TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7450:2004 VỀ XE ĐẠP ĐIỆN – ĐỘNG CƠ ĐIỆN – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7450 : 2004

XE ĐẠP ĐIỆN – ĐỘNG CƠ ĐIỆN – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Electric bicycles – Electric motors – Technical requirements and test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các thông số cơ bản, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với động cơ điện một chiều dùng cho các loại xe đạp điện.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 3190:1979 Máy điện quay – Phương pháp thử chung.

TCVN 4254:1986 Máy điện quay – Cấp bảo vệ.

TCVN 4255:1986 Sản phẩm kỹ thuật điện – Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài, ký hiệu, phương pháp thử.

TCVN 5699-1:2004 Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 1: Yêu cầu chung

3. Phân loại

Xe đạp điện có thể được lắp một trong hai loại động cơ điện sau:

– Động cơ điện một chiều, không có chổi than, không có truyền động bánh răng và có điều chỉnh tốc độ vô cấp.

– Động cơ điện một chiều, có chổi than, có truyền động bánh răng để thay đổi tốc độ.

4. Yêu cầu kỹ thuật chung

4.1. Điện áp danh định: 24 V, 36 V, 48 V.

4.2 Công suất động cơ điện không lớn hơn 240 W.

4.3 Tốc độ quay danh định:

– 170 vg/ph, 270 vg/ph và 300 vg/ph đối với động cơ điện một chiều không dùng chổi than;

– 230 vg/ph đối với động cơ điện một chiều dùng chổi than.

4.4 Hiệu suất của động cơ điện không nhỏ hơn 75 %

4.5 Cách điện giữa các vòng dây phải chịu được điện áp thử bằng 1,3 điện áp danh định trong thời gian 3 min.

4.6 Cấp cách điện của cuộn dây phải là cấp A theo TCVN 5699-1:2004.

4.7 Độ tăng nhiệt bình thường lớn nhất của cuộn dây là 650C và của vỏ động cơ điện là 600C.

4.8 Động cơ điện phải được bảo vệ chống tác động của nước mưa và vật rắn lọt vào động cơ. Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài của động cơ phải đạt cấp IP 43 theo TCVN 4254:1996.

5. Phương pháp thử

5.1. Dụng cụ đo

a) Nhiệt kế: Là loại nhiệt kế có vạch chia của thang đo không lớn hơn 10C và độ chính xác đến 0,50C.

b) Dụng cụ đo điện: Vôn mét một chiều có độ chính xác cấp 1, điện trở của vôn mét không nhỏ hơn 300 W/V. Ampemét một chiều phải có độ chính xác cấp 1 hoặc cao hơn.

c) Các dụng cụ đo điện khác phải đạt yêu cầu được qui định trong TCVN 3190:1979.

5.2 Đo điện áp, công suất, số vòng quay của động cơ điện bằng dụng cụ đo điện chuyên dùng.

5.3 Đo hiệu suất động cơ điện bằng phương pháp gián tiếp theo TCVN 3190:1979.

5.4 Thử cách-điện theo TCVN 3190:1979.

5.5 Độ tăng nhiệt độ được đo lúc động cơ đạt công suất danh định ở điện áp cung cấp danh định:

– Đo nhiệt độ cuộn dây bằng phương pháp điện trở theo TCVN 3190:1979.

– Đo nhiệt độ vỏ động cơ bằng phương pháp nhiệt kế theo TCVN 3190:1979.

5.6 Thử cấp bảo vệ vỏ động cơ theo TCVN 4255:1986.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7450:2004 VỀ XE ĐẠP ĐIỆN – ĐỘNG CƠ ĐIỆN – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN7450:2004 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản