TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7804:2007 (ISO 751:1998) VỀ SẢN PHẨM RAU, QUẢ – XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN KHÔNG TAN TRONG NƯỚC

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 31/12/2007

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7804:2007

SẢN PHẨM RAU, QUẢ – XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN KHÔNG TAN TRONG NƯỚC

Fruit and vegetable products – Determination of water-insoluble solids

Lời nói đầu

TCVN 7804:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 751:1998;

TCVN 7804:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SẢN PHẨM RAU, QUẢ – XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN KHÔNG TAN TRONG NƯỚC

Fruit and vegetable products – Determination of water-insoluble solids

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng chất rắn không tan trong nước có trong các phần sử dụng được của sản phẩm rau, quả.

2. Nguyên tắc

Chất không hòa tan trong nước của phần mẫu thử được hòa vào nước, sau đó đem lọc, sấy khô và cân.

3. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

3.1. Cốc có mỏ, dung tích 250 ml hoặc 400 ml.

3.2. Phễu Buchner.

3.3. Giấy lọc, độ xốp trung bình.

3.4. Giấy chỉ thị

3.5. Bình cân

3.6. Bình hút ẩm, chứa chất hút ẩm hiệu quả.

3.7. Tủ sấy, có thể duy trì nhiệt độ ở 103 oC ± 2 oC.

3.8. Máy ly tâm.

3.9. Cân phân tích, độ chính xác đến 0,001 g.

4. Lấy mẫu

Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc biến đổi trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản.

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nếu không có tiêu chuẩn quy định riêng cho sản phẩm liên quan đến sản phẩm được xác định, các bên có liên quan thỏa thuận về vấn đề này.

5. Chuẩn bị mẫu thử và dụng cụ

5.1. Chuẩn bị mẫu thử

Nếu cần, trước hết loại bỏ hạt, vỏ cứng của hạt (sau khi làm tan băng với trường hợp sản phẩm đông lạnh hoặc đông lạnh sâu). Trộn kỹ mẫu phòng thử nghiệm.

Cho sản phẩm đông lạnh hoặc đông lạnh sâu tan băng trong bình kín và chuyển toàn bộ nước tan ra vào máy trộn.

Nếu cần biểu thị kết quả theo khối lượng mẫu thu được, thì cân mẫu cuối cùng trước khi loại bỏ cuống, hạt, …. sau khi rửa sạch, sấy khô và đưa chúng vào phần tính toán kết quả (xem 8.2)

5.2. Chuẩn bị dụng cụ

Đặt giấy lọc (3.3) vào bình cân (3.5) và sấy khô trong tủ sấy (3.7) ở 103 oC trong 30 min. Để nguội trong bình hút ẩm (3.6) và cân chính xác đến 0,001 g.

6. Cách tiến hành

CHÚ THÍCH: Nếu cần kiểm tra về độ lặp lại (điều 9) thì tiến hành hai lần xác định độc lập theo 6.1 đến 6.2.

6.1. Phần mẫu thử

Cân 10 g đến 100 g mẫu thử (5.1), chính xác đến 0,001 g vào cốc có mỏ 250 ml (3.1) (400 ml trong trường hợp sản phẩm có pha thêm đường), tùy theo độ đặc của sản phẩm và hàm lượng chất rắn không tan trong nước dự kiến đối với mẫu:

– cà chua cô đặc 10 g
– mứt, mứt quả 25 g
– sản phẩm nhuyễn 50 g
– nước ép rau, quả 100 g

CHÚ THÍCH: đối với sản phẩm lỏng, cũng có thể lấy phần mẫu thử theo thể tích

6.2. Phương pháp xác định

Thêm 100 ml đến 150 ml nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương vào cốc có chứa phần mẫu thử (6.1). Khuấy bằng đũa thủy tinh cho đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất. Đun đến sôi (trong trường hợp sản phẩm có pha đường, xem 7.3).

Đổ lượng chứa có trong cốc lên giấy lọc đã sấy khô (xem 5.2) đặt trên phễu Buchner (3.2) và lọc (xem 7.4). Rửa giấy lọc bằng một ít nước nóng.

Chuyển giấy lọc và lượng cặn trên giấy vào bình cân (xem 5.2), sấy trong tủ sấy (3.7) ở 103oC đến khối lượng không đổi; nghĩa là chênh lệch giữa hai lần liên tiếp sau khi sấy lại trong tủ sấy 30 min và để nguội trong bình hút ẩm khoảng 20 min, không vượt quá 0,001 g. Tiến hành cân chính xác đến 0,001 g.

7. Trường hợp cụ thể

7.1. Nước nho

Nếu phát hiện có các tinh thể kali hydro tatrat có mặt trong nước nho, thì cần xác định lượng tinh thể đó sử dụng mẫu thử khác, thu lấy tinh thể vào giấy lọc, rửa chúng với nước nho cùng loại và sau đó rửa với dung dịch etanol 50 % thể tích đã bão hòa kali hydro tartrat.

Sấy khô, cân lượng tinh thể. Khối lượng của tinh thể kali hydro tatrat phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm.

7.2. Sản phẩm cam, quýt

Tiến hành theo quy trình tương tự nếu các tinh thể hesperiden hoặc naringin có mặt trong các sản phẩm cam, quýt.

7.3. Sản phẩm pha thêm đường

Để phân tích các sản phẩm có pha thêm đường, thêm khoảng 250 ml nước, đun đến sôi và để sôi nhẹ trong khoảng từ 5 min đến 10 min.

7.4. Sản phẩm khó lọc

Nếu sản phẩm khó lọc (sản phẩm có hàm lượng pectin hoặc protein cao), hoặc trong trường hợp sản phẩm có hàm lượng đường cao (mứt hoa quả, mứt,…), thì tách chất rắn bằng máy ly tâm (3.8). Gạn dịch trong, thu lại phần cặn (lớp lắng xuống) bằng nước nóng và ly tâm tiếp. Lặp lại các thao tác này vài lần, cho đến khi nước rửa không còn chứa đường, muối, axit, … sau đó gom cặn thu được bằng ly tâm vào giấy lọc theo mô tả trong 6.2.

8. Biểu thị kết quả

8.1. Hàm lượng chất rắn không tan trong nước trong các phần sử dụng được của sản phẩm rau, quả, tính bằng phần trăm khối lượng theo công thức sau đây:

trong đó

m0 là khối lượng của phần mẫu thử (6.1), tính bằng gam;

mlà khối lượng của bình cân và giấy lọc đã sấy khô (5.2), tính bằng gam;

m2 là khối lượng của giấy lọc và cặn sau khi sấy (6.2), tính bằng gam.

8.2. Cũng có thể biểu thị kết quả theo phần mẫu đã lấy (xem 5.1) hoặc đối với các sản phẩm lỏng, thì biểu thị bằng gam trên 100 ml cho phần thể tích mẫu đã lấy.

9. Độ lặp lại

Chênh lệch tuyết đối giữa các kết quả của hai phép thử đơn lẻ độc lập, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp trên vật liệu giống hệt nhau trong cùng một phòng thử nghiệm, do một người thực hiện sử dụng cùng thiết bị thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn không quá 5 % các trường hợp lớn hơn 0,1 g chất rắn không tan trong nước trên 100 g mẫu.

10. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

c) phương pháp thử nghiệm đã dùng viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc những điều được coi là tùy ý cũng như các sự cố bất kỳ mà có thể ảnh hưởng đến kết quả;

e) kết quả thu được;

f) nếu đáp ứng yêu cầu về độ lặp lại thì ghi kết quả cuối cùng thu được.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7804:2007 (ISO 751:1998) VỀ SẢN PHẨM RAU, QUẢ – XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN KHÔNG TAN TRONG NƯỚC
Số, ký hiệu văn bản TCVN7804:2007 Ngày hiệu lực 31/12/2007
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Ngày ban hành 31/12/2007
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản