TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7281:2003 VỀ GIÀY ỦNG BẰNG CHẤT DẺO ĐÚC – ỦNG CÔNG NGHIỆP BẰNG POLY (VINYL CLORUA) CÓ LÓT HOẶC KHÔNG CÓ LÓT CHỐNG MỠ ĐỘNG VẬT VÀ DẦU THỰC VẬT – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7281 : 2003
ISO 6112 : 1992
GIÀY ỦNG BẰNG CHẤT DẺO ĐÚC – ỦNG CÔNG NGHIỆP BẰNG POLY(VINYL CLORUA) CÓ LÓT HOẶC KHÔNG CÓ LÓT CHỐNG MỠ ĐỘNG VẬT VÀ DẦU THỰC VẬT – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Moulded plastics footwear- Lined or unlined poly(vinyl chloride) industrial boots with general-purpose resistance to animal fats and vegetable oils – Specification
TCVN 7281: 2003 hoàn toàn tương đương ISO 6112 : 1992.
TCVN 7281: 2003 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
TCVN 7281 : 2003
GIÀY ỦNG BẰNG CHẤT DẺO ĐÚC – ỦNG CÔNG NGHIỆP BẰNG POLY(VINYL CLORUA) CÓ LÓT HOẶC KHÔNG CÓ LÓT CHỐNG MỠ ĐỘNG VẬT VÀ DẦU THỰC VẬT – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Moulded plastics footwear- Lined or unlined poly(vinyl chloride) industrial boots with general-purpose resistance to animal fats and vegetable oils – Specification
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với ủng công nghiệp bằng poly(vinyl clorua) (PVC) có lót hoặc không có lót, có độ bền với mỡ động vật và dầu thực vật phù hợp với mục đích chung sử dụng trong công nghiệp.
Chú thích 1 – Khi có yêu cầu về độ bền đối với các chất lỏng cụ thể, nên tìm lời khuyên và khuyến cáo của nhà sản xuất giày ủng.
ISO 48: 1979, Vulcanized rubbers – Determination of hardness (Hardness between 30 and 85 IRHD) (Cao su lưu hóa – Xác định độ cứng (Độ cứng từ 30 đến 85 IRHD)).
ISO 471: 1983, Rubber – Standard temperatures, humidities and times for the conditioning and testing of test pieces (Cao su – Nhiệt độ, độ ẩm và thời gian chuẩn để điều hòa và thử nghiệm mẫu thử).
TCVN 6411: 1998 (ISO 4643: 1992), Giày ủng bằng chất dẻo đúc – Ủng bằng poly(vinyl clorua) có lót hoặc không có lót dùng chung trong công nghiệp – Yêu cầu kỹ thuật.
3.1. Qui định chung
Ủng phải tuân theo các yêu cầu của TCVN 6411: 1998 (ISO 4643: 1992), trừ ghi nhãn.
3.2. Độ bền với mỡ động vật và dầu thực vật (được xác định bởi axit oleic)
3.2.1. Chuẩn bị mẫu thử
3.2.1.1. Đế
Lấy hai mẫu thử sạch có chiều rộng 25 mm và chiều dài 150 mm từ phần đế và làm mỏng đến độ dày 7 mm ± 0,2 mm bằng cách cắt và mài nhám rất nhẹ ở cả hai mặt, loại bỏ tất cả hoa văn của đế.
3.2.1.2. Mũ giày
Lấy hai mẫu thử sạch có chiều rộng 64 mm ± 2 mm và chiều dài 64 mm ± 2 mm từ phần mũ của ủng. Phải loại bỏ phần vải lót ra khỏi mẫu thử bằng cách tách nó ra bởi một thiết bị lạng da, hoặc mài nhám.
3.2.2. Cách tiến hành
3.2.2.1. Xác định khối lượng của mỗi mẫu thử, cả phần đế và phần mũ. Đối với phần mũ, sử dụng phương pháp độ cứng tế vi để xác định độ cứng, đối với phần đế sử dụng phương pháp thử thông thường, như qui định trong ISO 48.
3.2.2.2. Ngâm các mẫu thử, cả phần đế và phần mũ vào axit oleic trong khoảng thời gian 120 h ± 2 h tại nhiệt độ chuẩn (xem ISO 471). Làm sạch mẫu thử bằng miếng vải hoặc giấy mềm khô. Tiến hành các thử nghiệm tiếp theo trong vòng 2 h.
3.2.2.3 Xác định khối lượng và độ cứng của mỗi mẫu, cả phần đế và phần mũ sau khi ngâm theo phương pháp qui định trong 3.2.2.1.
3.2.2.4. Đối với các mẫu thử phần đế, xác định mức độ phát triển của vết cắt theo phương pháp qui định trong phụ lục C của TCVN 6411: 1998 (ISO 4643: 1992) ở nhiệt độ – 5 °C ± 2 °C. Cắt mẫu sau khi đã ngâm và làm khô như qui định trong 3.2.2.2.
3.2.2.5. Đối với các mẫu thử phần mũ, thử độ bền uốn theo phương pháp qui định trong phụ lục B của TCVN 6411: 1998 (ISO 4643: 1992) ở nhiệt độ – 5 °C ± 2 °C.
3.2.3. Yêu cầu đặc tính
3.2.3.1. Tất cả mẫu thử
3.2.3.1.1. Sự thay đổi khối lượng của mẫu thử xác định theo 3.2.2.1 và 3.2.2.3 không vượt quá 2 %.
3.2.3.1.2. Sự thay đổi độ cứng của mẫu thử xác định theo 3.2.2.1 và 3.2.2.3 không được vượt quá 10 IRHD.
3.2.3.2. Mẫu thử đế ủng
Sau tối thiểu 150 000 chu kỳ uốn, xác định theo 3.2.2.4, vết rách không được phát triển hơn 6 mm (8 mm nứt).
3.2.3.3 Mẫu thử mũ ủng
Sau 150 000 chu kỳ uốn, xác định theo 3.2.2.5, không được có vết nứt nào.
Mỗi chiếc ủng phải được ghi nhãn rõ ràng và không tẩy xoá được với các thông tin sau:
a) Kích cỡ;
b) Dấu hiệu nhận biết của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;
c) Số hiệu tiêu chuẩn này.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7281:2003 VỀ GIÀY ỦNG BẰNG CHẤT DẺO ĐÚC – ỦNG CÔNG NGHIỆP BẰNG POLY (VINYL CLORUA) CÓ LÓT HOẶC KHÔNG CÓ LÓT CHỐNG MỠ ĐỘNG VẬT VÀ DẦU THỰC VẬT – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7281:2003 | Ngày hiệu lực | 26/12/2003 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 11/12/2003 |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 04/12/2003 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |