TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8052-1:2009 VỀ TẤM LỢP BITUM DẠNG SÓNG – PHẦN 1 – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8052-1 : 2009

TẤM LỢP BITUM DẠNG SÓNG – PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT

Bitumen corrugated sheets – Part 1: Specifications

Lời nói đầu

TCVN 8052-1:2009 do Viện Kiến trúc Nhiệt đới – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8052 Tấm lợp bitum dạng sóng gồm 2 phần:

– TCVN 8052-1 : 2009 Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật

– TCVN 8052-2 : 2009 Phần 2: Phương pháp thử

 

TẤM LỢP BITUM DẠNG SÓNG – PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT

Bitumen corrugated sheets – Part 1: Specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho tấm bitum dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

EN 13501-5, Fire classification of construction products and building elements – Part 5: Classification using data from external fire exposure to roofs tests (Phân loại cháy trong các sản phẩm xây dựng và các cấu kiện xây dựng – Phần 5: Phân loại sử dụng cơ sở dữ liệu từ tính chịu lửa bên ngoài của mái).

TCVN 8052-2 : 2009, Tấm lợp Bitum dạng sóng – Phần 2: Các phương pháp thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

3.1. Mái có độ dốc cao (pitched roof):

Mái có độ dốc bằng hoặc lớn hơn 15%.

3.2. Mái có độ dốc thấp (low pitched roof)

Mái có độ dốc từ 8% đến 15%.

3.3. Mái vòm cuốn (tunnel roof):

Mái có bán kính vòm mái lớn hơn 5 m.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Sai lệch kích thước

Sai lệch kích thước cơ bản đối với các loại tấm lợp dạng sóng được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 – Mức sai lệch kích thước

Kích thước danh nghĩa

Mức sai lệch cho phép

Chiều dài

+ 1,0%

– 0,2%

Chiều rộng

± 2%

Chiều dày

Theo nhà sản xuất công bố

Chiều cao sóng

Theo nhà sản xuất công bố

Bước sóng

± 3%

4.2. Các yêu cầu cơ lý của sản phẩm:

Chỉ tiêu cơ lý yêu cầu đối với các loại tấm lợp dạng sóng được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2 – Các chỉ tiêu cơ lý của sản phẩm

Chỉ tiêu

Mức quy định/sản phẩm

1. Độ bền uốn, Mpa (N/mm2)

+ Loại 1: không nhỏ hơn

+ Loại 2: lớn hơn

14

7

2. Độ bền kéo rách, N

+ Loại 1: lớn hơn

+ Loại 2: lớn hơn

200

150

3. Tính không thấm nước (thời gian xuyên nước), h, không nhỏ hơn

48

4. Hệ số truyền nhiệt, W/m2.K, nhỏ hơn

7

5. Độ ồn va đập, dB, không lớn hơn

50

6. Tỷ lệ chất hữu cơ, %

+ Loại 1: lớn hơn

+ Loại 2: nhỏ hơn hoặc bằng

70

70

7. Tính đồng nhất của sản phẩm

Đạt yêu cầu

8. Khối lượng, sai lệch cho 1m2 sản phẩm, %

± 10

4.3. Yêu cầu bền môi trường và điều kiện thời tiết tự nhiên

4.3.1. Phản ứng với lửa

Khi được thử nghiệm theo TCVN 8052-2:2009, yêu cầu tối thiểu phải đạt là Loại E (EN 13501 – 5).

4.3.2. Độ bền kéo rách sau thí nghiệm già hóa nhiệt

Khi được thử nghiệm theo TCVN 8052-2:2009, độ bền kéo rách phải không thấp hơn các giá trị ngưỡng ban đầu.

4.3.3. Tính không thấm nước sau thí nghiệm già hóa nhiệt

Khi được thử nghiệm theo TCVN 8052-2:2009, không một giọt nước nào được thấm qua vật liệu mái sau 48 giờ.

4.3.4. Khả năng chống ăn mòn đối với sương muối, axit, các chất kiềm

Khi được thử nghiệm theo TCVN 8052-2:2009, khả năng chống ăn mòn phải được chỉ rõ:

– Sau 800 giờ thử nghiệm, nếu không có dấu hiệu ăn mòn thì vật liệu được cho là không có sự ăn mòn đối với sương muối, và/hoặc với axit, và/hoặc với các chất kiềm.

– Để đạt yêu cầu về chống ăn mòn, có thể phủ hoặc sơn thêm một lớp lên các sản phẩm lợp mái.

4.3.5. Khả năng chống tia tử ngoại và nước

Khi được thử nghiệm theo TCVN 8052-2:2009, khả năng chống tia tử ngoại và nước phải được chỉ rõ: Sau 800 giờ thử nghiệm, không có vết nứt nào xuất hiện trên bề mặt của các sản phẩm lợp mái (sự thay đổi màu sắc không được tính đến).

4.3.6. Khả năng chống va đập

Khi được thử nghiệm theo TCVN 8052-2:2009, khả năng chống va đập phải không thấp hơn giá trị do nhà sản xuất công bố (MDV).

5. Phương pháp thử

Theo TCVN 8052-2:2009.

6. Ghi nhãn, bao gói

Tấm lợp bitum dạng sóng phải được bao gói thích hợp. Trên bao bì và các tài liệu giao dịch đi kèm sản phẩm cần có ít nhất các thông tin sau:

– tên hoặc tên viết tắt của nhà sản xuất;

– thương hiệu của sản phẩm hay ký hiệu khác được dùng để nhận biết sản phẩm;

– loại của sản phẩm;

– chiều dài và chiều rộng danh nghĩa;

– độ dốc và chiều cao sóng;

– viện dẫn tiêu chuẩn này.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8052-1:2009 VỀ TẤM LỢP BITUM DẠNG SÓNG – PHẦN 1 – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN8052-1:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản