TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7624:2007 VỀ KÍNH GƯƠNG – KÍNH GƯƠNG TRÁNG BẠC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC ƯỚT – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 14/08/2007

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7624 : 2007

KÍNH GƯƠNG – KÍNH GƯƠNG TRÁNG BẠC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC ƯỚT – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Mirrors – Mirrors from silver-coated float glass by wet-chemical technology – Specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu kỹ thuật đối với kính gương tráng bạc bằng phương pháp hóa học ướt trên nền kính nổi, dùng trong xây dựng và đồ gia dụng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho kính gương dùng trong môi trường đặc biệt có độ ẩm cao, áp suất lớn như bể bơi, nhà tắm hơi, bể trị liệu…

4. Phân loại và ký hiệu qui ước

4.1. Phân loại

Theo cấu tạo của lớp phủ bảo vệ, kính gương tráng bạc được phân thành hai loại:

– loại không có lớp đồng phủ;

– loại có lớp đồng phủ.

4.2. Ký hiệu qui ước

Kính gương tráng bạc theo tiêu chuẩn này có ký hiệu qui ước theo trình tự các thông tin sau: tên sản phẩm; loại có hay không có lớp đồng phủ; chiều dày, chiều dài, chiều rộng và ký hiệu tiêu chuẩn này.

VÍ DỤ: Kính gương tráng bạc, có lớp đồng phủ, chiều dày 5 mm, chiều dài 2,4 m, chiều rộng 2,0 m, có ký hiệu qui ước như sau:

Kính gương tráng bạc, có lớp đồng
5 mm, 2400mm x 2000 mm
TCVN 7624 : 2007

5. Vật liệu

5.1. Kính nổi dùng để làm kính gương

5.1.1. Kích thước: chiều dày danh nghĩa và sai lệch kích thước cho phép của kính nổi dùng làm gương được qui định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Chiều dày danh nghĩa và sai lệch kích thước cho phép

Đơn vị tính bằng milimét

Loại chiều dày

Chiều dày danh nghĩa

Sai lệch chiều dày

Sai lệch kích thước dài và rộng

Nhỏ hơn 3000

Từ 3000 đến 5000

2

2,0

± 0,20

+ 1

– 2

3

3,0

± 0,30

5

5,0

± 2

6

6,0

CHÚ THÍCH: Chiều dài khác với qui định của Bảng 1 được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

5.1.2. Độ cong vênh: không lớn hơn 0,3%.

5.1.3. Giới hạn góc biến dạng quang học: không thấp hơn qui định trong Bảng 2 TCVN 7218:2002.

5.1.4. Độ truyền sáng: không thấp hơn qui định trong Bảng 3 TCVN 7218:2002.

5.1.5. Khuyết tật ngoại quan cho phép: theo Phụ lục A.

5.2. Lớp phản xạ

Chiều dày cần thiết của lớp bạc được qui ra tổng lượng bạc trên một đơn vị mét vuông kính, không nhỏ hơn 0,7 g/m2.

5.3. Lớp bảo vệ

5.3.1. Lớp đồng bảo vệ

Chiều dày cần thiết của lớp đồng được qui ra tổng lượng đồng trên một đơn vị mét vuông kính, từ 0,18 g/m2 đến 0,2 g/m2.

5.3.2. Lớp sơn phủ

Lớp sơn lót và lớp sơn hoàn thiện có màu khác nhau để quá trình kiểm soát được thuận tiện. Chiều dày nhỏ nhất của lớp sơn lót không nhỏ hơn 25 µm và tổng chiều dày của cả hai lớp không nhỏ hơn 45 µm.

6. Yêu cầu đối với kính gương

6.1. Hình dạng, kích thước

Kính gương có hình vuông hoặc hình chữ nhật với kích thước theo Bảng 1. Vị trí và kích thước các phần giữa, phần ngoại vi và phần mép của kính gương được mô tả ở Hình 2.

Chú giải

A – chiều dài của tấm kính;

B – chiều rộng của tấm kính;

C – phần mép của tấm kính (C = 50 mm);

Phần ngoại vi của tấm kính:

A – a = 20% của A

B – b = 20% của B

Hình 2 – Mô tả vị trí các phần của tấm kính

6.2. Khuyết tật ngoại quan

6.2.1. Khuyết tật trên lớp bạc: không cho phép có các lỗi nhìn thấy được trên lớp bạc khi quan sát bằng mắt thường dưới điều kiện ánh sáng khuếch tán, độ rọi từ 300 lx đến 600 lx, với khoảng cách 1 m và hướng quan sát phải vuông góc với gương.

6.2.3. Các khuyết tật của lớp bảo vệ: không cho phép có các lỗi nhìn thấy được (lỗ châm kim, các vết bọt vỡ, các mảnh dính của lớp bảo vệ dọc theo mép hoặc các hư hỏng của lớp bảo vệ làm lộ lớp phản chiếu bên trong) trên lớp sơn phủ khi quan sát bằng mắt thường dưới điều kiện ánh sách khuếch tán, độ rọi từ 300 lx đến 600 lx, với khoảng cách 1m và hướng quan sát phải vuông góc với gương.

6.2.4. Các khuyết tật về kính: theo Phụ lục A.

6.3. Chất lượng quang học

6.3.1. Hệ số phản xạ ánh sáng của kính gương không nhỏ hơn 0,83.

6.3.2. Độ biến dạng hình ảnh: sai lệch về khoảng cách so với giá trị lý thuyết giữa hai vạch liền kề tối đa 20 mm đối với vùng ngoại vi của tấm kính gương và 10 mm đối với vùng giữa (xem TCVN 7625 : 2007)

6.4. Độ bền

6.4.1. Độ bám dính của lớp sơn phủ không nhỏ hơn 15%.

6.4.2. Độ bền nhiệt ẩm

Kính gương phải đảm bảo không xuất hiện các khuyết tật trông thấy trong phạm vi cách mép kính 1,5 mm, sau khi thử 96 giờ theo TCVN 7625:2007.

6.4.3. Độ bền hơi muối

Kính gương phải đảm bảo không xuất hiện các khuyết tật trông thấy trong phạm vi cách mép kính 1,5 mm, sau khi thử 96 giờ theo TCVN 7625:2007.

7. Phương pháp thử

7.1. Xác định các chỉ tiêu của kính nổi theo TCVN 7219 : 2002.

7.2. Xác định các chỉ tiêu chất lượng của kính gương theo TCVN 7625 : 2007.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7624:2007 VỀ KÍNH GƯƠNG – KÍNH GƯƠNG TRÁNG BẠC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC ƯỚT – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN7624:2007 Ngày hiệu lực 14/08/2007
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 14/08/2007
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản