TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8095-300:2010 (IEC 60050-300:2001) VỀ TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 300: PHÉP ĐO VÀ DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN ĐIỆN TỬ
TCVN 8095-300 : 2010
TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – CHƯƠNG 300: PHÉP ĐO VÀ DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ
International Electrotechnical Vocabulary – Chapter 300: Electrical and electronic measurements and measuring instruments
Lời nói đầu
TCVN 8095-300:2010 thay thế TCVN 1688-75 và TCVN 4471-87;
TCVN 8095-300:2010 hoàn toàn tương đương với IEC 60050-300: 2001;
TCVN 8095-300:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
TCVN 8095-300:2010 (IEC 60050-300:2001) là một phần của bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050)
Bộ tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050) hiện đã có các tiêu chuẩn sau:
1) TCVN 8095-151:2010 (IEC 60050-151:2001), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 151: Thiết bị điện và thiết bị từ
2) TCVN 8095-212:2009 (IEC 60050-212:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 212: Chất rắn, chất lỏng và chất khí cách điện
3) TCVN 8095-221:2010 (IEC 60050-221:1990, amendment 1:1993, amendment 2:1999 and amendment 3:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 221: Vật liệu từ và các thành phần
4) TCVN 8095-300:2010 (IEC 60050-300:2001), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Chương 300: Phép đo và dụng cụ đo điện và điện tử
5) TCVN 8095-411:2010 (IEC 60050-411:1996 and amendment 1:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 411: Máy điện quay
6) TCVN 8095-436:2009 (IEC 60050-436:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – PHần 436: Tụ điện công suất
7) TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446:1983), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 446: Rơle điện
8) TCVN 8095-461:2009 (IEC 60050-461:2008), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 461: Cáp điện
9) TCVN 8095-466:2009 (IEC 60050-466:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 466: Đường dây trên không
10) TCVN 8095-471:2009 (IEC 60050-471:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 471: Cái cách điện
11) TCVN 8095-521:2009 (IEC 60050-521:2002), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 521: Linh kiện bán dẫn và mạch tích hợp
12) TCVN 8095-602:2010 (IEC 60050-602:1983), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 602: Phát, truyền dẫn và phân phối điện – Phát điện
13) TCVN 8095-811:2010 (IEC 60050-811:1991), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 811: Hệ thống kéo bằng điện
14) TCVN 8095-845:2009 (IEC 60050-845:1987), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 845: Chiếu sang
TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – CHƯƠNG 300: PHÉP ĐO VÀ DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ
International Electrotechnical Vocabulary – Chapter 300: Electrical and electronic measurements and measuring instruments
IEC 60050-191 : 1990, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Phần 191: Độ tin cậy và chất lượng vận hành
IEC 60050-551 : 1982, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Phần 551: Điện tử công suất
IEC 60050-702 : 1992, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Phần 702: Dao động, tín hiệu và cơ cấu liên quan
ISO, IEC và các tổ chức khác, 1993, Hướng dẫn thể hiện độ không đảm bảo trong phép đo
TCVN 6165 : 1996 (VIM : 1993), Đo lường học, thuật ngữ chung và cơ bản.
Phần 311: Thuật ngữ chung liên quan đến phép đo
Mục 311-01 – Thuật ngữ cơ bản
311-01-01
(Kết quả của) Phép đo
Tập hợp các giá trị được qui về một đại lượng đo [# VIM 3.1].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng theo cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
CHÚ THÍCH 2: Giá trị giữa của toàn bộ các giá trị có thể được chọn là giá trị của đại lượng đo và tham số đặc trưng cho độ phân tán là độ không đảm bảo đo.
CHÚ THÍCH 3: Kết quả của phép đo liên quan đến số chỉ trên dụng cụ đo và liên quan đến các giá trị hiệu chỉnh có được bằng việc hiệu chuẩn và bằng cách sử dụng vật mẫu.
CHÚ THÍCH 4: Tập hợp các giá trị này có thể được xem là đại lượng đại diện cho đại lượng đo với điều kiện phải tương thích với tất cả các phép đo khác của cùng đại lượng đo.
CHÚ THÍCH 5: Tập hợp này và độ không đảm bảo đo chỉ có thể được đưa ra cùng với mức tin cậy công bố.
311-01-02
Độ không đảm bảo đo
Tham số, kết hợp với kết quả của một phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể được qui về đại lượng đo [VIM 3.9].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng theo cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
CHÚ THÍCH 2: Tham số này có thể, ví dụ, là độ lệch tiêu chuẩn (hoặc bội số cho trước của nó) hoặc một nửa độ rộng của một khoảng có mức tin cậy qui định. Các cách khác nhau để đạt được độ không đảm bảo đo được xác định trong GUM.
CHÚ THÍCH 3: Nói chung, độ không đảm bảo đo của phép đo gồm nhiều thành phần. Một số trong các thành phần này có thể được đánh giá từ phân bố thống kê các kết quả của dãy các phép đo và có thể được đặc trưng bởi độ lệch tiêu chuẩn theo kinh nghiệm. Các thành phần khác, cũng có thể được đặc trưng bởi độ lệch tiêu chuẩn, được đánh giá từ các phân bố xác suất giả thiết, dựa trên kinh nghiệm hoặc các thông tin khác.
311-01-03
Đại lượng đo
Đại lượng cụ thể phải đo [VIM 2.6].
311-01-04
Giá trị thực (của đại lượng)
Giá trị nhất quán với định nghĩa của đại lượng cụ thể cho trước [VIM 1.19].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “giá trị thực”.
CHÚ THÍCH 2: Đây là giá trị có thể thu được từ phép đo hoàn hảo.
CHÚ THÍCH 3: Các giá trị thực có bản chất là không xác định.
311-01-05
Sai số tuyệt đối
Chênh lệch đại số giữa giá trị được chỉ ra và giá trị so sánh [# VIM 3.10 + chú thích 2].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “giá trị thực”.
CHÚ THÍCH 2: Giá trị so sánh phải là giá trị thực của đại lượng nhưng vì giá trị thực không thể xác định được nên thường sử dụng giá trị thực qui ước.
311-01-06
Giá trị thực qui ước (của mỗi đại lượng)
Giá trị qui cho một đại lượng cụ thể và đôi khi theo qui ước, được chấp nhận là có độ không đảm bảo đo thích hợp cho mục đích cho trước [VIM 1.20].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
CHÚ THÍCH 2: “Giá trị thực qui ước” đôi khi được gọi là “giá trị ấn định”, “ước lượng tốt nhất của giá trị”, “giá trị qui ước” hoặc “giá trị chuẩn”. Thuật ngữ “giá trị chuẩn”, theo nghĩa này không được nhầm với “giá trị chuẩn” theo nghĩa ở 311-07-01.
CHÚ THÍCH 3: Thông thường, một số lượng lớn các kết quả đo của một đại lượng được dùng để thiết lập giá trị thực qui ước.
CHÚ THÍCH 4: Định nghĩa truyền thông dựa trên cách tiếp cận giá trị thực, xem giá trị thực qui ước là giá trị xấp xỉ với giá trị thực của đại lượng sao cho chênh lệch có thể được bỏ qua đối với mục đích sử dụng giá trị này.
311-01-07
Số chỉ
Giá trị do dụng cụ đo chỉ ra [#VIM 3.2].
CHÚ THÍCH 1: Giá trị được chỉ ra không nhất thiết là giá trị của đại lượng đo.
CHÚ THÍCH 2: Đối với vật đo, số chỉ là giá trị danh nghĩa của nó hoặc giá trị công bố.
311-01-08
Giá trị được chỉ ra
Giá trị của đại lượng đo mà dụng cụ đo chỉ ra trực tiếp trên cơ sở đường cong hiệu chuẩn của dụng cụ đo đó.
CHÚ THÍCH: Giá trị được chỉ ra có thể được suy từ số chỉ bằng cách sử dụng đường cong hiệu chuẩn.
311-01-09
Hiệu chuẩn
Tập hợp các hoạt động để thiết lập mối quan hệ đang có giữa số chỉ và kết quả của phép đo bằng cách tham chiếu đến chuẩn ở điều kiện qui định [# VIM 6.11].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
CHÚ THÍCH 2: Về nguyên tắc, mối quan hệ giữa số chỉ và kết quả của phép đo có thể được biểu thị bằng sơ đồ hiệu chuẩn.
311-01-10
Sơ đồ hiệu chuẩn
Phần của mặt phẳng tọa độ, được xác định bởi một trục là số chỉ và một trục là kết quả của phép đo, thể hiện đáp ứng của dụng cụ đo với các giá trị khác nhau của đại lượng đo.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
311-01-11
Đường cong hiệu chuẩn
Đường cong thể hiện mối quan hệ giữa giá trị được chỉ ra và giá trị của đại lượng đo.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
CHÚ THÍCH 2: Khi đường cong hiệu chuẩn là một đường thẳng đi qua zero thì sẽ tiện cho việc qui về độ dốc được xem là hằng số của dụng cụ đo.
311-01-12
Hằng số của dụng cụ đo
Độ dốc của đường cong hiệu chuẩn khi nó là đường thẳng đi qua zero [# VIM 5.8].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp trên đây, hằng số của dụng cụ đo cũng có thể được xác định là hệ số mà chỉ số của dụng cụ đo cần phải nhân với để có giá trị được chỉ ra.
311-01-13
Kiểm tra xác nhận (của tiêu chuẩn)
Tập hợp các thao tác được sử dụng để kiểm tra các số chỉ tương ứng với tập hợp các đại lượng đo đã biết cho trước nằm trong các giới hạn của sơ đồ hiệu chuẩn xác định trước, ở các điều kiện qui định.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
CHÚ THÍCH 2: Độ không đảm bảo đo đã biết của đại lượng đo được sử dụng để kiểm tra xác nhận sẽ thường được bỏ qua liên quan đến độ không đảm bảo độ ấn định cho dụng cụ đo trong sơ đồ hiệu chuẩn.
311-01-14
Tính tương thích (của phép đo)
Đặc tính được thỏa mãn bởi tất cả các kết quả đo của cùng một đại lượng đo, được đặc trưng bởi sự trùng khớp thích hợp về các khoảng của chúng.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
311-01-15
Tính liên kết chuẩn
Tính chất của kết quả đo hoặc giá trị của một chuẩn để có thể liên hệ đến các chuẩn công bố, thường là chuẩn quốc gia hoặc chuẩn quốc tế, thông qua một chuỗi so sánh không gián đoạn tất cả các độ không đảm bảo đo đã công bố [VIM 6.10].
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm này thường được thể hiện bằng tính từ.
CHÚ THÍCH 2: Chuỗi so sánh không gián đoạn được gọi là chuỗi liên kết chuẩn.
311-01-16
Giá trị qui đổi
Giá trị được qui định rõ ràng, làm chuẩn để xác định sai số qui đổi [» VIM 5.28, Chú thích].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “giá trị thực”.
CHÚ THÍCH 2: Giá trị này có thể là giới hạn trên của dải đo, chiều dài thang đo hoặc các giá trị được công bố rõ ràng.
311-01-17
Sai số tương đối
Tỷ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị so sánh [# VIM 3.12].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “giá trị thực”.
CHÚ THÍCH 2: Giá trị so sánh phải là giá trị thực của đại lượng nhưng vì không thể xác định được giá trị thực nên nói chung thường sử dụng giá trị thực qui ước.
311-01-18
Sai số qui đổi
Tỷ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị qui đổi [# VIM 5.28].
311-01-19
Độ không đảm bảo đo tương đối
Tỷ số giữa độ không đảm bảo đo và giá trị của đại lượng đo.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được sự dụng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
311-01-20
Độ không đảm bảo đo qui đổi
Tỷ số giữa độ không đảm bảo đo và giá trị qui đổi.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
311-01-21
Độ lệch (để kiểm tra xác nhận hiệu chuẩn)
Chênh lệch giữa số chỉ của dụng cụ đo được kiểm tra xác nhận hiệu chuẩn và số chỉ của dụng cụ đo chuẩn trong các điều kiện làm việc tương đương [» VIM 3.11].
Mục 311-02 – Phương pháp đo
311-02-01
Phương pháp đo trực tiếp
Phương pháp đo trong đó giá trị của đại lượng đo thu được trực tiếp mà không cần tính thêm dựa vào mối quan hệ theo hàm số giữa đại lượng đo và các đại lượng khác được đo thực sự.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị của đại lượng đo được xem là thu được trực tiếp ngay cả khi thang đo của dụng cụ đo có các giá trị liên hệ với các giá trị tương ứng của đại lượng đo bằng bảng hoặc đồ thị.
CHÚ THÍCH 2: Phương pháp đo này vẫn là trực tiếp ngay cả khi cần thực hiện các phép đo bổ sung để xác định các giá trị của đại lượng ảnh hưởng để thực hiện hiệu chỉnh.
311-02-02
Phương pháp đo gián tiếp
Phương pháp đo trong đó giá trị của một đại lượng thu được từ các phép đo thực hiện bởi các phương pháp đo trực tiếp các đại lượng khác liên hệ với đại lượng đo theo quan hệ đã biết.
311-02-03
Phương pháp đo so sánh
Phương pháp đo dựa vào so sánh một đại lượng đo với đại lượng cùng loại đã biết.
311-02-04
Phương pháp đo thay thế
Phương pháp đo so sánh trong đó đại lượng đo được thay bằng đại lượng cùng loại đã biết, được chọn theo cách để các ảnh hưởng của hai giá trị này lên dụng cụ đo là như nhau.
311-02-05
Phương pháp đo bù
Phương pháp đo so sánh trong đó đối tượng đó kết hợp với đại lượng đã biết được chọn theo cách sao cho tổng các giá trị của chúng bằng với giá trị so sánh định trước.
311-02-06
Phương pháp đo vi sai
Phương pháp đo so sánh dựa trên việc so sánh đại lượng đo cùng loại có giá trị đã biết chỉ sai khác rất ít với giá trị của đại lượng đo và so sánh chênh lệch đại số giữa các giá trị của hai đại lượng này.
311-02-07
Phương pháp đo đưa về không
Phương pháp đo vi sai trong đó chênh lệch giữa giá trị của đại lượng đo và giá trị đã biết của đại lượng cùng loại lấy làm đại lượng so sánh được đưa về zero.
311-02-08
Phương pháp đo phách
Phương pháp đo vi sai sử dụng hiện tượng đập nhịp giữa hai tần số liên quan đến hai đại lượng được so sánh, một đại lượng là đại lượng đo còn đại lượng kia là đại lượng chuẩn.
311-02-09
Phương pháp đo cộng hưởng
Phương pháp đo so sánh trong đó mối quan hệ đã biết giữa các giá trị được so sánh của một đại lượng được thiết lập bằng cách đạt đến điều kiện cộng hưởng hoặc gần cộng hưởng.
Mục 311-03 – Dụng cụ đo
311-03-01
Dụng cụ đo
Thiết bị mà riêng nó hoặc kết hợp với các thiết bị phụ trợ khác để thực hiện các phép đo [VIM 4.1].
311-03-02
Dụng cụ đo kiểu chỉ thị
Dụng cụ đo kiểu hiển thị
Dụng cụ đo hiển thị số chỉ [VIM 4.6].
CHÚ THÍCH 1: Hiển thị có thể là analog (liên tục hoặc gián đoạn), digital hoặc mã hóa.
CHÚ THÍCH 2: Giá trị của nhiều hơn một đại lượng có thể được hiển thị đồng thời.
CHÚ THÍCH 3: Dụng cụ đo kiểu hiển thị cũng có thể tự ghi.
CHÚ THÍCH 4: Hiển thị có thể gồm tín hiệu đầu ra không đọc được trực tiếp qua cách quan sát của con người nhưng có thể được giải thích bằng cơ cấu thích hợp.
311-03-03
Vật đọ
Cơ cấu được thiết kế để tái lập hoặc cung cấp một hoặc nhiều giá trị đã biết của đại lượng cho trước một cách vĩnh viễn trong quá trình sử dụng nó [VIM 4.2].
CHÚ THÍCH 1: ví dụ: điện trở chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Đại lượng liên quan có thể được gọi là đại lượng cung cấp.
311-03-04
Dụng cụ đo điện
Dụng cụ đo được thiết kế để đo đại lượng điện hoặc không điện bằng cách sử dụng phương tiện điện hoặc điện tử.
311-03-05
Thiết bị đo
Nhóm các dụng cụ đo, được thiết kế cho các mục đích đo qui định.
311-03-06
Hệ thống đo
Tập hợp toàn bộ các dụng cụ đo và thiết bị khác được lắp ráp để thực hiện các phép đo qui định [VIM 4.5].
311-03-07
Chuỗi đo
Chuỗi các phần tử của dụng cụ đo hoặc hệ thống đo tạo thành tuyến dẫn tín hiệu đo từ đầu vào đến đầu ra [VIM 4.4].
CHÚ THÍCH: Ví dụ: Tập hợp các bộ chuyển đổi, các phần tử đầu nối một hoặc nhiều dụng cụ đo đặt giữa phần tử đầu tiên là bộ cảm biến và phần tử cuối cùng của chuỗi; ví dụ, cơ cấu chỉ thị, cơ cấu ghi hoặc lưu giữ.
311-03-08
Sai số cơ bản
Sai số của dụng cụ đo khi được sử dụng trong các điều kiện chuẩn [#VIM 5.24].
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được dùng trong cách tiếp cận “giá trị thực”.
311-03-09
Độ không đảm bảo đo cơ bản
Độ không đảm bảo đo của một dụng cụ đo khi được sử dụng trong các điều kiện chuẩn.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được dùng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
311-03-10
Độ phân dải
Sự thay đổi nhỏ nhất trong đại lượng đo hoặc đại lượng được cung cấp, tạo ra sự thay đổi nhận thấy được về số đọc [#VIM 5.12].
311-03-11
Độ nhạy (của dụng cụ đo)
Tỷ số giữa sự thay đổi về số đọc với sự thay đổi tương ứng về giá trị của đại lượng đo [#VIM 5.10].
CHÚ THÍCH: Đối với dụng cụ đo có đường cong hiệu chuẩn không tuyến tính thì độ nhạy ở bất kỳ điểm cho trước nào đều là hàm số của giá trị đại lượng đó.
311-03-12
Dải đo
Dải được xác định bằng hai giá trị của đại lượng đo hoặc đại lượng cần cung cấp, trong dải đó có qui định giới hạn của độ không đảm bảo đo của dụng cụ đo [#VIM 5.4].
CHÚ THÍCH: Một dụng cụ có thể có nhiều dải đo.
311-03-13
Khoảng đo
Chênh lệch đại số giữa các giá trị giới hạn trên và giới hạn dưới của dải đo [#VIM 5.2].
311-03-14
Dải (danh nghĩa)
Dải các số chỉ có được bằng chế độ đặt cụ thể các cơ cấu điều khiển của dụng cụ đo [VIM 5.1].
CHÚ THÍCH: Dải danh nghĩa thường được công bố dưới dạng giới hạn dưới và giới hạn trên. Khi giới hạn dưới bằng zero thì dải danh nghĩa thường được công bố giới hạn trên của nó.
311-03-15
Dải điều khiển tinh
Dải các giá trị của một đại lượng được bao trùm bởi cơ cấu điều khiển tinh xung quanh giá trị đặt trước bằng cơ cấu điều khiển của chính đại lượng đó.
311-03-16
Điều chỉnh (dụng cụ đo)
Tập hợp các thao tác được thực hiện trên dụng cụ đo để nó cung cấp các số chỉ biết trước ứng với giá trị cho trước của đại lượng đo [#VIM 4.30].
CHÚ THÍCH: Khi dụng cụ được chế tạo để có số chỉ bằng không ứng với giá trị bằng không của đại lượng đo thì tập hợp các thao tác được gọi là chỉnh về không.
311-03-17
Điều chỉnh (dụng cụ đo) của người sử dụng
Sự điều chỉnh do nhà chế tạo qui định, chỉ sử dụng phương tiện có sẵn dành cho người sử dụng [» VIM 4.31].
311-03-18
Thời gian khởi động
Khoảng thời gian qui định của nhà chế tạo tính từ thời điểm sau khi đóng điện nguồn cung cấp đến thời điểm dụng cụ đo có thể được sử dụng.
311-03-09
Thời gian ổn định trước
Khoảng thời gian tính từ thời điểm sau khi đặt giá trị qui định của đại lượng đo vào mạch đo đến thời điểm dụng cụ đo phù hợp với các yêu cầu về độ chính xác.
311-03-20
Điểm “không” về điện
Vị trí cân bằng mà cơ cấu chỉ thị của dụng cụ đo cần một nguồn cung cấp phụ trợ được hướng tới khi dụng cụ đo đang vận hành và giá trị của đại lượng đo bằng zero.
CHÚ THÍCH: Điểm “không” về điện không nhất thiết phải trùng với điểm “không” về cơ.
Mục 311-04 – Chuẩn
311-04-01
Chuẩn (đo lường)
Vật đọ, dụng cụ đo, mẫu chuẩn hoặc hệ thống đo chuẩn được thiết kế để xác định, thể hiện về vật lý, duy trì hoặc tái lập đơn vị của một đại lượng hoặc bội số hoặc ước số của nó (ví dụ, điện trở chuẩn), hoặc giá trị đã biết của một đại lượng (ví dụ, pin chuẩn), có độ không đảm bảo đo cho trước [» VIM 6.1].
311-04-02
Chuẩn đầu
Chuẩn được ấn định hoặc được biết đến rộng rãi là có các đặc tính về đo lường cao nhất và có giá trị được chấp nhận mà không cần tham khảo các chuẩn khác của cùng đại lượng [VIM 6.4].
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm về chuẩn đầu có hiệu lực như nhau đối với các đại lượng cơ bản và các đại lượng dẫn xuất.
CHÚ THÍCH 2: Không được sử dụng trực tiếp chuẩn đầu đối với phép đo không phải là phép đo so sánh có các chuẩn đầu khác hoặc chuẩn chính khác.
311-04-03
Chuẩn thứ
Chuẩn có các giá trị và các độ không đảm bảo đo được xác định bằng cách so sánh trực tiếp hoặc gián tiếp với chuẩn đầu [#VIM 6.5].
311-04-04
Chuẩn chính
Chuẩn, thường có đặc tính về đo lường cao nhất sẵn có ở địa điểm hoặc tổ chức cho trước, từ đó các phép đo được dẫn xuất từ chuẩn này [VIM 6.6].
311-04-05
Chuẩn công tác
Chuẩn thường được hiệu chuẩn theo chuẩn chính, được sử dụng thường xuyên để hiệu chuẩn hoặc kiểm tra các vật đọ, dụng cụ đo hoặc vật chuẩn [» VIM 6.7].
311-04-06
Chuẩn quốc tế
Chuẩn được công nhận theo thỏa thuận quốc tế dùng làm cơ sở quốc tế để ấn định các giá trị và độ không đảm bảo đo của các chuẩn khác đối với đại lượng cho trước [#VIM 6.2].
311-04-07
Chuẩn quốc gia
Chuẩn được công nhận bởi quyết định chính thức của quốc gia làm cơ sở để ấn định các giá trị, độ không đảm bảo đo trong một quốc gia của tất cả các chuẩn khác đối với đại lượng cho trước [#VIM 6.3].
CHÚ THÍCH: Thông thường, ở một quốc gia, chuẩn quốc gia cũng là chuẩn đầu.
311-04-08
Chuẩn so sánh
Chuẩn được thiết kế để so sánh trong số chúng, các chuẩn có cùng cấp chính xác.
Mục 311-05 – Phần tử kết cấu
311-05-01
Bộ cảm biến
Phần tử đo
Phần của dụng cụ đo, hoặc chuỗi đo, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại lượng đo và phát ra tín hiệu liên quan đến giá trị của đại lượng đo [#VIM 4.14].
311-05-02
Cơ cấu chỉ thị (của dụng cụ đo)
Cơ cấu hiển thị (của dụng cụ đo)
Tập hợp các thành phần của dụng cụ đo được thiết kế để chỉ thị giá trị của đại lượng đo [#VIM 4.12].
CHÚ THÍCH: Mở rộng: phương tiện chỉ thị hoặc cơ cấu đặt của dụng cụ đo bất kỳ như vật đo hoặc máy phát tín hiệu.
311-05-03
Cơ cấu điều chỉnh
Bộ điều chỉnh
Cơ cấu được sử dụng để thực hiện việc điều chỉnh.
311-05-04
Vạch số “không” của thang đo
Vạch hoặc dấu hiệu khác cùng với số “0” trong cách đánh số thang đo.
311-05-05
Điểm “không” về cơ
Vị trí cân bằng mà cơ cấu chỉ thị có xu hướng trở về, chỉ nhờ lực phục hồi về cơ khi phần tử đo không có điện.
CHÚ THÍCH 1: Ở dụng cụ đo có điểm zero được chặn bằng cơ, vị trí cân bằng nằm ở ngoài vạch thang đo.
CHÚ THÍCH 2: Ở một số dụng cụ đo nhất định như đồng hồ đo thông lượng và đồng hồ thương số, điểm “không” về cơ là không xác định.
311-05-06
Cơ cấu chỉnh điểm “không” về cơ
Cơ cấu mà nhờ đó điểm “không” về cơ được đặt đến vị trí yêu cầu.
311-05-07
Cơ cấu di chuyển biểu đồ
Cơ cấu để di chuyển biểu đồ ghi theo hàm của đại lượng biến thiên, thường là thời gian.
311-05-08
Hiển thị digital
Thể hiện các giá trị của đại lượng đo bằng các con số xuất hiện gián đoạn và tạo thành một số chỉ thị trực tiếp từng giá trị trong các giá trị đó.
311-05-09
Hiển thị analog-digital kép
Thể hiện các giá trị của đại lượng đo bằng cách phối hợp hiển thị digital và số chỉ bằng thang đo và bộ phận chỉ.
311-05-10
Cơ cấu ghi
Cụm các bộ phận của dụng cụ đo tự ghi, ghi lại giá trị đo được trên phương tiện ghi [#VIM 4.13].
Mục 311-06 – Các hệ số ảnh hưởng đến tính năng
311-06-01
Đại lượng ảnh hưởng
Đại lượng không phải là đại lượng đo và sự thay đổi của nó ảnh hưởng đến quan hệ giữa số chỉ và kết quả của phép đo [» VIM 2.7].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được dùng trong cách tiếp cận “độ không đảm bảo đo”.
CHÚ THÍCH 2: Các đại lượng ảnh hưởng có thể có nguồn gốc từ hệ thống đo, thiết bị đo hoặc môi trường đo.
CHÚ THÍCH 3: Vì sơ đồ hiệu chuẩn phụ thuộc vào các đại lượng ảnh hưởng nên để ấn định kết quả đo cần phải biết các đại lượng ảnh hưởng liên quan có nằm trong dải qui định không.
311-06-02
Điều kiện chuẩn
Tập hợp các giá trị qui định và/hoặc dải các giá trị của đại lượng ảnh hưởng trong điều kiện đó độ không đảm bảo đo hoặc giới hạn sai số có thể chấp nhận đối với dụng cụ đo là nhỏ nhất [#VIM 5.7].
311-06-03
Quá đích (đối với thay đổi theo nấc)
Đối với thay đổi nhảy bậc, chênh lệch giữa số chỉ quá độ xa hết mức và số chỉ ổn định, được biểu diễn bằng phần trăm của số chỉ ổn định.
311-06-04
Thời gian đáp ứng theo nấc
Khoảng thời gian tính từ thời điểm đại lượng đo (hoặc đại lượng cung cấp) phải chịu sự thay đổi đột ngột qui định đến thời điểm số chỉ (hoặc đại lượng cung cấp) đạt đến và duy trì trong giới hạn qui định của giá trị ổn định cuối cùng của nó.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này thường được sử dụng cho dụng cụ đo. Còn có các định nghĩa khác.
311-06-05
Tính tuyến tính (của dụng cụ đo)
Khả năng của dụng cụ đo để cung cấp số chỉ có mối quan hệ tuyến tính với đại lượng xác định không phải là đại lượng ảnh hưởng.
CHÚ THÍCH: Phương pháp thể hiện sự thiếu tính tuyến tính là khác nhau cho các loại dụng cụ đo khác nhau và được thiết lập theo từng trường hợp cụ thể.
311-06-06
Độ lặp lại (của kết quả các phép đo)
Sự trùng khít giữa các kết quả của các phép đo liên tiếp của cùng một đại lượng đo, được thực hiện trong các điều kiện đo như nhau, tức là:
– cùng một qui trình đo,
– cùng một người quan sát,
– với dụng cụ đo giống nhau được sử dụng trong các điều kiện giống nhau,
– trong cùng một phòng thí nghiệm,
– ở các khoảng thời gian tương đối ngắn.
[»VIM 3.6].
CHÚ THÍCH: Khái niệm “qui trình đo” được định nghĩa ở VIM 2.5.
311-06-07
Độ tái lập (của các phép đo)
Sự trùng khít giữa các kết quả của các phép đo cùng một giá trị của một đại lượng đo khi từng phép đo riêng lẻ được thực hiện trong các điều kiện đo khác nhau:
– nguyên lý đo,
– phương pháp đo,
– người quan sát,
– dụng cụ đo,
– chuẩn chính,
– phòng thử nghiệm,
– trong các điều kiện sử dụng của dụng cụ đo, khác với các điều kiện thường được sử dụng,
– sau khoảng thời gian tương đối dài so với khoảng thời gian của một phép đo.
[» VIM 3.7].
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm “nguyên lý đo” và “phương pháp đo” được định nghĩa tương ứng ở VIM 2.3 và 2.4.
CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ “tính tái lập” chỉ áp dụng cho trường hợp mà các điều kiện nhất định được tính đến trên đây với điều kiện chúng phải được công bố.
311-06-08
Độ chính xác (của dụng cụ đo)
Đại lượng đặc trưng cho khả năng của dụng cụ đo có giá trị được chỉ ra gần đúng với giá trị thực của đại lượng đo [»VIM 5.18].
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng trong cách tiếp cận “giá trị thực”.
CHÚ THÍCH 2: Độ chính xác càng cao khi giá trị được chỉ ra càng gần với giá trị thực tương ứng.
311-06-09
Cấp chính xác
Nhóm các dụng cụ đo dự kiến phù hợp với một tập hợp các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến độ không đảm bảo [» VIM 5.19].
311-06-10
Chỉ số cấp chính xác
Ký hiệu qui ước về cấp chính xác bằng số hoặc ký hiệu [VIM 5.19, chú thích].
311-06-11
Tính năng
Đặc tính xác định khả năng của dụng cụ đo để đạt được các chức năng dự kiến.
311-06-12
Độ ổn định
Khả năng của dụng cụ đo để duy trì các đặc tính tính năng của nó không thay đổi trong khoảng thời gian qui định, các điều kiện khác là như nhau [»VIM 5.14].
311-06-13
Độ trôi
Sự thay đổi theo số chỉ của dụng cụ đo, thường là chậm, liên tục không nhất thiết theo cùng hướng và không liên quan đến sự thay đổi theo đại lượng [# VIM 5.16].
Mục 311-07 – Điều kiện làm việc
311-07-01
Giá trị chuẩn
Giá trị qui định của một đại lượng ảnh hưởng được xem xét trong điều kiện chuẩn [# VIM 5.7, chú thích].
311-07-02
Dải chuẩn
Dải các giá trị qui định của một đại lượng ảnh hưởng được xem xét trong điều kiện chuẩn [# VIM 5.7, chú thích].
311-07-03
Sự biến thiên (do đại lượng ảnh hưởng)
Chênh lệch giữa các giá trị được chỉ ra trong phạm vi cùng một giá trị của đại lượng đo của dụng cụ đo chỉ thị hoặc các giá trị của vật đọ khi đại lượng ảnh hưởng nhận liên tiếp hai giá trị khác nhau.
311-07-04
Hệ số ảnh hưởng
Tỷ số giữa sự biến thiên do đại lượng ảnh hưởng và sự thay đổi của đại lượng ảnh hưởng.
CHÚ THÍCH: Hệ số ảnh hưởng chỉ được sử dụng khi trên toàn dải sử dụng danh định, mối quan hệ về cơ bản là tuyến tính tồn tại giữa sự biến thiên và sự thay đổi theo đại lượng ảnh hưởng.
311-07-05
Dải sử dụng danh nghĩa
Dải các giá trị qui định mà một đại lượng ảnh hưởng có thể nhận mà không gây ra biến đổi quá mức các giới hạn qui định.
311-07-06
Giá trị giới hạn hoạt động
Giá trị cực biên mà một đại lượng ảnh hưởng có thể tiếp nhận trong quá trình hoạt động mà không làm hư hại dụng cụ đo đến mức không tiếp tục đáp ứng các yêu cầu về tính năng khi tiếp tục hoạt động trong các điều kiện chuẩn.
CHÚ THÍCH: Giá trị giới hạn có thể phụ thuộc vào khoảng thời gian áp dụng.
311-07-07
Giá trị giới hạn cất giữ
Giá trị cực biên mà một đại lượng ảnh hưởng có thể nhận được trong quá trình lưu giữ mà không làm hư hại dụng cụ đo đến mức không tiếp tục đáp ứng các yêu cầu về tính năng khi tiếp tục hoạt động trong các điều kiện chuẩn.
CHÚ THÍCH: Giá trị giới hạn có thể phụ thuộc vào khoảng thời gian áp dụng.
311-07-08
Giá trị giới hạn vận chuyển
Giá trị cực biên mà một đại lượng ảnh hưởng có thể nhận được trong khi vận chuyển mà không gây hư hại dụng cụ đo đến mức không còn đáp ứng các yêu cầu về tính năng khi tiếp tục hoạt động trong các điều kiện chuẩn.
CHÚ THÍCH: Giá trị giới hạn có thể phụ thuộc vào khoảng thời gian áp dụng.
Phần 312: Thuật ngữ chung liên quan đến phép đo điện
Mục 312-01 – Thuật ngữ cơ bản
312-01-01
Mạch dòng điện
Mạch của dụng cụ đo trong đó dòng điện bằng hoặc tỷ lệ với dòng điện của mạch điện mà dụng cụ đo được nối đến.
CHÚ THÍCH: Dòng điện này có thể là:
– dòng điện liên quan trực tiếp trong phép đo,
– dòng điện tỷ lệ được cấp bởi máy biến dòng bên ngoài;
– được trích ra từ một điện trở sun bên ngoài.
311-01-02
Mạch điện áp
Mạch của dụng cụ đo trong đó điện áp của mạch điện mà dụng cụ đo được nối đến được đặt vào.
CHÚ THÍCH: Điện áp này có thể là:
– điện áp liên quan trực tiếp trong phép đo,
– điện áp tỷ lệ được cấp bởi máy biến áp bên ngoài hoặc bộ phân áp bên ngoài;
– được trích ra từ điện trở hoặc điện trở kháng nối tiếp bên ngoài.
312-01-03
Điện áp phương thức chung
Phần của điện áp đầu vào mà biên độ và pha hoặc cực tính là như nhau tồn tại giữa từng đầu nối vào và điểm chuẩn.
CHÚ THÍCH: Điểm chuẩn này có thể là điểm nối khung hoặc đầu nối đất dùng để đo hoặc có thể là điểm không tiếp cận được.
312-01-04
Điện áp phương thức nối tiếp
Phần không mong muốn của điện áp đầu vào, xếp chồng lên điện áp này do đại lượng đo.
CHÚ THÍCH: Ví dụ điển hình về điện áp phương thức nối tiếp là các điện áp cảm ứng, ví dụ nhấp nhô trên tín hiệu một chiều hoặc thế điện nhiệt.
Mục 312-02 – Các loại dụng cụ đo
312-02-01
Dụng cụ đo hoạt động trực tiếp
Dụng cụ đo trong đó cơ cấu chỉ thị hoặc cơ cấu ghi được nối cơ đến phần tử chuyển động và được khởi động bằng phần tử chuyển động.
312-02-02
Dụng cụ đo hoạt động gián tiếp
Dụng cụ đo trong đó cơ cấu chỉ thị hoặc cơ cấu ghi được truyền động bằng động cơ hoặc cơ cấu khác, là hàm của giá trị của đại lượng đo.
312-02-03
Dụng cụ đo có điểm chặn zero
Dụng cụ đo không chỉ ra giá trị của đại lượng đo khi giá trị đó thấp hơn về giá trị tuyệt đối đến giới hạn nhất định.
CHÚ THÍCH: “Có điểm chặn zero” có thể áp dụng cho điểm “không” về cơ hoặc điểm “không” về điện.
312-02-04
Dụng cụ đo có thang đo mở rộng
Dụng cụ đo trong đó phần lớn hơn của chiều dài thang đo thể hiện một phần nhỏ của dải đo.
312-02-05
Dụng cụ đo phiếm định
Dụng cụ đo trong đó phần tử đo theo thiết kế không bị ảnh hưởng bởi trường từ đồng nhất có nguồn gốc bên ngoài.
312-02-06
Dụng cụ đo có cơ cấu khóa
Dụng cụ đo có cơ cấu cho phép phần tử chuyển động được khóa ở vị trí mà nó đang đứng tại thời điểm cho trước.
312-02-07
Dụng cụ đo có tiếp điểm
Dụng cụ đo trong đó phần tử chuyển động thao tác các tiếp điểm ở các vị trí nhất định được xác định trước.
312-02-08
Dụng cụ đo phát hiện
Dụng cụ đo được thiết kế để phát hiện một đại lượng mà không quan tâm đặc biệt đến giá trị của nó.
CHÚ THÍCH: Một số dụng cụ đo đưa ra giá trị xấp xỉ và/hoặc dấu của đại lượng.
312-02-09
Dụng cụ đo analog
Dụng cụ đo chỉ thị analog
Dụng cụ đo có số chỉ là hàm liên tục của giá trị tương ứng của đại lượng đo hoặc tín hiệu đầu vào [» VIM 4.10].
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này liên quan đến dạng thể hiện của số chỉ mà không liên quan đến nguyên lý hoạt động của dụng cụ đo.
312-02-10
Dụng cụ đo digital
Dụng cụ chỉ thị digital
Dụng cụ đo có màn hiển thị hoặc đầu ra có dạng digital [»VIM 4.11].
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này liên quan đến dạng thể hiện của số chỉ mà không liên quan đến nguyên tắc hoạt động của dụng cụ đo.
312-02-11
Dụng cụ đo tự ghi
Bộ ghi
Dụng cụ đo ghi được trên một môi trường dùng để ghi các thông tin tương ứng với các giá trị của đại lượng đo.
CHÚ THÍCH 1: Một số dụng cụ đo tự ghi có thể lắp với cơ cấu chỉ thị.
CHÚ THÍCH 2: Một số dụng cụ đo tự ghi có thể ghi thông tin tương ứng với nhiều hơn một đại lượng đo.
312-02-12
Máy hiện sóng
Dụng cụ đo được thiết kế để thể hiện ở dạng vết tạm thời các giá trị tức thời của một đại lượng.
312-02-13
Máy ghi dao động
Dụng cụ đo được thiết kế để ghi ở dạng vết vĩnh viễn các giá trị tức thời của một đại lượng.
312-02-14
Dụng cụ đo tích phân
Dụng cụ đo đưa ra tích phân của đại lượng đầu vào liên quan đến đại lượng khác thường là thời gian [#VIM 4.9].
312-02-15
Bộ chuyển đổi đo (có đầu ra điện)
Cơ cấu được thiết kế để chuyển đại lượng đo hoặc một đại lượng đã được chuyển hóa từ đó, thành đại lượng điện với độ chính xác qui định và theo qui luật cho trước [» VIM 4.3].
CHÚ THÍCH 1: Nếu đại lượng đầu vào là đại lượng điện thì đại lượng đầu vào và đầu ra có thể không cùng loại, ví dụ, điện áp và dòng điện.
CHÚ THÍCH 2: Trong một số trường hợp nhất định, bộ chuyển đổi đo cũng có tên riêng theo chức năng của chúng (ví dụ, bộ khuếch đại, bộ chuyển đổi, máy biến áp, bộ chuyển đổi tần số, v.v…)
312-02-16
Thiết bị đo từ xa
Cụm lắp ráp các dụng cụ đo không được thiết kế để chỉ ra hoặc ghi lại giá trị của đại lượng đo ở một khoảng cách so với điểm đo, sử dụng kỹ thuật viễn thông.
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng thuật ngữ “thiết bị đo từ xa” là cũ theo nghĩa này.
312-02-17
Dụng cụ đo cố định
Dụng cụ đo được thiết kế để lắp cố định và được thiết kế để nối bằng dây dẫn được lắp đặt cố định.
312-02-18
Dụng cụ đo di động
Dụng cụ đo được thiết kế để dễ dàng mang đi bằng tay và được người sử dụng nối hoặc ngắt điện.
312-02-19
Dụng cụ đo một dải
Dụng cụ đo chỉ có một dải đo.
312-02-20
Dụng cụ đo nhiều dải
Dụng cụ đo có nhiều hơn một dải đo.
312-02-21
Dụng cụ đo nhiều thang đo
Dụng cụ đo có nhiều hơn một thang đo.
312-02-22
Dụng cụ đo một chức năng
Dụng cụ đo được thiết kế để đo một loại đại lượng.
312-02-23
Dụng cụ đo nhiều chức năng
Dụng cụ đo chỉ có một cơ cấu chỉ thị, được thiết kế để đo nhiều hơn một loại đại lượng.
312-02-24
Đồng hồ đo vạn năng
Dụng cụ đo nhiều chức năng có nhiều dải đo được thiết kế để đo điện áp, dòng điện và đôi khi cả các đại lượng điện khác như điện trở.
312-02-25
Dụng cụ đo có cơ cấu điều khiển mạch điện
Dụng cụ đo cung cấp các tín hiệu điều khiển về điện ở giá trị định trước của đại lượng đo.
312-02-26
Dụng cụ đo vi sai
Dụng cụ đo được thiết kế để đo chênh lệch giữa các giá trị của hai đại lượng cùng loại tồn tại ở cùng thời điểm trong các mạch điện khác nhau.
312-02-27
Dụng cụ đo tổng
Bộ tổng
Dụng cụ đo được thiết kế để xác định tổng các giá trị của đại lượng cùng loại được đo đồng thời trong các mạch điện khác nhau.
312-02-28
Đồng hồ đo tỷ số
Thương kế
Dụng cụ đo được thiết kế để đo tỷ số hoặc thương của các giá trị của hai đại lượng.
312-02-29
Nguồn chuẩn
Cơ cấu được thiết kế để tạo ra đại lượng điện hoặc từ trong phạm vi dung sai qui định hoặc độ không đảm bảo đo qui định với mục đích làm chuẩn.
312-02-30
Cầu đo
Thiết bị đo gồm ít nhất bốn nhánh hoặc bốn nhóm phần tử mạch điện (điện trở, cuộn cảm, tụ điện, v.v…) được nối thành một tứ giác, một trong các đường chéo được cấp điện từ một nguồn và đường chéo còn lại được nối đến bộ phát hiện bằng không hoặc dụng cụ đo bằng không.
312-02-31
Đồng hồ đo điện thế
Dụng cụ đo điện áp trong đó điện áp cần đo ngược với điện áp đã biết.
312-02-32
Bộ phân áp
Cơ cấu gồm điện trở, cuộn cảm, tụ điện, (các) biến áp hoặc phối hợp các thành phần này sao cho giữa hai điểm của cơ cấu có thể đạt được một phần nhỏ điện áp mong muốn đặt vào cơ cấu.
312-02-33
Dụng cụ đo nhiệt
Dụng cụ đo nhiệt điện (Mỹ)
Dụng cụ đo hoạt động bởi hiệu ứng gia nhiệt do hiệu ứng Jun.
312-02-34
Dụng cụ đo có kim loại kép
Dụng cụ đo nhiệt trong đó số chỉ được tạo ra bởi sự biến dạng của phần tử kim loại kép, được gia nhiệt trực tiếp hoặc gián tiếp do hiệu ứng Jun.
312-02-35
Dụng cụ đo kiểu nhiệt ngẫu
Dụng cụ đo nhiệt trong đó nhờ có dòng điện theo hiệu ứng Jun đốt nóng một hoặc nhiều nhiệt ngẫu mà trên các đầu kết thúc của chúng đo được điện áp nguồn này.
312-02-36
Dụng cụ đo có bộ chỉnh lưu
Dụng cụ đo, thường có cuộn dây quay quanh nam châm vĩnh cửu kết hợp với cơ cấu chỉnh lưu được thiết kế để đo các đại lượng xoay chiều.
312-02-37
Dụng cụ đo kiểu lưỡi gà rung
Dụng cụ đo được thiết kế để đo tần số, gồm một tập hợp các lưỡi gà rung có điều hưởng, một hoặc nhiều lưỡi gà trong số đó cộng hưởng dưới tác dụng của dòng xoay chiều có tần số thích hợp chạy qua một hoặc nhiều cuộn dây cố định.
312-02-38
Bộ phân tích phổ
Dụng cụ đo được dùng để cung cấp biên độ hoặc phân bố năng lượng của tín hiệu là hàm của tần số.
312-02-39
Bộ phân tích sóng
Vôn mét điều hưởng
Vôn mét điều hưởng được trong phạm vi dải tần qui định, sử dụng để đo biên độ tín hiệu trong băng tần có hạn chế.
312-02-40
Nguồn ổn định
Trang bị cấp nguồn trong đó một hoặc nhiều đại lượng đầu ra được giữ nguyên ở các giới hạn qui định khi các điều kiện sử dụng kể cả phụ tải và các đại lượng ảnh hưởng thay đổi trong các giới hạn qui định.
312-02-41
Bộ phát tín hiệu (dùng để đo)
Nguồn tín hiệu điện có các đặc tính (dạng sóng, tần số, điện áp, v.v…) có thể được cố định hoặc được khống chế trong các giới hạn qui định.
312-02-42
Bộ so sánh
Cơ cấu mà bằng cách so sánh, cung cấp thông tin về sự chênh lệch giữa các giá trị của hai đại lượng.
312-02-43
Phản xạ kế
Dụng cụ đo được thiết kế để đo các phản xạ của sóng ánh sáng, các phản xạ riêng rẽ đang đo và hiển thị là hàm của khoảng cách hoặc vị trí.
312-02-44
Bộ phân tích mạng lưới
Dụng cụ đo được thiết kế để đo các đặc tính chuyển đổi và/hoặc trở kháng của mạng lưới tuyến tính qua thử nghiệm đáp tuyến mô phỏng trên dải tần cho trước.
Mục 312-03 – Phụ kiện
312-03-01
Phụ kiện (của dụng cụ đo)
Phần tử, nhóm các phần tử hoặc cơ cấu kết hợp với dụng cụ đo để tạo ra các đặc tính qui định khác nhau của nó.
Mục 312-04 – Bộ phận hợp thành
312-04-01
Bộ điều chỉnh điểm “không” về điện
Cơ cấu mà nhờ đó điểm “không” về điện có thể được đặt đến vị trí yêu cầu.
312-04-02
Phần tử chuyển động
Bộ phận chuyển động của phần tử đo.
312-04-03
Thanh ghi (của dụng cụ đo tích hợp)
Bộ phận của dụng cụ đo tích hợp hiển thị giá trị của đại lượng đo.
Mục 312-05 – Đặc tính vật lý
312-05-01
Mômen làm lệch
Mômen dịch chuyển
Mômen tạo ra từ hiệu ứng tĩnh điện, điện từ hoặc các hiệu ứng khác tác động lên phần tử chuyển động.
312-05-02
Mômen phục hồi
Mômen có xu hướng mang phần tử chuyển động trở vể điểm “không” về cơ của dụng cụ đo.
312-05-03
Mômen hãm (của dụng cụ đo tích hợp)
Mômen do trường của nam châm vĩnh cửu cố định tương tác với dòng điện cảm ứng bởi trường này trong phần quay của dụng cụ đo tích hợp và ngược với chiều quay của nó.
312-05-04
Mômen cản dịu
Mômen có xu hướng làm giảm các dao động không mong muốn của phần tử chuyển động.
Mục 312-06 – Đặc tính điện
312-06-01
Điện trở tới hạn
Giá trị lớn nhất của điện trở mà khi được nối qua các đầu kết thúc của cuộn dây quay quanh nam châm vĩnh cửu làm cho chuyển động của nó không theo chu kỳ.
312-06-02
Điện áp cách điện danh định
Điện áp làm việc do nhà chế tạo ấn định cho dụng cụ đo để đặc trưng cho cách điện của nó.
312-06-03
Điện áp thử nghiệm cách điện
Điện áp tại đó thực hiện thử nghiệm cách điện trên dụng cụ đo.
312-06-04
Đặc tính phụ tải
Mối quan hệ tuyến tính hoặc không tuyến tính giữa giá trị của điện áp ra và giá trị của dòng điện ra đối với phụ tải qui định và đối với chế độ đặt cố định của các cơ cấu điều khiển.
CHÚ THÍCH 1: Phụ tải có thể là phức hợp và/hoặc không tuyến tính.
CHÚ THÍCH 2: Đặc tính phụ tải có thể cũng mô tả các ảnh hưởng quá tải.
312-06-05
Tạo ổn định
Phương tiện và phương pháp mà nhờ đó dụng cụ đo duy trì các giá trị được chỉ ra hoặc được cung cấp trong thời gian qui định khi các đại lượng ảnh hưởng và/hoặc tải, nếu có, thay đổi trong các giới hạn qui định.
312-06-06
Hệ số suy giảm
Tỷ số giữa các giá trị đầu vào và đầu ra của các đại lượng cùng loại trong cơ cấu hoặc hệ thống.
CHÚ THÍCH: Khi tỷ số này nhỏ hơn 1 thì nó thường được thay bằng nghịch đảo của nó, hệ số khuếch đại.
312-06-07
Hệ số khuếch đại của dụng cụ đo
Tỷ số giữa các giá trị đầu ra và đầu vào của các đại lượng cùng loại trong cơ cấu hoặc hệ thống.
CHÚ THÍCH: Khi tỷ số này nhỏ hơn 1 thì nó thường được thay bằng nghịch đảo của nó, là hệ số suy giảm.
312-06-08
Đầu vào không đối xứng
Mạch đầu vào có ba đầu nối trong đó các giá trị danh nghĩa của các trở kháng giữa đầu nối chung và từng đầu nối trong hai đầu nối còn lại là khác nhau.
CHÚ THÍCH: Đầu nối chung của đầu vào và đầu ra không nhất thiết là tiếp cận được cũng không nhất thiết phải có cùng điện thế.
312-06-09
Đầu ra không đối xứng
Mạch điện đầu ra có ba đầu nối trong đó các giá trị danh nghĩa của các trở kháng giữa đầu nối chung và từng đầu nối trong hai đầu nối còn lại là khác nhau.
CHÚ THÍCH: Đầu nối chung của đầu vào và đầu ra không nhất thiết là tiếp cận được cũng như không nhất thiết phải có cùng điện thế.
312-06-10
Đầu vào đối xứng
Đầu vào cân bằng
Mạch đầu vào có ba đầu nối trong đó các giá trị danh nghĩa của các trở kháng giữa đầu nối chung và từng đầu nối trong hai đầu nối còn lại bằng nhau.
CHÚ THÍCH: Đầu nối chung của đầu vào và đầu ra không nhất thiết là tiếp cận được cũng không nhất thiết phải có cùng điện thế.
312-06-11
Đầu ra đối xứng
Đầu cân bằng
Mạch đầu ra ba đầu nối trong đó các giá trị danh nghĩa của các trở kháng giữa đầu nối chung và từng đầu nối trong hai đầu nối còn lại bằng nhau.
CHÚ THÍCH: Đầu nối chung của đầu vào và đầu ra không nhất thiết là tiếp cận được cũng không nhất thiết phải có cùng điện thế.
312-06-12
Mạch đầu vào thả nổi
Mạch đầu vào được cách ly với khung, với nguồn cung cấp và với đầu nối của mạch điện tiếp cận được từ bên ngoài bất kỳ khác.
312-06-13
Mạch đầu vào nối đất
Đầu vào chỉ có một đầu
Mạch đầu vào trong đó một đầu nối vào được nối đất trực tiếp; đầu nối này thường là điểm chung.
312-06-14
Mạch đầu ra nối đất
Đầu ra chỉ có một đầu
Mạch đầu ra trong đó một đầu nối ra được nối đất trực tiếp; đầu nối này thường là điểm chung.
312-06-15
Mạch đầu vào vi sai
Mạch đầu vào có hai bộ đầu nối vào, được thiết kế để đo chênh lệch giữa các giá trị của đại lượng điện cùng loại đặt lên chúng.
312-06-16
Mạch đầu ra thả nổi
Mạch đầu ra được cách ly với khung, với nguồn cung cấp và với đầu nối của mạch điện tiếp cận được từ bên ngoài bất kỳ khác
312-06-17
Mạch đầu vào và đầu ra có điểm cách ly chung
Bố trí mạch điện trong đó một trong các đầu nối vào và một trong các đầu nối ra được nối với nhau và được cách ly về điện với khung và với nguồn cung cấp.
312-06-18
Trở kháng đầu ra
Trở kháng mạch đầu ra được đo giữa các đầu nối ra trong điều kiện làm việc.
CHÚ THÍCH 1: Trở kháng có thể được biểu thị dưới dạng tổng dẫn.
CHÚ THÍCH 2: Trong một số trường hợp, ví dụ, cơ cấu lấy mẫu hoặc đồng hồ đo điện thế tự cân bằng, trở kháng có thể khác nhau theo thời điểm xác định, trước, trong hoặc sau thời điểm đo.
CHÚ THÍCH 3: Nếu mạch đầu ra có giá trị tức thời của dòng điện chạy trong các đầu nối ra là hàm phi tuyến của giá trị tức thời của điện áp ra trong các điều kiện qui định về tần số và điện áp, phối hợp của điện trở và điện kháng có thể tiêu thụ công suất tác dụng như nhau và có thể có dòng điện phản kháng chạy trong đó bằng với thành phần cơ bản chạy trong mạch đầu ra thực tế thì đôi khi được gọi là “trở kháng đầu ra tương đương”.
312-06-19
Trở kháng đầu vào
Trở kháng mạch đầu vào được đo giữa các đầu nối vào trong điều kiện làm việc.
CHÚ THÍCH 1: Trở kháng có thể được biểu thị dưới dạng tổng dẫn.
CHÚ THÍCH 2: Trong một số trường hợp, ví dụ, cơ cấu lấy mẫu hoặc đồng hồ đo điện thế tự cân bằng, trở kháng có thể khác nhau theo thời điểm xác định, trước, trong hoặc sau thời điểm đo.
CHÚ THÍCH 3: Nếu mạch đầu vào có giá trị tức thời của dòng điện chạy trong các đầu nối vào là hàm phi tuyến của giá trị tức thời của điện áp vào trong các điều kiện qui định về tần số và điện áp, phối hợp của điện trở và điện kháng có thể tiêu thụ công suất tác dụng như nhau và có thể có dòng điện phản kháng chạy trong đó bằng với thành phần cơ bản chạy trong mạch đầu vào thực tế thì đôi khi được gọi là “trở kháng đầu vào tương đương”.
312-06-20
Tỷ số loại trừ phương thức nối tiếp SMRR
Tỷ số giữa điện áp phương thức nối tiếp gây ra sự thay đổi qui định về thông tin đầu ra và điện áp được bắt đầu bởi đại lượng đo có thể tạo ra sự thay đổi giống như vậy.
CHÚ THÍCH 1: Tỷ số loại trừ phương thức nối tiếp thường được biểu diễn bằng đềxiben và có thể phụ thuộc vào tần số, dạng sóng và phương pháp đo.
CHÚ THÍCH 2: Tỷ số loại trừ phương thức nối tiếp cũng có thể áp dụng cho các đại lượng khác ngoài điện áp.
312-06-21
Tỷ số loại trừ phương thức chung CMRR
Tỷ số giữa điện áp đặt lên điểm chuẩn qui định và các đầu nối vào, khi được nối với nhau bằng mạch điện qui định và điện áp yêu cầu giữa các đầu nối vào để tạo ra cùng giá trị đầu ra.
CHÚ THÍCH 1: Tỷ số loại trừ phương thức chung thường được biểu diễn bằng đềxiben và có thể phụ thuộc vào tần số, dạng sóng và phương pháp đo.
CHÚ THÍCH 2: Tỷ số loại trừ phương thức chung cũng có thể áp dụng cho các đại lượng khác ngoài điện áp.
312-06-22
Trở kháng với đất
Trở kháng ở tần số cho trước giữa điểm qui định trong hệ thống hoặc trong hệ thống lắp đặt hoặc trong thiết bị và đất chuẩn.
CHÚ THÍCH 1: Đất chuẩn được định nghĩa ở IEC 60050-195. Theo thông lệ, điểm chuẩn có thể thay cho đất, ví dụ khung.
CHÚ THÍCH 2: Tỷ số loại trừ phương thức chung của một dụng cụ đo phụ thuộc vào các trở kháng giữa các đầu nối vào và đất. Từng trở kháng trong các trở kháng này được gọi là trở kháng phương thức chung.
Mục 312-07 – Tính năng
312-07-01
Độ lệch theo chu kỳ và/hoặc ngẫu nhiên PARD
Sai lệch không mong muốn có bản chất chu kỳ và/hoặc ngẫu nhiên về số chỉ của dụng cụ đo.
CHÚ THÍCH 1: Các sai lệch này, có thể do các nguyên nhân khác nhau, có thể xuất hiện khi có hoặc không có tín hiệu đầu vào hoặc đầu ra.
CHÚ THÍCH 2: Ù và nhấp nhô là sai lệch theo chu kỳ. Tạp và sự biến động là sai lệch ngẫu nhiên.
312-07-02
Nhấp nhô
Tập hợp các sai lệch theo chu kỳ không mong muốn liên quan đến giá trị trung bình của đại lượng được đo hoặc được cung cấp, xuất hiện ở các tần số có thể liên quan đến tần số của nguồn lưới hoặc của nguồn xác định khác như bộ san bằng.
CHÚ THÍCH: Nhấp nhô được xác định trong các điều kiện qui định và là một phần của PARD.
312-07-03
Ù
Tập hợp các sai lệch theo chu kỳ không mong muốn liên quan đến giá trị trung bình của đại lượng được đo hoặc được cung cấp, xuất hiện ở các tần số có thể liên quan đến tần số của nguồn lưới.
CHÚ THÍCH: Ù được xác định trong các điều kiện qui định và là một phần của PARD.
312-07-04
Tạp (dùng cho dụng cụ đo)
Tập hợp các sai lệch không mong muốn liên quan đến giá trị của đại lượng được đo hoặc được cung cấp, xảy ra tương đối ngẫu nhiên và thường có phổ tần rộng.
CHÚ THÍCH: Tạp được xác định trong điều kiện qui định và là một phần của PARD.
312-07-05
Dao động
Tập hợp các sai lệch không mong muốn không theo chu kỳ trong thời gian tương đối dài về giá trị trung bình của đại lượng được đo hoặc được cung cấp, xảy ra một cách tương đối ngẫu nhiên.
CHÚ THÍCH: Dao động được xác định trong điều kiện qui định và là một phần của PARD.
312-07-06
Độ tin cậy (tính năng)
Khả năng của một hạng mục để thực hiện chức năng yêu cầu trong điều kiện cho trước trong khoảng thời gian cho trước.
Phần 313: Các loại dụng cụ đo điện
Lời giới thiệu: Đối với phần lớn các dụng cụ đo sử dụng để đo đại lượng được xác định rõ, trong một số trường hợp các ký hiệu thường được sử dụng được đưa ra có thể dựa vào tên của nhà phát minh hoặc nhà thiết kế hoặc tên do họ chọn, tuy nhiên, phổ biến hơn là tên được suy ra từ tên đại lượng đo (ví dụ, máy đo tốc độ góc, máy đo chấn động, đồng hồ bấm giờ) hoặc tên của đơn vị đo ( ví dụ, vôn mét, culông mét, oát mét) hoặc bội số hoặc ước số của đơn vị thích hợp hơn đối với dải đo của dụng cụ cần xét (ví dụ, miliampe mét, kilôvôn mét, megôm mét).
Mục 313-01 – Dụng cụ đo dùng để phát hiện và chỉ thị
313-01-01
Ampe mét
Dụng cụ đo được thiết kế để đo giá trị dòng điện.
313-01-02
Điện kế dòng điện
Dụng cụ đo được thiết kế để phát hiện hoặc đo dòng điện rất nhỏ.
313-01-03
Vôn mét
Dụng cụ đo được thiết kế để đo giá trị điện áp.
313-01-04
Điện kế điện áp
Dụng cụ đo được thiết kế để phát hiện hoặc đo điện áp, tiêu thụ năng lượng không đáng kể.
313-01-05
Vôn mét đỉnh
Vôn mét được thiết kế để đo giá trị lớn nhất tức thời của điện áp dao động.
313-01-06
Oát mét
Dụng cụ đo được thiết kế để đo công suất tác dụng.
313-01-07
Var mét
Dụng cụ đo được thiết kế để đo công suất phản kháng.
313-01-08
Đồng hồ đo vôn-ampe
Đồng hồ đo công suất biểu kiến
Dụng cụ đo được thiết kế để đo công suất biểu kiến.
313-01-09
Đồng hồ đo tần số
Dụng cụ đo được thiết kế để đo tần số của đại lượng chu kỳ.
313-01-10
Đồng hồ đo điện trở đất
Dụng cụ đo được thiết kế để đo điện trở của mối nối đất.
313-01-11
Đồng hồ đo điện trở cách điện
Dụng cụ đo được thiết kế để đo điện trở cách điện.
313-01-12
Ôm mét
Đồng hồ đo điện trở
Dụng cụ đo được thiết kế để đo điện trở điện.
313-01-13
Pha mét
Dụng cụ đo được thiết kế để đo chênh lệch về pha giữa hai đại lượng điện xoay chiều có cùng tần số, một trong hai đại lượng này được lấy là pha chuẩn.
313-01-14
Đồng hồ đo hệ số công suất
Dụng cụ đo được thiết kế để đo tỷ số giữa công suất tác dụng và công suất biểu kiến trong một mạch điện.
313-01-15
Từ kế
Dụng cụ đo được thiết kế để đo giá trị của mật độ từ thông theo hướng cho trước.
313-01-16
Đồng hồ đo Ampe-giờ
Dụng cụ đo được thiết kế để đo đại lượng điện bằng tích phân dòng điện theo thời gian.
313-01-17
Đồng hồ đo từ thông
Dụng cụ đo được thiết kế để đo từ thông.
313-01-18
Culông mét
Dụng cụ đo được thiết kế để đo lượng điện tích.
313-01-19
Từ thẩm kế
Dụng cụ đo được thiết kế để xác định đặc tích từ của các chất.
313-01-20
Bộ chỉ thị cực tính
Dụng cụ phát hiện được thiết kế để chỉ thị cực tính của một ruột dẫn so với ruột dẫn khác.
313-01-21
Bộ phát hiện dòng rò xuống đất
Dụng cụ được thiết kế để phát hiện dòng rò xuống đất.
313-01-22
Đồng bộ kế
Dụng cụ được thiết kế để chỉ ra rằng hai điện áp xoay chiều hoặc hệ thống điện áp nhiều pha có cùng tần số và đồng pha.
313-01-23
Dụng cụ phát hiện sự cố cách điện
Dụng cụ được thiết kế để phát hiện sự cố trong cách điện.
313-01-24
Bộ chỉ thị thứ tự pha
Dụng cụ được thiết kế để chỉ thị thứ tự pha trong hệ thống nhiều pha, trong đó các điện áp tức thời của các dây pha đạt đến giá trị lớn nhất của chúng.
313-01-25
Bộ phát hiện mang điện áp
Dụng cụ được thiết kế để phát hiện xem thành phần dẫn là mang điện hay không.
313-01-26
Khe hở phóng điện dùng để đo
Khe hở phóng điện được thiết kế để đo điện áp đỉnh là hàm của khoảng cách phóng điện giữa hai điện cực, thường là hình cầu.
313-01-27
Điện thế dòng điện khung quay
Điện kế dòng điện trong đó cuộn dây mang dòng di chuyển trong trường từ của nam châm vĩnh cửu.
313-01-28
Điện kế điện áp hình quạt
Điện kế điện áp trong đó phần tử chuyển động được điều khiển bởi các lực tĩnh điện giữa phần tử đó và phần tử cố định có dạng hình quạt.
313-01-29
Bộ phát điện bằng từ dùng cho dòng điện sét
Dụng cụ đo được thiết kế để phát hiện xung sét và đưa ra giá trị dòng điện ước lượng bằng cách thay đổi các đặc tính về từ của một số thành phần của dụng cụ.
313-01-30
Tĩnh điện kế
Dụng cụ đo tĩnh điện được thiết kế để phát hiện hiệu điện thế hoặc điện tích.
313-01-31
Điện kế dòng điện xung kích
Điện kế dòng điện được thiết kế để đo giá trị điện tích bằng cách đọc biên độ lần quay đầu tiên của phần tử chuyển động.
313-01-32
Điện kế dòng điện chuỗi
Điện kế dòng điện trong đó phần tử chuyển động là một sợi dẫn có thể chuyển động giữa các mảnh cực của nam châm vĩnh cửu hoặc của một nam châm điện.
313-01-33
Oát mét RF
Dụng cụ đo được thiết kế để đo công suất tần số radio kể cả vi sóng.
313-01-34
Điện kế dòng điện kiểu rung
Điện kế dòng điện trong đó tần số tự nhiên của phần tử chuyển động được điều chỉnh để cộng hưởng với tần số của dòng điện cần đo hoặc cần phát hiện.
313-01-35
Đồng hồ đo năng lượng
Dụng cụ đo được thiết kế để đo năng lượng điện bằng tích phân của công suất theo thời gian.
313-01-36
Điện kế dòng điện chênh lệch
Điện kế dòng điện được thiết kế để đo chênh lệch giữa hai dòng điện.
Mục 313-02 – Bộ ghi
313-02-01
Bộ ghi thành đường liên tục
Dụng cụ đo tự ghi trong đó phần ghi là một đường liên tục.
313-02-02
Bộ ghi thành đường chấm chấm
Bộ ghi có cơ cấu in trong đó phần ghi gồm một chuỗi các điểm, các số, v.v…
313-02-03
Bộ ghi biểu đồ dải
Dụng cụ đo tự ghi trong đó biểu đồ là một dải được vẽ bởi cơ cấu dịch chuyển biểu đồ.
313-02-04
Bộ ghi X-Y
Dụng cụ đo tự ghi trong đó cơ cấu đánh dấu di chuyển dọc theo hai trục vuông góc nhờ hai cơ cấu riêng rẽ, đại lượng cần ghi được đặt lên mỗi cơ cấu.
313-02-05
Bộ ghi X-t
Bộ ghi X-Y trong đó một trong các đại lượng là thời gian.
313-02-06
Bộ ghi sự kiện
Dụng cụ đo tự ghi, ghi lại việc có hoặc không có một đại lượng hoặc trạng thái của cơ cấu hai trạng thái là hàm của thời gian.
313-02-07
Bộ ghi kiểu tang trống
Dụng cụ đo tự ghi trong đó biểu đồ được quấn thành một vòng quanh trống hình trụ, quay bởi cơ cấu dịch chuyển biểu đồ.
313-02-08
Bộ ghi kiểu đĩa
Dụng cụ đo tự ghi trong đó biểu đồ là một đĩa được quay bởi cơ cấu dịch chuyển biểu đồ.
313-02-09
Bộ ghi kiểu nhiệt
Dụng cụ đo tự ghi trong đó phần ghi được tạo thành từ bút gia nhiệt trên biểu đồ nhạy nhiệt.
313-02-10
Bộ ghi bằng bút
Dụng cụ đo tự ghi trong đó phần ghi trên biểu đồ được tạo thành từ bút không cần mực.
313-02-11
Bộ ghi bằng điểm
Dụng cụ đo tự ghi trong đó phần ghi được tạo thành bằng điểm sáng, nhìn thấy hoặc không nhìn thấy trên biểu đồ nhạy ánh sáng.
313-02-12
Bộ ghi bằng bút mực
Dụng cụ đo tự ghi trong đó phần ghi trên biểu đồ được tạo thành bằng bút có mực.
313-02-13
Bộ ghi phun (mực)
Dụng cụ đo tự ghi trong đó phần ghi được tạo thành trực tiếp bằng phun mực lên biểu đồ.
313-02-14
Bộ ghi có cơ cấu in
Dụng cụ đo tự ghi trong đó phần ghi được tạo thành bằng cách in liên tục các dấu hiệu lên biểu đồ.
313-02-15
Bộ ghi bằng từ (analog)
Dụng cụ đo tự ghi trong đó việc ghi được thực hiện liên tục trên môi chất từ tính.
313-02-16
Bộ ghi digital
Dụng cụ đo tự ghi trong đó việc ghi được thực hiện ở dạng digital trên môi chất từ tính hoặc môi chất quang hoặc trên môi chất nhớ bán dẫn.
Mục 313-03 – Bộ chuyển đổi
313-03-01
Bộ chuyển đổi (đo điện)
Cơ cấu để chuyển đại lượng xoay chiều thành dòng điện một chiều, điện áp một chiều hoặc tín hiệu digital cho các mục đích đo.
313-03-02
Bộ chuyển đổi đo điện áp
Bộ chuyển đổi được dùng để đo điện áp xoay chiều
313-03-03
Bộ chuyển đổi đo dòng điện
Bộ chuyển đổi được dùng để đo dòng điện xoay chiều.
313-03-04
Bộ chuyển đổi đo công suất tác dụng
Bộ chuyển đổi oát
Bộ chuyển đổi được dùng để đo công suất tác dụng.
313-03-05
Bộ chuyển đổi đo công suất phản kháng
Bộ chuyển đổi var
Bộ chuyển đổi được dùng để đo công suất phản kháng.
313-03-06
Bộ chuyển đổi đo tần số
Bộ chuyển đổi được dùng để đo tần số của đại lượng điện xoay chiều.
313-03-07
Bộ chuyển đổi đo góc pha
Bộ chuyển đổi được dùng để đo lệch pha giữa hai đại lượng điện xoay chiều có cùng tần số.
313-03-08
Bộ chuyển đổi nhạy với giá trị trung bình
Bộ chuyển đổi đo giá trị trung bình của sóng đầy đủ được chỉnh lưu dạng sóng đầu vào và được điều chỉnh sao cho đầu ra tương ứng với đầu vào hiệu dụng khi đầu vào là hình sin.
313-03-09
Bộ chuyển đổi nhạy với giá trị hiệu dụng
Bộ chuyển đổi được thiết kế riêng để đáp ứng với giá trị hiệu dụng của đầu vào và được nhà chế tạo mô tả để sử dụng trên dải dạng sóng qui định.
313-03-10
Bộ chuyển đổi có bù zero
Bộ chuyển đổi có zero sống
Bộ chuyển đổi cung cấp một đầu ra định trước khác “0” khi đại lượng đo bằng “0”.
313-03-11
Bộ chuyển đổi có chặn zero
Bộ chuyển đổi có đầu ra là zero khi đại lượng đo nhỏ hơn giá trị qui định.
313-03-12
Bộ chuyển đổi một phần tử
Bộ chuyển đổi có một phần tử đo.
313-03-13
Bộ chuyển đổi nhiều phần tử
Bộ chuyển đổi có hai hoặc nhiều phần tử đo trong đó các tín hiệu từ các phần tử riêng rẽ được kết hợp để tạo ra tín hiệu đầu ra tương ứng với đại lượng đo.
313-03-14
Bộ chuyển đổi nhiều ngăn
Bộ chuyển đổi có hai hoặc nhiều mạch đo độc lập cho một hoặc nhiều chức năng.
Mục 313-04 – Nguồn cấp điện ổn định
313-04-01
Nguồn cung cấp điện áp không đổi
Nguồn cung cấp được ổn định về điện áp đầu ra khi có thay đổi các đại lượng ảnh hưởng [551-19-04].
313-04-02
Nguồn cung cấp dòng điện không đổi
Nguồn cung cấp được ổn định về dòng điện đầu ra khi có thay đổi các đại lượng ảnh hưởng [551-19-05].
313-04-03
Nguồn cung cấp điện áp không đổi/dòng điện không đổi
Nguồn cung cấp làm việc như nguồn cung cấp điện áp không đổi hoặc dòng điện không đổi, tùy thuộc vào điều kiện tải [551-19-06].
Mục 313-05 – Máy hiện sóng
313-05-01
Máy hiện sóng (chùm electron)
Dụng cụ dùng cho mục đích đo hoặc quan sát, sử dụng độ lệch của một hoặc nhiều chùm electron để tạo ra hiển thị thể hiện các giá trị nhất thời hoặc hàm của các đại lượng biến đổi, một trong số các đại lượng đó thường là thời gian.
313-05-02
Máy hiện sóng đo lường
Máy hiện sóng mà nhờ thang đo và/hoặc giá trị khắc trên các vị trí chuyển đổi kết hợp với cơ cấu điều khiển độ lệch và hằng số thời gian, thích hợp để đo với giới hạn sai số qui định.
313-05-03
Máy hiện sóng quan sát
Máy hiện sóng chỉ thích hợp để quan sát định tính các đại lượng biến đổi, các giới hạn của sai số không qui định.
313-05-04
Máy hiện sóng lưu giữ
Máy hiện sóng giữ nguyên các thông tin bằng cách sử dụng phương tiện không phải là phương tiện lưu giữ bằng màn hình thông thường.
313-05-05
Máy hiện sóng lấy mẫu
Máy hiện sóng sử dụng tín hiệu lấy mẫu cùng với phương tiện để tạo hiển thị nhất quán từ các mẫu được lấy.
Mục 313-06 – Đồng hồ đo năng lượng
313-06-01
Đồng hồ đo oát-giờ
Đồng hồ đo năng lượng tác dụng
Dụng cụ đo được thiết kế để đo năng lượng tác dụng bằng cách lấy tích phân công suất tác dụng theo thời gian.
313-06-02
Đồng hồ đo var-giờ
Đồng hồ đo năng lượng phản kháng
Dụng cụ đo được thiết kế đo năng lượng phản kháng bằng cách lấy tích phân công suất tác dụng theo thời gian.
313-06-03
Đồng hồ đo vôn-ampe-giờ
Đồng hồ đo năng lượng biểu kiến
Dụng cụ đo được thiết kế để đo năng lượng biểu kiến bằng cách lấy tích phân công suất biểu kiến theo thời gian.
313-06-04
Đồng hồ đo kiểu tĩnh
Đồng hồ đo năng lượng trong đó dòng điện và điện áp đặt vào phần tử đo bằng điện tử tạo ra đầu ra tỷ lệ với năng lượng đo được.
313-06-05
Đồng hồ đo kiểu điện động
Đồng hồ đo năng lượng hoạt động nhờ việc quay khung quay của phần tử đo điện động.
313-06-06
Đồng hồ đo năng lượng cảm ứng
Đồng hồ đo năng lượng hoạt động nhờ quay đĩa của phần tử đo cảm ứng.
313-06-07
Đồng hồ đo năng lượng đo năng lượng vượt quá
Đồng hồ đo năng lượng được thiết kế để đo năng lượng vượt quá khi công suất vượt quá giá trị định trước.
313-06-08
Đồng hồ đo năng lượng có bộ chỉ thị phụ tải lớn nhất
Đồng hồ đo năng lượng lắp với phương tiện để chỉ ra giá trị công suất trung bình cao nhất trong các khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp.
313-06-09
Đồng hồ đo nhiều biểu giá
Đồng hồ đo năng lượng có nhiều thanh ghi, mỗi thanh ghi hoạt động ở khoảng thời gian qui định tương ứng với đơn giá khác nhau.
313-06-10
Đồng hồ đo năng lượng trả tiền trước
Đồng hồ đo năng lượng có cơ cấu mà bằng cách gắn phương tiện trả tiền thích hợp (ví dụ, đồng xu, xèng hoặc thẻ tín dụng), nối nguồn điện và sau đó ngắt nguồn sau khi tiêu thụ lượng năng lượng định trước hoặc sau thời gian định trước.
Mục 313-07 – Máy phát tín hiệu
313-07-01
Máy phát tín hiệu điều biên
Nguồn các tín hiệu điều biên, tần số, điện áp và hệ số điều biên của nguồn có thể được cố định hoặc điều khiển trong các giới hạn qui định.
313-07-02
Máy phát tín hiệu điều tần
Nguồn các tín hiệu điều tần, tần số, điện áp và sai lệch tần số của nguồn có thể được cố định hoặc điều khiển trong các giới hạn qui định.
Mục 313-08 – Cầu đo
Lời giới thiệu: Vì sự đa dạng của các loại cầu đo, được biết đến bằng các tên gọi khác nhau và chỉ khác nhau về chi tiết trong mạch điện của chúng nên danh mục các thuật ngữ được xác định trong mục này chỉ giới hạn ở một số loại cơ bản.
313-08-01
Cầu Wheatstone
Cầu đo bốn nhánh được thiết kế để đo giá trị của điện trở tạo thành một trong bốn nhánh, ba nhánh còn lại là các điện trở, ít nhất một trong các điện trở đó là điều chỉnh được.
313-08-02
Cầu Thompson kép
Cầu Kelvin kép
Cầu đo sáu nhánh được thiết kế để đo giá trị của điện trở bốn chân bằng cách so sánh với điện trở chuẩn bốn chân, tất cả các nhánh là điện trở, ít nhất một trong các điện trở đó là điều chỉnh được.
313-08-03
Cầu biến áp
Cầu đo dòng điện xoay chiều được thiết kế để đo trở kháng, trong đó ít nhất hai nhánh là các cuộn dây có nấc điều chỉnh trên máy biến áp, sử dụng các tỷ số đã biết của số vòng dây và từ đó có thể có các giá trị cố định tiêu chuẩn.
Mục 313-09 – Phụ kiện
313-09-01
Phụ kiện lắp lẫn được
Phụ kiện có các thuộc tính và độ chính xác của riêng nó, độc lập với các đặc tính và độ chính xác của dụng cụ đo mà nó kết hợp với.
313-09-02
Phụ kiện lắp lẫn được có hạn chế
Phụ kiện có các thuộc tính và độ chính xác của riêng nó, chỉ có thể kết hợp với dụng cụ đo mà các đặc tính nhất định nằm trong các giới hạn qui định.
313-09-03
Phụ kiện không lắp lẫn được
Phụ kiện thích hợp với các đặc tính của dụng cụ đo cụ thể.
313-09-04
Điện trở sun
Điện trở được nối song song với mạch dòng điện của dụng cụ đo để mở rộng dải đo của nó.
CHÚ THÍCH: Điện trở sun thường được thiết kế để cung cấp điện áp tỷ lệ với dòng điện cần đo.
313-09-05
Điện trở nối tiếp
Điện trở được nối nối tiếp với mạch điện áp của dụng cụ đo để mở rộng dải đo của nó.
313-09-06
Điện trở bốn chân
Điện trở có hai chân đưa dòng điện vào và hai chân dùng để đo điện áp.
313-09-07
Tụ điện nối tiếp
Tụ điện được nối nối tiếp với mạch điện áp của dụng cụ đo để mở rộng dải đo của nó.
313-09-08
Điện cảm nối tiếp
Điện cảm được nối nối tiếp với mạch điện áp của dụng cụ đo để mở rộng dải đo của nó.
313-09-09
Dây nối của dụng cụ
Dây nối gồm một hoặc nhiều ruột dẫn, được thiết kế riêng để nối liên kết dụng cụ đo và các phụ kiện.
313-09-10
Dây nối được hiệu chuẩn của dụng cụ
Dây nối của dụng cụ có giá trị điện trở qui định.
CHÚ THÍCH: Dây nối được hiệu chuẩn của dụng cụ được xem như một phụ kiện lắp lẫn được.
313-09-11
Đầu dò
Cơ cấu đầu vào của dụng cụ đo, thường được làm như một khối riêng rẽ và được nối với dụng cụ bằng cáp mềm, truyền tải đại lượng đo ở dạng thích hợp.
313-09-12
Khối cắm vào
Phần tháo ra được của dụng cụ đo, khi được lắp trong dụng cụ bằng phích cắm và ổ cắm thì cho phép dụng cụ thực hiện chức năng cụ thể.
313-09-13
Bộ suy giảm
Cơ cấu làm giảm giá trị của đại lượng điện theo tỷ số xác định.
Phần 314: Thuật ngữ riêng theo loại dụng cụ
Lời nói đầu: Cần chỉ ra rằng tiêu chuẩn sản phẩm riêng gồm có nhiều định nghĩa của các thuật ngữ cụ thể không có dưới đây.
Mục 314-01 – Dụng cụ đo analog
314-01-01
Bộ phận chỉ (của cơ cấu chỉ thị)
Phần cố định hoặc di chuyển của cơ cấu chỉ thị như kim, điểm phát sáng hoặc cửa sổ có vị trí liên quan đến thang đo, cho phép xác định giá trị của đại lượng đo [#VIM 4.16].
314-01-02
Thang đo (của dụng cụ đo analog)
Tập hợp các vạch theo thứ tự cùng với tất cả các phần được đánh số, tạo thành phần của cơ cấu chỉ thị [#VIM 4.17].
314-01-03
Mặt số
Phần của cơ cấu chỉ thị mang thang đo hoặc các thang đo [» VIM 4.27].
CHÚ THÍCH: Nói chung, mặt số cũng mang các thông tin khác đặc trưng cho dụng cụ.
314-01-04
Nhãn thang đo
Chuỗi các vạch hoặc dấu hiệu khác được phân bố trên thang đo theo qui luật thích hợp.
314-01-05
Vạch thang đo
Vạch hoặc dấu hiệu khác của nhãn thang đo.
314-01-06
Đánh số thang đo
Tập hợp các số theo thứ tự được ấn định cho các vạch thang đo nhất định [»VIM 4.28].
314-01-07
Chiều dài thang đo
Chiều dài của đường (cong hoặc thẳng) đi qua các điểm giữa của tất cả các vạch thang đo ngắn nhất, gồm từ vạch đầu tiên đến vạch cuối cùng của các vạch thang đo [»VIM 4.18].
CHÚ THÍCH: Chiều dài thang đo được thể hiện là đơn vị độ dài, bất kể đơn vị của đại lượng đo hoặc đơn vị được ghi trên thang đo.
314-01-08
Độ chia thang đo
Phần thang đo giữa hai vạch liên tiếp bất kỳ [VIM 4.20].
314-01-09
Khoảng chia thang đo
Chiều dài độ chia thang đo
Khoảng cách giữa hai vạch thang đo liên tiếp trên cùng một đường là chiều dài thang đo [VIM 4.21].
CHÚ THÍCH: Khoảng chia thang đo được thể hiện là đơn vị độ dài, bất kể đơn vị của đại lượng đo hoặc đơn vị được ghi trên thang đo.
314-01-10
Giá trị độ chia
Chênh lệch giữa các giá trị của đại lượng đo tương ứng với hai vạch thang đo liên tiếp.
314-01-11
Dụng cụ đo dùng kim
Dụng cụ chỉ thị trong đó bộ phận chỉ là kim chuyển động trên thang đo cố định.
314-01-12
Dụng cụ đo có bộ phận chỉ quang
Dụng cụ chỉ thị trong đó các số chỉ được cho bởi sự dịch chuyển của bộ phận chỉ quang trên toàn thang đo mà bộ phận chỉ này có thể là một phần của dụng cụ đo hoặc riêng rẽ.
314-01-13
Dụng cụ đo có thang đo chuyển động
Dụng cụ chỉ thị trong đó thang đo chuyển động so với bộ phận chỉ cố định.
CHÚ THÍCH: Dụng cụ trong đó thang đo nhô ra là một loại đặc biệt của dụng cụ có thang đo di chuyển.
314-01-14
Dụng cụ đo dùng bóng cột
Dụng cụ chỉ thị trong đó các số chỉ được cho bởi bóng cột trên thang đo được rọi sáng mà cột này có thể là một phần của dụng cụ hoặc riêng rẽ.
314-01-15
Dụng cụ đo tĩnh điện
Dụng cụ được thiết kế để xác định hiệu điện thế, hoạt động bằng lực tĩnh điện giữa các điện cực được nạp cố định hoặc di chuyển được.
314-01-16
Dụng cụ đo kiểu khung quanh (nam châm vĩnh cửu)
Dụng cụ đo hoạt động nhờ tác dụng của dòng điện trong khung quay với trường của nam châm vĩnh cửa cố định.
CHÚ THÍCH: Phần quay có thể có nhiều hơn một cuộn dây, ví dụ đo tổng hoặc tỷ số dòng điện.
314-01-17
Dụng cụ đo kiểu từ động
Dụng cụ đo hoạt động nhờ tương tác của trường nam châm vĩnh cửu chuyển động với dòng điện trong một hoặc nhiều cuộn dây cố định.
314-01-18
Dụng cụ đo kiểu lõi sắt động
Dụng cụ đo gồm một mảnh chuyển động được bằng vật liệu mềm có từ tính được kích hoạt bởi dòng điện trong cuộn dây cố định hoặc bởi một hoặc nhiều mảnh cố định bằng vật liệu mềm có từ tính, được từ hóa bởi dòng điện trong cuộn dây cố định.
314-01-19
Dụng cụ đo kiểu điện động
Dụng cụ đo gồm một hoặc nhiều phần tử đo, hoạt động nhờ tương tác của dòng điện trong một hoặc nhiều khung quay với dòng điện trong một hoặc nhiều cuộn dây cố định.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này thường được dành riêng cho dụng cụ không có vật liệu sắt từ trong mạch từ.
314-01-20
Dụng cụ đo kiểu từ động
Dụng cụ đo hoạt động nhờ tương tác của dòng điện trong một hoặc nhiều khung quay với dòng điện trong một hoặc nhiều cuộn dây cố định và kết hợp với vật liệu mềm có từ tính trong mạch từ.
314-01-21
Dụng cụ đo kiểu cảm ứng
Dụng cụ đo hoạt động nhờ tương tác của trường từ xoay chiều tạo ra bởi nam châm điện cố định với dòng điện được cảm ứng bởi các nam châm điện khác trong phần tử dẫn chuyển động.
Mục 314-02 – Dụng cụ đo digital
314-02-01
Chuyển đổi analog sang digital (dùng cho dụng cụ đo)
Sự chuyển đổi tín hiệu analog thể hiện cho đại lượng đo thành thể hiện digital của đại lượng đo.
314-02-02
Chuyển đổi digital sang analog (dùng cho dụng cụ đo)
Sự chuyển đổi của thể hiện digital của đại lượng đo thành tín hiệu analog thể hiện cho đại lượng đo.
314-02-03
Lập thang tỷ lệ (đối với chuyển đổi analog sang digital)
Hoạt động, thường thực hiện trước việc chuyển đổi analog sang digital, bằng cách khuếch đại hoặc làm suy giảm để làm thích hợp dải tín hiệu đầu vào với dải đầu vào của bộ chuyển đổi.
314-02-04
Chuyển đổi tuyến tính
Sự chuyển đổi trong đó tỷ số giữa sự thay đổi giá trị đầu ra và sự thay đổi tương ứng giá trị đầu vào được giữ không đổi.
314-02-05
Chuyển đổi phi tuyến
Sự chuyển đổi trong đó tỷ số giữa sự thay đổi giá trị đầu ra và sự thay đổi tương ứng giá trị đầu vào là thay đổi.
314-02-06
Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ số giữa số lần chuyển đổi từ analog sang digital hoặc từ digital sang analog được thực hiện trong một thời gian và khoảng thời gian này.
314-02-07
(Tổng) thời gian chuyển đổi
Khoảng thời gian của chuyển đổi từ analog sang digital hoặc từ digital sang analog.
314-02-08
Thời gian hiển thị
Khoảng thời gian trong đó tín hiệu ra sẵn có để đọc khi dụng cụ đo đang hoạt động liên tục.
CHÚ THÍCH: Thông thường, thời gian hiển thị được qui định ở tỷ lệ chuyển đổi lớn nhất.
314-02-09
Tràn
Tình trạng xuất hiện khi giá trị số của thông tin ra vượt quá giá trị có thể có lớn nhất có thể được hiển thị hoặc thể hiện.
314-02-10
Trạng thái ra
Tập hợp các thông tin, điện hoặc nhìn thấy được, sẵn có trong suốt thời gian hiển thị.
314-02-11
Đơn vị thể hiện
Chênh lệch nhỏ nhất giữa hai trạng thái ra liên tục.
314-02-12
Bộ chuyển đổi mã
Cơ cấu để thay đổi thể hiện thông tin theo mã cho trước thành thể hiện cùng thông tin theo mã khác.
Mục 314-03 – Bộ ghi
314-03-01
Bản ghi
Đoạn ghi được thực hiện trên biểu đồ ghi hoặc bằng sự thay đổi trạng thái trên phương tiện truyền đạt thích hợp.
314-03-02
Phương tiện ghi
Cơ cấu như dải băng, đĩa hoặc phiếu trên đó các giá trị của đại lượng đo được ghi lại.
314-03-03
Biểu đồ ghi
Phương tiện ghi, thường bằng giấy, thường được cung cấp với các đường thẳng in trước có hoặc không có số.
Mục 314-04 – Bộ chuyển đổi
314-04-01
Phần tử đo của bộ chuyển đổi
Một khối hoặc một môdun của bộ chuyển đổi chuyển đại lượng đo, hoặc một phần của đại lượng đo thành tín hiệu tương ứng.
314-04-02
Hệ số chuyển đổi
Mối quan hệ giữa giá trị của đại lượng đo với giá trị tương ứng của tín hiệu ra.
314-04-03
Khoảng đo (đầu ra)
Hiệu đại số giữa giá trị danh nghĩa trên và giá trị danh nghĩa dưới của tín hiệu ra.
314-04-04
Dải đo (của bộ chuyển đổi)
Dải được xác định bằng hai giá trị của tín hiệu đầu ra, trong phạm vi đó quan hệ giữa tín hiệu ra và tín hiệu vào phù hợp với phép đo độ chính xác [#VIM 5.4].
314-04-05
Giá trị cho phép lớn nhất của dòng điện và điện áp vào
Giá trị của dòng điện và điện áp được nhà chế tạo ấn định mà bộ chuyển đổi sẽ chịu được vĩnh viễn mà không bị hư hại.
314-04-06
Tín hiệu ra
Thể hiện analog hoặc digital của đại lượng đo do bộ chuyển đổi sinh ra.
314-04-07
Dòng điện ra
Dòng điện được sinh ra từ bộ chuyển đổi là thể hiện analog của đại lượng đo.
314-04-08
Dòng điện ra nghịch
Dòng điện ra đảo cực tính để đáp ứng với sự thay đổi về dấu hoặc chiều của đại lượng đo.
314-04-09
Giá trị giới hạn của dòng điện ra
Giới hạn trên của dòng điện ra, theo thiết kế không thể bị vượt quá trong bất kỳ điều kiện nào.
314-04-10
Điện áp phù hợp
Đối với bộ chuyển đổi có tải đầu ra biến thiên có đầu ra dòng điện, giá trị của điện áp ra mà đến giá trị này bộ chuyển đổi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về độ chính xác của nó.
Mục 314-05 – Nguồn cấp điện ổn định
314-05-01
Độ ổn định vòng kín
Chế độ làm việc trong đó giá trị của đầu ra được so sánh với giá trị chuẩn và trong đó sử dụng chênh lệch giữa các giá trị, trực tiếp hoặc gián tiếp, để duy trì đại lượng đầu ra ở giá trị mong muốn với độ không đảm bảo đo cho trước.
314-05-02
Độ ổn định vòng hở
Chế độ làm việc trong đó giá trị của đầu ra được đặt đến giá trị mong muốn bằng phương tiện bên ngoài mà không tính đến chênh lệch giữa giá trị thực và giá trị mong muốn.
314-05-03
Hoạt động thứ cấp
Chế độ hoạt động của nguồn cấp điện ổn định đạt đến điều khiển phối hợp của nguồn nối liên kết bằng cách chỉ đặt nguồn “sơ cấp”.
314-05-04
Hoạt động kéo thứ cấp
Chế độ hoạt động của nguồn cấp điện ổn định được nối liên kết và trong đó nguồn thứ cấp có các đầu ra của nó luôn duy trì bằng hoặc tỷ lệ với đầu ra của nguồn “sơ cấp”.
CHÚ THÍCH: Cấu hình trong đó nguồn thứ cấp có cực tính trái với cực tính của “nguồn sơ cấp” về đầu nối ra chung, được gọi là “kéo bù”.
314-05-05
Hoạt động song song
Chế độ hoạt động của nguồn cấp điện ổn định trong đó tất cả các đầu nối ra tương tự nhau được nối với nhau và được bố trí sao cho tổng tải được chia bởi tất cả các nguồn [551-19-1, có sửa đổi].
314-05-06
Hoạt động nối tiếp
Chế độ hoạt động của nguồn cấp điện ổn định trong đó các đầu nối ra được nối nối tiếp sao cho các điện áp của các nguồn được cộng vào.
314-05-07
Đặc tính tải ổn định
Đặc tính tải duy trì trong giới hạn qui định.
314-05-08
Sự chuyển giao của đặc tính tải
Sự chuyển đổi từ một đặc tính tải này sang đặc tính tải khác, ít nhất một trong chúng là đặc tính ổn định.
314-05-09
Sự chuyển giao từ điện áp không đổi sang dòng điện không đổi
Đáp ứng của nguồn cấp điện ổn định chuyển đổi tự động chế độ hoạt động từ ổn định điện áp sang ổn định dòng điện ra đạt đến giá trị định trước và ngược lại [551-19-08].
Mục 314-06 – Máy hiện sóng
314-06-01
Hai số sai lệch
Tỷ số giữa điện áp và biên độ sai lệch do điện áp này tạo ra.
314-06-02
Gốc thời gian
Cơ cấu được sử dụng để tạo ra sự dịch chuyển theo điểm theo hàm qui định của thời gian.
314-06-03
Quét
Dịch chuyển theo điểm được tạo ra bởi gốc thời gian.
314-06-04
Gốc thời gian chạy tự do
Gốc thời gian chạy theo chu kỳ, ngay cả khi không có tín hiệu.
CHÚ THÍCH: Gốc thời gian chạy tự do có thể được đồng bộ hoặc không. Sự đồng bộ hóa có thể ở bên trong hoặc bên ngoài.
314-06-05
Gốc thời gian nhảy bậc
Gốc thời gian mà mỗi lần quét, được khởi động bởi tín hiệu nhảy bậc, và do đó, có vị trí nghỉ.
CHÚ THÍCH 1: Thời gian của mỗi lần quét không phụ thuộc vào thời gian của đại lượng quan sát.
CHÚ THÍCH 2: Tốc độ lặp lại không nhất thiết phải theo chu kỳ.
314-06-06
Làm chậm khởi động
Mạch điện kết hợp với gốc thời gian ngăn ngừa quét khỏi bị khởi động lại cho đến khi điểm được trở về vị trí nghỉ của nó và phần tử mạch điện trở về trạng thái chờ của nó.
314-06-07
Hoạt động quét đơn
Hoạt động của gốc thời gian sao cho chỉ khởi động một quét và tất cả các quét khác được ngăn ngừa cho đến khi gốc thời gian được đặt lại từ bên ngoài.
314-06-08
Hệ số quét
Tỷ số giữa thời gian cần để điểm được dịch chuyển trên khoảng cách nhất định và khoảng cách đó.
314-06-09
Tốc độ quét
Nghịch đảo của hệ số quét
314-06-10
Mở rộng quét
Quá trình cho phép tăng tốc độ quét sao cho một phần hiển thị có thể được mở rộng để bao trùm toàn bộ sai lệch danh nghĩa theo phương ngang.
314-06-11
Quét đồng bộ
Chế độ làm việc của gốc thời gian chạy tự do trong đó việc quét định kỳ được đồng bộ để duy trì thời gian quét bằng với thời gian của đại lượng hiển thị hoặc bội số của thời gian này, do đó tạo ra hiển thị ổn định.
CHÚ THÍCH: Sự đồng bộ hóa thường được duy trì cho các thay đổi nhỏ trong thời gian của đại lượng quan sát.
314-06-12
Quét được khởi động
Chế độ hoạt động của gốc thời gian được khởi động trong đó sự bắt đầu quét trùng với điểm định trước của đại lượng hiển thị, do đó tạo ra hiển thị ổn định khi đại lượng này theo chu kỳ.
CHÚ THÍCH: Trong chế độ quét khởi động, tín hiệu khởi động bên trong có thể được tạo ra tương ứng với giá trị định trước bất kỳ của đại lượng hiển thị trên sườn dương hoặc sườn âm.
314-06-13
Khởi động bên trong
Khởi động đạt được khi tín hiệu điều khiển gốc thời gian được cung cấp bởi mạch điện bên trong được tác động bởi đại lượng quan sát.
314-06-14
Đồng bộ hóa bên trong
Sự đồng bộ hóa đạt được khi tín hiệu điều khiển gốc thời gian được cung cấp bởi mạch điện bên trong được tác động bởi đại lượng quan sát.
314-06-15
Khởi động bên ngoài
Khởi động đạt được khi tín hiệu điều khiển gốc thời gian được đặt từ bên ngoài.
314-06-16
Đồng bộ hóa bên ngoài
Sự đồng bộ hóa đạt được khi tín hiệu điều khiển gốc thời gian được đặt từ bên ngoài.
314-06-17
Biến động gốc thời gian
Sự biến động không mong muốn của vị trí hiển thị hoặc một phần của nó, theo hướng song song với quét.
CHÚ THÍCH: Sự biến động này có thể là do:
a) thay đổi không mong muốn khi trễ tín hiệu khởi động;
b) thay đổi không mong muốn của tốc độ quét.
Mục 314-07 – Đồng hồ đo năng lượng
314-07-01
Dòng điện cơ bản
Giá trị dòng điện khi phù hợp với nó thì tính năng liên quan của đồng hồ đo nối trực tiếp là cố định.
314-07-02
Dòng điện danh định
Giá trị của dòng điện khi phù hợp với nó thì tính năng liên quan của máy biến đổi vận hành đồng hồ đo là cố định.
314-07-03
Dòng điện lớn nhất
Giá trị lớn nhất của dòng điện tại đó đồng hồ đo đáp ứng các yêu cầu qui định về độ chính xác.
314-07-04
Điện áp chuẩn
Giá trị điện áp khi phù hợp với nó thì tính năng liên quan của đồng hồ đo là cố định.
314-07-05
Tần số cơ bản
Giá trị của tần số khi phù hợp với nó thì tính năng liên quan của đồng hồ đo là cố định.
314-07-06
Chỉ số cấp (của đồng hồ đo năng lượng)
Con số cho các giới hạn của giá trị tuyệt đối về sai số tương đối cho phép, được thể hiện bằng phần trăm, trong dải các giá trị qui định về dòng điện, hệ số công suất bằng 1 (và trong trường hợp đồng hồ đo nhiều pha có tải cân bằng) khi đồng hồ đo được thử nghiệm trong các điều kiện chuẩn (kể cả dung sai cho phép về các giá trị chuẩn).
314-07-07
Loại đồng hồ đo
Thiết kế cụ thể của đồng hồ đo do một nhà chế tạo thực hiện, có:
a) đặc tính về đo lường giống nhau;
b) kết cấu đồng nhất các bộ phận xác định các đặc tính này;
c) cùng tỷ số về dòng điện lớn nhất và dòng điện chuẩn.
CHÚ THÍCH 1: Một loại có thể có vài giá trị dòng điện chuẩn và điện áp chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Đồng hồ đo được nhà chế tạo ký hiệu theo một hoặc nhiều nhóm chữ cái hoặc chữ số, hoặc kết hợp cả chữ cái và chữ số. Mỗi loại chỉ có một ký hiệu.
CHÚ THÍCH 3: Loại được thể hiện bằng (các) đồng hồ đo mẫu được thiết kế để thử nghiệm điển hình và có đặc tính (dòng điện chuẩn và điện áp chuẩn) được chọn từ các giá trị nêu trong bảng do nhà chế tạo đề nghị.
314-07-08
Hằng số (đồng hồ đo)
Giá trị thể hiện mối quan hệ giữa năng lượng tác dụng được đồng hồ đo ghi lại và giá trị tương ứng của đầu ra thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Nếu giá trị này là số lượng xung thì hằng số cần là xung trên kilô oát-giờ (imp/kWh) hoặc oát-giờ trên xung (Wh/imp).
314-07-09
Thanh ghi
Cơ cấu điện cơ hoặc điện tử lưu trữ và hiển thị thông tin thể hiện năng lượng được đo.
CHÚ THÍCH 1: Trong đồng hồ đo kiểu tĩnh, thanh ghi gồm bộ nhớ và hiển thị.
CHÚ THÍCH 2: Có thể sử dụng hiển thị đơn lẻ với nhiều bộ nhớ điện tử tạo thành nhiều thanh ghi.
314-07-10
Bộ nhớ (đối với đồng hồ đo kiểu tĩnh)
Phần tử lưu trữ thông tin digital thể hiện năng lượng cần đo.
314-07-11
Hiển thị (đối với đồng hồ đo kiểu tĩnh)
Cơ cấu hiển thị (các) nội dung của (các) bộ nhớ.
314-07-12
Cơ cấu thử nghiệm đầu ra (của đồng hồ đo năng lượng)
Cơ cấu có thể được sử dụng để xác định sai số của đồng hồ đo.
CHÚ THÍCH: Cơ cấu này có thể là vạch trên đĩa, đối với đồng hồ đo cảm ứng điện cơ trong đó việc đi qua vạch được phát hiện bằng cơ cấu quang điện bên ngoài, đối với đồng hồ đo kiểu tĩnh là cơ cấu phát xung điện tử bên trong.
314-07-13
Bộ chỉ thị hoạt động
Cơ cấu cho tín hiệu nhìn thấy được về hoạt động của đồng hồ đo.
314-07-14
Đế (của đồng hồ đo năng lượng)
Phần phía sau của vỏ nhờ đó nó được cố định và được gắn với phần tử đo, các đầu nối hoặc khớp đầu nối và nắp.
CHÚ THÍCH: Đối với đồng hồ đo lắp chìm, đế đồng hồ đo có thể gồm các cạnh của vỏ.
314-07-15
Khớp nối (của đồng hồ đo năng lượng)
Đế có các ngàm kẹp để nhận các đầu nối của đồng hồ đo tháo ra được và có các đầu nối để nối với dây nguồn.
CHÚ THÍCH: Khớp nối có thể được thiết kế để nhận một hoặc nhiều đồng hồ đo.
314-07-16
Nắp (của đồng hồ đo năng lượng)
Vỏ bọc phía trên của đồng hồ đo, làm bằng vật liệu trong suốt hoàn toàn hoặc vật liệu thấu quang có (các) cửa sổ qua đó có thể đọc bộ chỉ thị hoạt động (nếu có) và màn hiển thị.
314-07-17
Vỏ (của đồng hồ đo năng lượng)
Tập hợp tạo thành đế và nắp.
314-07-18
Khối đầu nối
Vật đỡ làm bằng vật liệu cách điện trên đó tất cả hoặc một số đầu nối của đồng hồ đo được nhóm với nhau.
314-07-19
Nắp đầu nối
Nắp bảo vệ đầu nối của đồng hồ đo và nói chung, các đầu của sợi dây bên ngoài hoặc cáp nối với đầu nối.
314-07-20
Đồng hồ đo lắp trong nhà
Đồng hồ đo chỉ có thể sử dụng trong khu vực yêu cầu bảo vệ bổ sung chống ảnh hưởng của môi trường (ví dụ, trong nhà hoặc trong tủ).
314-07-21
Đồng hồ đo lắp ngoài trời
Đồng hồ đo có thể được sử dụng mà không cần bảo vệ bổ sung trong môi trường để hở.
Mục 314-08 – Máy phát tín hiệu
314-08-01
Điều biên
Qui trình nhờ đó biên độ của sóng mang theo chu kỳ được biến đổi theo qui luật qui định [702-06-1, có sửa đổi].
CHÚ THÍCH: Kết quả của quá trình này là tín hiệu được điều biên.
314-08-02
Điều tần
Quá trình nhờ đó tần số của sóng mang được biến đổi theo qui luật qui định [702-06-37, có sửa đổi].
CHÚ THÍCH: Kết quả của quá trình này là tín hiệu được điều tần.
314-08-03
Điều pha
Quá trình nhờ đó pha của sóng mang được biến đổi so với hàm sin chuẩn, theo qui luật qui định [702-06-36, có sửa đổi].
CHÚ THÍCH: Kết quả của quá trình này là tín hiệu được điều pha.
314-08-04
Hệ số điều biên
Đối với điều biên, tỷ số giữa nửa hiệu của biên độ lớn nhất và biên độ nhỏ nhất với giá trị trung bình của biên độ [702-06-19].
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này không áp dụng cho điều biến không đối xứng hoặc quá điều biến.
314-08-05
Đường bao của tín hiệu điều biên
Đường biên trên và đường biên dưới của vùng được sóng mang quét qua khi vẽ biểu đồ theo thời gian trong khi pha của tín hiệu điều biên thay đổi liên tục qua góc 3600.
314-08-06
Méo điều biến
Sự biến dạng của đường bao của tín hiệu điều biên so với dạng sóng của tín hiệu điều biên.
314-08-07
Độ lệch tần số (tuyệt đối)
Chênh lệch lớn nhất giữa tần số tức thời của sóng điều tần và tần số trung bình của sóng mang.
314-08-08
Méo điều tần
Sự biến dạng của dạng sóng của sự chênh lệch giữa tần số tức thời và tần số trung bình khi được so sánh với dạng sóng của tín hiệu điều biên.
314-08-09
Chuyển dịch tần số sóng mang
SỰ thay đổi tần số sóng mang trung bình do có điều biên.
314-08-10
Dải tần
Dải tần số dùng để đo.
314-08-11
Băng tần
Phần của dải tần của máy phát tín hiệu trong đó tần số có thể được điều chỉnh liên tục hoặc nhảy bậc.
314-08-12
Chồng chéo băng tần
Phần của dải tần chung cho hai băng tần liền kề, do đó đảm bảo tính liên tục của dải đo.
314-08-13
Điện áp đầu ra phối hợp
Điện áp qua các đầu nối ra qui định của dụng cụ đo khi trở kháng bằng trở kháng nguồn danh định, sóng mang không được điều biên.
CHÚ THÍCH: Giá trị của điện áp được thể hiện là giá trị hiệu dụng đối với sóng sin và là giá trị đỉnh- điểm uốn đối với sóng không sin có chủ ý.
314-08-14
Sức điện động nguồn
Điện áp mạch hở
Hai lần giá trị điện áp đầu ra phối hợp.
314-08-15
Công suất đầu ra lớn nhất
Công suất lớn nhất có thể phân phối bởi máy phát tín hiệu vào trở kháng tải danh định.
Mục 314-09 – Cầu đo
314-09-01
Cơ cấu thay đổi dải đo
Chuyển mạch hoặc cơ cấu tương tự trong đó dải đo có thể được nhân với hệ số thích hợp (ví dụ 0,1).
314-09-02
Hệ số dải đo
Hệ số nhân của số chỉ của dụng cụ đo.
314-09-03
Mặt số dùng để đo
Mặt số mà từ đó giá trị của đại lượng đo được xác định, có tính đến hệ số dải đo, nếu có.
314-09-04
Chế độ đặt mặt số
Chế độ đặt của các mặt số dùng để đo sau khi cân bằng cầu, nhân với hệ số dải đo, nếu có, khi xác định giá trị điện trở thử nghiệm.
314-09-05
Giá trị điện trở dùng để nối (điện thế)
Điện trở của dây dẫn đối với cầu bốn cực, nối với đầu nối điện thế của cầu với đầu nối điện thế của điện trở thử nghiệm cộng với điện trở của dây dẫn điện thế bên trong điện trở thử nghiệm.
314-09-06
Giá trị điện trở của dây nối (dòng điện)
Giá trị điện trở của ruột dẫn nối đầu nối mang dòng của cầu bốn cực với đầu nối dòng điện tương ứng của điện trở thử nghiệm cộng với điện trở của ruột dẫn dòng điện bên trong điện trở thử nghiệm.
Phụ lục A
(tham khảo)
Thư mục tài liệu tham khảo
Các tài liệu dưới đây được tham khảo khi soạn thảo tiêu chuẩn này:
TCVN 8098-1:2010 (IEC 60051:1986), Dụng cụ đo điện analog chỉ thị hoạt động trực tiếp và phụ kiện của chúng
IEC 60351-1,-2:1976, Thể hiện các đặc tính của máy hiện sóng tia âm cực
IEC 60359: 1987, Thể hiện đặc tính của thiết bị điện và điện tử
IEC 60478-1:1974, Nguồn cấp điện ổn định, đầu ra một chiều.
IEC 60548:1976, Thể hiện các đặc tính của lấy mẫu máy hiện sóng
IEC 60564:1977, Cầu một chiều dùng để đo điện trở
IEC 60618:1978, Bộ phận áp cảm ứng
IEC 60687:1992, Đồng hồ đo oát-giờ kiểu tĩnh xoay chiều đo điện năng tác dụng (cấp chính xác 0,2S và 0,5S) IEC 60688:1992, Bộ chuyển đổi đo điện để chuyển các đại lượng điện xoay chiều thành tín hiệu analog hoặc digital
IEC 61028:1991, Dụng cụ đo điện – Bộ ghi X-Y
IEC 61036:1990, Đồng hồ đo oát-giờ tĩnh xoay chiều đo điện năng tác dụng (cấp chính xác 1 và 2)
IEC 61143:1992, Dụng cụ đo điện – Bộ ghi X-t
INC-1:1980, Khuyến cáo CIPM
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
Phần 311: Thuật ngữ chung liên quan đến phép đo
Mục 311-01: Thuật ngữ cơ bản
Mục 311-02: Phương pháp đo
Mục 311-03: Dụng cụ đo
Mục 311-04: Chuẩn
Mục 311-05: Phần tử kết cấu
Mục 311-06: Các hệ số ảnh hưởng đến tính năng
Mục 311-07: Điều kiện làm việc
Phần 312: Thuật ngữ chung liên quan đến phép đo điện
Mục 312-01: Thuật ngữ cơ bản
Mục 312-02: Các loại dụng cụ đo
Mục 312-03: Phụ kiện
Mục 312-04: Bộ phận hợp thành
Mục 312-05: Đặc tính vật lý
Mục 312-06: Đặc tính điện
Mục 312-07: Tính năng
Phần 313: Các loại dụng cụ đo điện
Mục 313-01: Dụng cụ đo dùng để phát hiện và chỉ thị
Mục 313-02: Bộ ghi
Mục 313-03: Bộ chuyển đổi
Mục 313-04: Nguồn cấp điện ổn định
Mục 313-05: Máy hiện sóng
Mục 313-06: Đồng hồ đo năng lượng
Mục 313-07: Máy phát tín hiệu
Mục 313-08: Cầu đo
Mục 313-09: Phụ kiện
Phần 314: Thuật ngữ riêng theo loại dụng cụ
Mục 314-01: Dụng cụ đo analog
Mục 314-02: Dụng cụ đo digital
Mục 314-03: Bộ ghi
Mục 314-04: Bộ chuyển đổi
Mục 314-05: Nguồn cấp điện ổn định
Mục 314-06: Máy hiện sóng
Mục 314-07: Đồng hồ đo năng lượng
Mục 314-08: Máy phát tín hiệu
Mục 314-09: Cầu đo
Phụ lục A (tham khảo), Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8095-300:2010 (IEC 60050-300:2001) VỀ TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 300: PHÉP ĐO VÀ DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN ĐIỆN TỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8095-300:2010 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |