TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7247:2003 VỀ THỰC PHẨM CHIẾU XẠ – YÊU CẦU CHUNG DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7247 : 2003

CODEX STAN 106 – 1983

THỰC PHẨM CHIẾU XẠ – YÊU CẦU CHUNG

Irradiated foods – General requirements

 

Lời nói đầu

TCVN 7247 : 2003 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 106 – 1983;

TCVN 7247 : 2003 do Tiểu ban kỹ thuật TCVN/TC/F5/SC1 Thực phẩm chiếu x biên son, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng đ nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

TCVN 7247 : 2003

THỰC PHẨM CHIẾU XẠ – YÊU CẦU CHUNG

Irradiated foods – General requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thực phẩm được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thực phẩm bị chiếu xạ bởi các dụng cụ đo được sử dụng với mục đích kiểm tra, giám định.

2. Yêu cầu chung đối với quá trình chiếu xạ thực phẩm

2.1. Các ngun bức xạ

Nguồn bức xạ được sử dụng để chiếu xạ thực phẩm có thể là một trong các loại dưới đây:

a) Tia gamma từ các đng vị phóng xạ 60Co hoặc 137Cs;

b) Tia X được phát ra từ các máy phát làm việc ở mức năng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 5 MeV.

c) Các electron được phát ra từ các máy phát làm việc ở mức năng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 10 MeV.

2.2. Liều hấp thụ

Tổng liều hp thụ trung bình trong thực phẩm sau quá trình chiếu xạ không được vượt quá 10 kGy 1)2).

2.3. Thiết bị và biện pháp kiểm soát quá trình chiếu xạ

2.3.1. Chiếu xạ xử lý thực phẩm phải được thực hiện bởi các thiết b đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và đã được đăng ký sử dụng cho mục đích đó.

2.3.2. Các thiết bị này phải được thiết kế để đáp ứng được các yêu cầu v an toàn, tính hiệu quả và yêu cầu về thực hành vệ sinh tốt đối với quá trình chế biến thực phẩm.

2.3.3. Vận hành các thiết bị chiếu xạ thực phẩm phải được thực hiện bởi các nhân viên đã được đào tạo và có trình độ thích hợp.

2.3.4. Việc kiểm soát vận hành thiết bị chiếu xạ phải bao gồm việc lưu giữ các hồ sơ thích hợp kể cả các số liệu về liu xạ.

2.3.5. Nhà xưởng và các h sơ liên quan phải luôn luôn sẵn sàng cho việc thanh tra, kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.3.6. Việc kiểm soát vận hành thiết bị phải được thực hiện phù hợp với qui định của Qui phạm vận hành thiết bị chiếu xạ xử lý thực phẩm [TCVN 7250 : 2003 (CAC/RCP 19-1979, Rev.1-1983)].

3. Vệ sinh thực phẩm chiếu xạ

3.1. Thực phẩm chiếu xạ phải đáp ứng các quy định của Qui phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm [TCVN 5603 : 1998 (CAC/RCP 1-1969, Rev.3. 1997)].

3.2. Thực phẩm chiếu xạ phải đáp ứng tất cả các yêu cầu hiện hành liên quan đến sức khỏe cộng đng về an toàn vi sinh vật và thành phần dinh dưỡng.

4. Yêu cầu về công nghệ

4.1. Điu kiện chiếu xạ

Việc chiếu xạ thc phẩm chỉ được thực hiện khi nó đáp ứng đầy đ các yêu cầu về công nghệ hoặc khi nó thỏa mãn mục đích về vệ sinh thực phẩm. Không được dùng biện pháp chiếu xạ thực phẩm để thay thế cho các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt.

4.2. Chất lượng thực phẩm và yêu cu v bao gói

Liều chiếu xạ được sử dụng phải phù hp với mục đích công nghệ, sức khỏe cộng đồng và các tiêu chuẩn thực hành chiếu xạ tốt. Các thc phẩm được chiếu xạ và các vật liệu bao gói phải có các đặc tính thích hợp, chấp nhận được v mặt vệ sinh và chúng phải thích hợp cho mục đích chiếu xạ trước và sau khi chiếu xạ theo các tiêu chuẩn thực hành sn xuất tốt, có tính đến các yêu cầu công nghệ cụ thể của quá trình chiếu xạ.

5. Chiếu xạ lại

5.1. Ngoại tr các thực phẩm có độ ẩm thấp (như ngũ cốc, đậu đỗ, các thực phẩm khô và các hàng hóa khác tương tự) được chiếu xạ với mục đích kiểm soát tái nhiễm côn trùng, các thực phẩm được chiếu xạ vì mục đích khác đều không được phép chiếu xạ lại.

5.2. Theo tiêu chuẩn này thực phẩm không được coi là chiếu xạ lại khi:

a) thực phẩm được chế biến từ các nguyên vật liệu đã được chiếu xạ ở liều thấp, ví dụ ở khoảng 1 kGy, được chiếu xạ với mục đích công nghệ khác;

b) thực phẩm được chiếu xạ chứa một lượng nhỏ hơn 5 % thành phần đã được chiếu xạ; hoặc

c) tổng liu xạ cn thiết phải nhận được từ nhiều lần chiếu  các giai đoạn của quá trình chế biến đối với công nghệ đặc thù để đạt được hiệu ứng mong muốn.

5.3. Tổng liều tích lũy trung bình đã hấp thụ do chiếu xạ lại không được vượt quá 10 kGy.

6. Ghi nhãn

6.1. Kiểm soát h sơ kèm theo lô hàng

Đối với các thực phẩm chiếu xạ đã đóng gói sn hoặc để rời, các tài liệu kèm theo lô hàng đều phải nêu đầy đủ các thông tin giúp cho việc xác định rõ thiết bị đã được đăng ký sử dụng để chiếu xạ thực phẩm, ngày xử lý và dấu hiệu nhận biết lô hàng.

6.2. Thực phẩm đóng gói sn dùng để tiêu thụ trực tiếp

Việc ghi nhãn thực phẩm chiếu xạ đóng gói sn phải phù hợp với các qui định liên quan của Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn [TCVN 7087 : 2002 (CODEX STAN 1  1991)].

6.3. Thực phẩm đựng trong các côngtennơ ln

Những thông tin công bố về thực phẩm hoặc chiếu xạ phải được nêu  trong các tài liệu kèm theo lô hàng.



1) Để đo và tính tổng liều hấp thụ trung bình, xem phụ lục A của Qui phạm vận hành thiết b chiếu xạ xử lý thc ph[TCVN 7250 : 2003 (CAC/RCP 19-1979, Rev 1-1983)].

2) Tính lành của các thực phẩm không bị mất đi khi được chiếu xạ với tổng liều hấp thụ dưới 10 kGy.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7247:2003 VỀ THỰC PHẨM CHIẾU XẠ – YÊU CẦU CHUNG DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN7247:2003 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản