TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7434-2:2004 (ISO 6259-2 : 1997) VỀ ỐNG NHỰA NHIỆT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO – PHẦN 2: ỐNG POLY(VINYL CLORUA) KHÔNG HOÁ DẺO (PVC-U), POLY(VINYL CLORUA) CLO HOÁ (PVC-C) VÀ POLY(VINYL CLORUA) CHỊU VA ĐẬP CAO (PVC-HI) DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
TCVN 7434 – 2: 2004
ỐNG NHỰA NHIỆT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO – PHẦN 2: ỐNG POLY(VINYL CLORUA) KHÔNG HÓA DẺO (PVC-U), POLY(VINYL CLORUA) CLO HÓA (PVC-C) VÀ POLY(VINYL CLORUA) CHỊU VA ĐẬP CAO (PVC-HI)
Thermoplatics pipes – Determination of tensile properties – Part 2: Pipes made of unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U), chlorinated poly(vinyl chloride) (PVC-C), and high- impact poly(vinyl chloride)(PVC-Hl)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ bền kéo của ống poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U), poly(vinyl clorua) clo hóa (PVC-C) và poly(vinyl clorua) chịu va đập cao (PVC-HI), đặc biệt là những tính chất sau:
– ứng suất khi đứt;
– độ giãn dài khi đứt.
CHÚ THÍCH – Phương pháp thử chung để xác định độ bền kéo của ống nhựa nhiệt dẻo được qui định trong TCVN 7434-1:2004 (ISO 6259 – 1 : 1997).
Các qui định cơ bản ở phụ lục A, B và C được đưa ra trong tiêu chuẩn này là chỉ để tham khảo.
2. Tài liệu viện dẫn
TCVN 7434 – 1: 2004 (ISO 6259 – 1: 1997) Ống nhựa nhiệt dẻo – Xác định độ bền kéo – Phần 1: Phương pháp thử chung.
3. Nguyên tắc
Xem điều 3 của TCVN 7434 – 1: 2004 (ISO 6259-1: 1997), áp dụng cho nhựa nhiệt dẻo.
4. Thiết bị, dụng cụ
Xem điều 4 của TCVN 7434 – 1: 2004 (ISO 6259-1: 1997).
5. Mẫu thử
Xem điều 5 của TCVN 7434 – 1: 2004 (ISO 6259-1: 1997).
5.1 Bản chất của mẫu thử
5.1.1 Yêu cầu chung
Xem điều 5 của TCVN 7434 – 1: 2004 (ISO 6259-1: 1997).
5.1.2 Kích thước mẫu thử
Phụ thuộc vào phương pháp chuẩn bị mẫu thử (xem 5.2), hình dáng và kích thước của mẫu thử phải phù hợp với bảng 1 và hình 1 hoặc bảng 2 hình 2, tùy từng trường hợp cụ thể.
5.2 Chuẩn bị mẫu thử
5.2.1 Mẫu thử được lấy ở trung tâm của thanh mẫu theo chiều dài của ống phù hợp với 5.2.1 của TCVN 7434-1: 2004 (ISO 6259-1: 1997) và 5.2.2 hoặc 5.2.3 của tiêu chuẩn này, tùy từng trường hợp cụ thể.
Hình 1 – Mẫu thử được làm bằng máy (kiểu 1)
Bảng 1 – Kích thước của mẫu thử được làm bằng máy
Ký hiệu |
Mô tả |
Kích thước mm |
A |
Chiều dài tổng nhỏ nhất |
115 |
B |
Chiều rộng ở các đầu mẫu thử |
≥ 15 |
C |
Chiều dài ở chỗ hẹp nhất, có cạnh song song |
33 ± 2 |
D |
Chiều rộng ở chỗ hẹp nhất, cạnh song song |
6 |
E |
Bán kính |
14 ± 1 |
F |
Chiều dài của đoạn làm việc |
25 ± 1 |
G |
Khoảng cách ban đầu giữa các kẹp |
80 ± 5 |
H |
Chiều dày |
của ống |
Hình 2 – Mẫu thử được làm bằng khuôn cắt (kiểu 2)
Bảng 2 – Kích thước của mẫu thử làm bằng khuôn cắt
Ký hiệu |
Mô tả |
Kích thước mm |
A |
Chiều dài tổng nhỏ nhất |
115 |
B |
Chiều rộng ở các đầu mẫu thử |
25 ± 1 |
C |
Chiều dài ở chỗ hẹp nhất, có cạnh song song |
33 ± 2 |
D |
Chiều rộng ở chỗ hẹp nhất, có cạnh song song |
6 |
E |
Bán kính nhỏ của chỗ cong |
14 ± 1 |
F |
Bán kính lớn của chỗ cong |
25 ± 2 |
G |
Chiều dài đoạn làm việc |
25 ± 1 |
H I |
Khoảng cách ban đầu giữa các kẹp
Chiều dày |
80 ± 5 Của ống |
5.2.2 Đối với ống poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) và poly(vinyl clorua) chịu va đập cao (PVC-HI), mẫu thử được chuẩn bị theo điểm a) hoặc điểm b), tùy từng trường hợp cụ thể:
a) Ống có chiều dày thành nhỏ hơn hoặc bằng 12 mm
Mẫu thử có thể được chuẩn bị hoặc bằng khuôn cắt (xem hình 2), hoặc bằng máy (xem hình 1), điều này ngoại trừ đối với các phép thử so sánh và đối chiếu, các mẫu thử phải được làm bằng máy.
b) Ống có chiều dày thành lớn hơn 12 mm
Mẫu thử chỉ được chuẩn bị bằng máy (xem hình 1).
5.2.3 Đối với ống poly(vinyl clorua) clo hóa (PVC-C) và ống làm bằng hỗn hợp của poly(vinyl clorua) và poly(vinyl clorua) clo hóa (PVC-U/PVC-C), mẫu thử chỉ được chuẩn bị bằng máy, bất kể chiều dày của thành ống.
5.3 Phương pháp làm mẫu bằng khuôn cắt (xem 5.2.2.2 trong TCVN 7434 -1: 2004 (ISO 6259-1: 1997).
Dùng khuôn cắt [4.6 trong TCVN 7434-1: 2004 (ISO 6259-1: 1997)] có tiết diện xem ở hình 2.
Làm nóng thanh mẫu trong tủ sấy được giữ ở nhiệt độ giữa 125 0C và 130 0C, 1 phút cho 1 mm chiều dày của thành ống.
Cắt nhanh mẫu thử ngay trên thanh mẫu vừa lấy ra khỏi tủ sấy, áp khuôn cắt vào mặt trong của thanh mẫu và sử dụng áp suất đều liên tục. Sau đó để nguội trong không khí ở nhiệt độ môi trường.
CHÚ THÍCH Có thể làm nóng khuôn
5.4 Phương pháp làm mẫu bằng máy (xem 5.2.2.3 trong TCVN 7434 -1: 2004 (ISO 6259-1: 1997).
Đối với ống có đường kính ngoài danh nghĩa lớn hơn 110 mm, cắt thanh mẫu bằng máy.
Đối với ống có đường kính ngoài danh nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng 110 mm, làm mẫu bằng máy sau khi thanh mẫu đã được làm phẳng dưới các điều kiện sau:
a) nhiệt độ
125 0C đến 130 0C đối với ống PVC-U hoặc PVC-Hl.
135 0C đến 140 0C đối với ống PVC-C hoặc ống làm bằng hỗn hợp PVC-U/PVC-C.
b) thời gian làm nóng: 1 phút cho mỗi 1 mm chiều dày;
c) áp suất làm phẳng: một giá trị vừa đủ mà nó không làm giảm chiều dày của thanh nhựa.
Làm nguội trong không khí đến nhiệt độ môi trường.
6. Điều hòa mẫu thử
Xem điều 6 của TCVN 7434 -1: 2004 (ISO 6259-1: 1997).
7. Tốc độ thử
Tốc độ thử, ví dụ tốc độ tách của các kẹp, phải là (5 ± 0,5) mm/phút cho tất cả các mẫu thử, bất kể chiều dày.
8. Cách tiến hành
Xem điều 8 của TCVN 7434 -1: 2004 (ISO 6259-1: 1997).
9. Biểu thị kết quả
Xem điều 9 của TCVN 7434 -1: 2004 (ISO 6259-1: 1997).
10. Báo cáo thử nghiệm
Xem điều 10 của TCVN 7434 -1: 2004 (ISO 6259-1: 1997).
Phụ lục A
(tham khảo)
Ống poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC – U) – Qui định cơ bản
Phụ lục này giới thiệu độ bền kéo nhỏ nhất của ống poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U), được đo ở các điều kiện thử được cho trong TCVN 7434-1:2004 (ISO 6259-1: 1997), như sau:
a) ứng suất khi đứt: δ ≥ 45 MPa.
b) độ giãn dài khi đứt: ε ≥ 80 %.
Phụ lục B
(tham khảo)
Ống poly(vinyl clorua) clo hóa (PVC-C) và ống làm bằng hỗn hợp của poly(vinyl clorua) không hóa dẻo và poly(vinyl clorua) clo hóa (PVC-U/PVC-C) – Qui định cơ bản
Phụ lục này giới thiệu độ bền kéo nhỏ nhất của ống PVC-C và ống làm bằng hỗn hợp của PVC-U/PVC-C, đo ở các điều kiện thử được đưa ra trong TCVN 7434-1:2004 (ISO 6259-1: 1997), như dưới đây:
a) Áp dụng cho ống chịu áp suất:
– ứng suất khi đứt: δ ≥ 50 MPa;
– độ giãn dài khi đứt: ε ≥ 40 %.
b) Áp dụng cho ống không chịu áp suất:
– ứng suất khi đứt: δ ≥ 45 MPa;
– độ giãn dài khi đứt: ε ≥ 70 %.
Phụ lục C
(tham khảo)
Ống poly(vinyl clorua) chịu va đập cao (PVC-Hl) – Qui định cơ bản
Phụ lục này giới thiệu độ bền kéo nhỏ nhất của ống (PVC-Hl), đo ở các điều kiện thử được đưa ra trong TCVN 7434-1:2004 (ISO 6259-1: 1997), như dưới đây:
a) ứng suất khi đứt: δ ≥ 40 MPa;
b) độ giãn dài khi đứt: ε ≥ 80 %.
Phụ lục D
(tham khảo)
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 527-2: 1993 – Plastics – Determination of tensile properties – Part 2: Test conditions for moulding and extrusion plastics.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7434-2:2004 (ISO 6259-2 : 1997) VỀ ỐNG NHỰA NHIỆT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO – PHẦN 2: ỐNG POLY(VINYL CLORUA) KHÔNG HOÁ DẺO (PVC-U), POLY(VINYL CLORUA) CLO HOÁ (PVC-C) VÀ POLY(VINYL CLORUA) CHỊU VA ĐẬP CAO (PVC-HI) DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7434-2:2004 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ |
Ngày ban hành | 14/01/2005 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |