TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7364-2:2004 VỀ KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHẦN 2: KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 09/03/2005

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7364-2: 2004

KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN
AN TOÀN NHIỀU LỚP

Phần 2 : KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP

Glass in building – Laminated glass and laminated safety glass

Part 2: Laminated safety glass

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về đặc tính đối với kính dán an toàn nhiều lớp theo định nghĩa trong TCVN 7364-l: 2004.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 7364-l: 2004 Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần.

TCVN 7364-4: 2004 Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 4: Ph­ương pháp thử độ bền.

TCVN 7364-5: 2004 Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm.

TCVN 7364-6: 2004 Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 6: Ngoại quan.

TCVN 7368: 2004 Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Ph­ương pháp thử độ bền va đập.

3. Độ bền va đập

Kính dán an toàn nhiều lớp được phân biệt với kính dán nhiều lớp ở chỉ tiêu độ bền va đập.

3.1. Độ bền va đập rơi bi

Kính được coi là đạt yêu cầu về độ bền va đập rơi bi nếu đảm bảo được phép thử theo TCVN 7368: 2004.

Đối với sản phẩm có chiều dầy lớn hơn 16 mm được dán từ các loại kính tôi, kính bền nhiệt, thì không yêu cầu chỉ tiêu này.

Trong trường hợp sản phẩm kính đặc biệt, kính dán nhiều lớp cong và kính dán gồm ba lớp kính, chỉ tiêu này được thỏa thuận giữa các bên liên quan.

3.2. Độ bền va đập con lắc

Kính được coi là đạt yêu cầu về độ bền va đập con lắc nếu đảm bảo được phép thử theo TCVN 7368: 2004.

4. Độ bền của kính dán an toàn nhiều lớp và kính dán an toàn thiều lớp có thuộc tính chịu nhiệt.

4.1. Độ bền chịu nhiệt độ cao

Sau khi thử theo ph­ương pháp đã nêu ở Điều 4 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 4.4 của TCVN 7364-4: 2004, trên ba mẫu thử không nhìn thấy khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân). Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới, trong trường hợp này không được có khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.

4.2. Độ bền chịu ẩm

Sau khi thử theo ph­ương pháp quy đinh ở 5.3.1 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 5.4 của TCVN 7364-4: 2004, trên ba mẫu thử không nhìn thấy khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân). Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới, trong trường hợp này không được có khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.

4.3. Độ bền chịu bức xạ

Sau khi thử theo ph­ương pháp quy định ở Điều 6 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 6.5 của TCVN 7364-4: 2004, độ truyền sáng của cả ba mẫu chịu bức xạ không được phép chênh quá ± 10% giá trị của ba mẫu này trước khi rọi sáng đối với các độ truyền sáng ban đầu > 20% hoặc ± 2% giá trị tuyệt đối đối với độ truyền sáng ban đầu  20%. Khi đánh giá ngoại quan không được phép xuất hiện các khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân) trên cả ba mẫu thử. Nếu một trong ba mẫu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành thử thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.

5. Độ bền của kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt

5.1. Nhóm A

Kính nhóm A là loại kính không chịu trực tiếp bức xạ mặt trời, thường sử dụng trong nhà.

5.1.1. Độ bền chịu ẩm

Sau khi thử theo ph­ương pháp quy định ở 5.3.2 TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 5.4 của TCVN 7364-4: 2004 không nhìn thấy sự bong rộp trên cả ba mẫu thử. Nếu trên một trong ba mẫu thử nhìn thấy khuyết tật thì tiến hành thử tiếp trên ba mẫu mới và cả ba mẫu đều phải đạt yêu cầu.

5.2. Nhóm B

Kính nhóm B là loại kính chịu trực tiếp bức xạ mặt trời, thường sử dụng ngoài nhà.

5.2.1. Độ bền chịu ẩm

Sau khi thử theo ph­ương pháp quy định ở 5.3.1 TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 5.4 của TCVN 7364-4: 2004 không được phép bong rộp ở cả ba mẫu thử. Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.

5.2.2. Độ bền chịu bức xạ

Sau khi thử theo ph­ương pháp quy định ở Điều 6 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 6.5 của TCVN 7364-4: 2004, độ truyền sáng của cả ba mẫu chịu bức xạ không được phép chênh quá ± 10% giá trị của ba mẫu này trước khi rọi sáng đối với các độ truyền sáng ban đầu > 20% hoặc ± 2% giá trị tuyệt đối đối với độ truyền sáng ban đầu  20%. Khi đánh giá ngoại quan không được phép xuất hiện các khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân) trên cả ba mẫu thử. Nếu một trong ba mẫu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành thử thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.

6. Vật liệu thành phần

Các loại vật liệu thành phần của kính dán an toàn nhiều lớp được nêu trong TCVN 7364-1: 2004.

7. Kích thước và hoàn thiện cạnh

Kích thước và việc hoàn thiện cạnh của kính dán an toàn nhiều lớp được quy định trong TCVN 7364-5: 2004.

8. Ngoại quan

Các yêu cầu ngoại quan đối với kính dán an toàn nhiều lớp được quy định trong TCVN 7364-6: 2004.

9. Ký hiệu quy ước

Kính dán an toàn nhiều lớp theo Tiêu chuẩn này được ký hiệu với các thông tin sau:

– Tên loại kính;

– Ký hiệu Tiêu chuẩn này;

– Chiều dầy danh nghĩa, mm;

– Chiều rộng danh nghĩa B và chiều dài danh nghĩa H, mm.

Ví dụ: Ký hiệu quy ước đối với kính dán an toàn nhiều lớp, dầy 6,4 mm, rộng 2,0 m, dài 1,50 m:

Kính dán an toàn nhiều lớp TCVN 7364-2: 2004 – 6,4 – 2000 x 1500.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7364-2:2004 VỀ KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHẦN 2: KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN7364-2:2004 Ngày hiệu lực 09/03/2005
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 22/02/2005
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 29/10/2004
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản