 604 622 634 650 666 686 700 714 |
127 147 127 137 147 157 127 137 147 157 167 178 188 127 137 147 157 167 178 188 198 208 218 228 |
254 254 305 305 305 305 330 330 330 330 330 330 330 356 356 356 356 356 356 356 356 356 356 356 |
Chú thích -1/ Dung sai: xem 5.1.4 và 5.1.5.
Bảng E.2 – Hệ mét – Loại hướng tâm (Lốp Châu Âu) (kết thúc)
Kích thước tính bằng milimét
Kích cỡ |
Mã chiều rộng vành |
Đường kính toàn bộ 1/ |
Chiều rộng mặt cắt 1/ |
Đường kính danh nghĩa d |
125 R 15 135 R 15 145 R 15 155 R 15 165 R 15 175 R 15 185 R 15 195 R 15 205 R 15 215 R 15 225 R 15 235 R 15
175 R 16 185 R 16 205 R 16 |
3.5 4 4 4.5 4.5 5 5.5 5.5 6 6 6.5 6.5
5 5.5 6 |
588 600 616 630 646 660 674 690 710 724 738 752
686 698 736 |
127 137 147 157 167 178 188 198 208 218 228 238
178 188 208 |
381 381 381 381 381 381 381 381 381 381 381 381
406 406 406 |
Chú thích -1/ Dung sai: xem 5.1.4 và 5.1.5.
Bảng E.3 – Lốp hướng kính có rãnh cao
Kích thước tính bằng milimét
Kích cỡ |
Mã chiều rộng vành |
Đường kính toàn bộ 1/ |
Chiều rộng mặt cắt 1/ |
Đường kính danh nghĩa d |
27 x 8.50 R 14 30 x 9.50 R 15 31 x 10.50 R 15 31 x 11.50 R 15 32 x 11.50 R 15 33 x 12.50 R 15 |
7 7.5 8.5 9 9 10 |
674 750 775 775 801 826 |
218 240 268 290 290 318 |
356 381 381 381 381 381 |
Bảng E.4 – Loại 45 – Hướng kính trên vành gờ côn 50 hệ mét TR
Kích thước tính bằng milimét
Kích cỡ |
Chiều rộng vành |
Đường kính toàn bộ |
Chiều rộng mặt cắt |
280/45 R 415 |
240 |
661 |
281 |
PHỤ LỤC F
(quy định)
PHƯƠNG PHÁP ĐO LỐP
F.1.1 Lắp lốp trên vành đo theo quy định của nhà sản xuất phù hợp với 4.1.12 của tiêu chuẩn này và bơm tới áp suất 3 đến 3.5 bar
F.1.2Điều chỉnh áp suất như sau:
F.1.2.1 Lốp chéo có đai tiêu chuẩn: đến 1,7 bar.
F.1.2.2 Lốp có lớp mành chéo (nghiêng): theo bảng F.1
Bảng F.1 – áp suất điều chỉnh đối với lốp mành chéo (nghiêng)
Số lớp mành |
âp suất (bar) |
||
Cấp tốc độ |
|||
L, M, N |
P, Q, R, S |
T, U, H, V |
|
4
6 8 |
1,7
2,1 2,5 |
2,0
2,4 2,8 |
–
2,6 3,0 |
F.1.2.3 Lốp hướng tâm tiêu chuẩn: đến 1,8 bar.
F.1.2.4 Lốp gia cường: đến 2,3 bar.
F.1.2.5 Lốp dự phòng sử dụng tạm thời kiểu T: đến 4,2. bar.
F.2 Để lốp được lắp trên vành ở nhiệt độ phòng không ít hơn 24 giờ, ngoài ra giống như qui định trong
5.2.3 của tiêu chuẩn này.
F.3 Điều chỉnh lại áp suất đến mức được xác định trong F.1.2.
F.4 Đo chiều rộng toàn bộ bằng thước cặp tại 6 điểm cách đều nhau, kể cả chiều dày của gân hoặc băng bảo vệ. Kết quả đo lớn nhất được lấy là chiều rộng toàn bộ.
F.5 Xác định đường kính ngoài bằng cách đo chu vi lớn nhất và chia số thu được cho 3,1416.
PHỤ LỤC G
(quy định)
QUY TRÌNH THỬ ĐẶC TÍNH TẢI TRỌNG/ TỐC ĐỘ
G.1 Chuẩn bị lốp
G.1.1 Lắp lốp mới lên vành thử do nhà sản xuất quy định phù hợp với 4.1.12 của tiêu chuẩn này.
G.1.2 Bơm lốp tới áp suất thích hợp theo qui định trong bảng G.1:
Bảng G.1 – áp suất bơm lốp
,p suất tính theo bar
Cấp tốc độ |
Lốp lớp mành chéo (nghiêng) |
Lốp hướng tâm |
Lốp chéo có đai |
|||
Số lớp mành |
Tiêu chuẩn |
Gia cường |
Tiêu chuẩn |
|||
4 | 6 | 8 | ||||
L, M, N P, Q, R, S T, U, H V W Y |
2,3 2,6 2,8 3,0 |
2,7 3,0 3,2 3,4 |
3,0 3,3 3,5 3,7 |
2,4 2,6 2,8 3,0 3,2 |
– 3,0 3,2 3,4 3,6 3,6 |
– 2,6 2,8 – |
Lốp dự phòng sử dụng tạm thời kiểu T: đến 4,2 bar.
G.1.3 Nhà sản xuất có thể giải thích lý do yêu cầu sử dụng áp suất bơm căng khi thử khác với các giá trị được nêu trong G.1.2. Trong trường hợp như vậy, lốp được bơm căng đến áp suất theo yêu cầu.
G.1.4 Để cụm lốp và bánh xe ở nhiệt độ phòng thử không ít hơn 3 giờ.
G.1.5 Điều chỉnh lại áp suất lốp đến giá trị được xác định trong G.1.2 hoặc G.1.3.
G.2 Tiến hành thử
G.2.1 Lắp cụm lốp và bánh xe trên trục thử và ấn nó tỳ vào mặt ngoài của một bánh xe cân đều có đường kính 1,7 m + 1% hoặc 2 m + 1%.
G.2.2 Đặt lên trục thử một tải trọng bằng 80% của:
G.2.2.1 Mức tải lớn nhất tương ứng với chỉ số chịu tải của lốp có ký hiệu cấp tốc độ từ L đến H.
G.2.2.2 Mức tải lớn nhất tương ứng với tốc độ lớn nhất là 240 km/h đối với lốp có ký hiệu cấp tốc độ V (xem 2.31.2 của tiêu chuẩn này).
G.2.2.3 Mức tải lớn nhất tương ứng với tốc độ lớn nhất là 270 km/h đối với lốp có ký hiệu cấp tốc độ W (xem 2.31.3 của tiêu chuẩn này).
G.2.2.4 Mức tải lớn nhất tương ứng với tốc độ lớn nhất là 300 km/h đối với lốp có ký hiệu cấp tốc độ Y (xem 2.31.4 của tiêu chuẩn này).
G.2.3 Không được điều chỉnh áp suất lốp và phải giữ tải trọng thử không đổi trong suốt quá trình thử.
G.2.4 Trong quá trình thử, nhiệt độ trong phòng thử phải được duy trì trong khoảng 200C và 30oC hoặc ở nhiệt độ cao hơn nếu nhà sản xuất chấp nhận.
G.2.5 Tiến hành thử liên tục tuân theo các đặc điểm sau:
G.2.5.1 Thời gian từ lúc qua tốc độ 0 tới tốc độ thử ban đầu: 10 phút;
G.2.5.2 Tốc độ thử ban đầu: Tốc độ lớn nhất quy định cho kiểu lốp (xem 2.29 của tiêu chuẩn này), nhỏ hơn 40 km/h trong trường hợp bánh xe cân đều có đường kính 1,7 m + 1% hoặc nhỏ hơn 30 km/h trong trường hợp bánh xe cân đều có đường kính 2 m + 1%;
G2.5.3 Số gia tốc độ kế tiếp: 10 km/h;
G.2.5.4 Khoảng thời gian thử ở bước tốc độ trước đó ngoại trừ bước cuối cùng: 10 phút;
G.2..5.5 Khoảng thời gian thử ở bước tốc độ cuối cùng: 20 phút;
G.2.5.6 Tốc độ thử lớn nhất: Tốc độ lớn nhất quy định cho kiểu lốp, nhỏ hơn 10 km/h trong trường hợp bánh xe cân đều có đường kính 1,7 m + 1% hoặc bằng với tốc độ lớn nhất theo quy định trong trường hợp bánh xe cân đều có đường kính 2 m + 1%;
G.2.5.7Tuy nhiên, khoảng thời gian thử là 20 phút ở bước tốc độ cuối cùng đối với lốp phù hợp với tốc độ lớn nhất bằng 300 km/h (ký hiệu là Y).
G.3 Phương pháp thử tương đương
Nếu sử dụng phương pháp khác không phải phương pháp được mô tả trong G.2 ở trên, phải chứng minh chúng tương đương với nhau.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7226:2002 VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – LỐP HƠI ÔTÔ CON VÀ MOÓC KÉO THEO – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HANH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7226:2002 | Ngày hiệu lực | 15/01/2003 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 25/03/2003 |
Lĩnh vực |
Giao thông - vận tải |
Ngày ban hành | 31/12/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |