TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8228:2009 VỀ HỖN HỢP BÊ TÔNG THỦY CÔNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8228:2009

HỖN HỢP BÊ TÔNG THỦY CÔNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hydraulic concrete mixture – Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hỗn hợp bê tông thủy công chế tạo bằng cốt liệu nặng (không bao gồm hỗn hợp bê tông đầm lăn), được sản xuất ở nhà máy bê tông trộn sẵn hoặc ở công trường để thi công và sản xuất các cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép của các công trình thủy lợi, thủy điện (công trình thủy).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản đ­ược nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 2682 Xi măng Pooclăng – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6260 Xi măng Pooclăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4033 Xi măng Pooclăng puzơlan – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4316 Xi măng xỉ hạt lò cao – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6069 Xi măng Pooclăng ít tỏa nhiệt – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6067 Xi măng Pooclăng bền sunphat – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7570 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 3106 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định độ sụt.

TCVN 3107 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp Vebe xác định độ cứng.

TCVN 3111 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định hàm lượng bọt khí.

TCVN 8219 Hỗn hợp bê tông thủy công và bê tông thủy công – Phương pháp thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1 Hỗn hợp bê tông thủy công (hydraulic concrete mixture)

Là hỗn hợp mới trộn của xi măng, cát, đá dăm (sỏi hoặc sỏi dăm) với nước (hoặc có thêm phụ gia) còn ở trạng thái dẻo để dùng trong xây dựng các công trình thủy.

3.2 Độ sụt (SN) (depression)

Là độ cao tự hạ, tính bằng centimét, của khối hỗn hợp bê tông, được tạo hình trong côn tiêu chuẩn, sau khi nhấc côn ra khỏi bê tông. Độ sụt biểu thị độ dẻo của hỗn hợp bê tông.

3.3 Độ cứng (ĐC) (hardness)

Là thời gian cần thiết, tính bằng giây để làm phẳng mặt một khối hỗn hợp bê tông hình côn trong khuôn tiêu chuẩn dưới tác dụng của bàn rung tiêu chuẩn. Độ cứng biểu thị mức độ dễ tạo hình của hỗn hợp bê tông không có độ sụt.

3.4 Hàm lượng khí (air content)

Là thể tích bọt khí chứa trong hỗn hợp bê tông sau khi đầm, tính bằng phần trăm thể tích hỗn hợp bê tông.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Phân loại hỗn hợp bê tông thủy công

Dựa vào độ sụt và độ cứng, hỗn hợp bê tông thủy công được phân ra các loại như trong Bảng1.

Bảng 1 – Phân loại hỗn hợp bê tông thủy công theo SN và ĐC

Loại hỗn hợp bê tông

Độ sụt SN  cm

Độ cứng ĐC s

Hỗn hợp bê tông chảy

Hỗn hợp bê tông dẻo

Hỗn hợp bê tông kém dẻo

Hỗn hợp bê tông khô

Lớn hơn 15

Từ 4 đến 15

Từ 1 đến 3

0

0

0

Từ 15 đến 25

Từ 30 đến 200

4.2 Yêu cầu kỹ thuật của hỗn hợp bê tông thủy công

4.2.1 Hỗn hợp bê tông thủy công phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:

– Yêu cầu về độ dẻo (độ sụt) hoặc độ cứng sau khi trộn và trước khi đổ;

– Yêu cầu về nhiệt độ trước khi đổ;

– Yêu cầu về hàm lượng bọt khí và các yêu cầu khác.

4.2.2 Thành phần hỗn hợp bê tông thủy công phải được xác định sao cho hỗn hợp bê tông bảo đảm các tính chất yêu cầu với lượng dùng xi măng ít nhất.

4.2.3 Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông thủy công được quy định ở Bảng 2;

Bảng 2 – Độ sụt và độ cứng của hỗn hợp bê tông thủy công tại khối đổ

Loại kết cấu

Độ cứng, ĐC s

Độ sụt, SN cm

Cát trung bình và lớn (Mđl ≥ 2)

Cát nhỏ (1,5 ≤ Mđl ≤ 2)

Không pha phụ gia giảm nước

Có pha phụ gia giảm nước

Không pha phụ gia giảm nước

Có pha phụ gia giảm nước

Bê tông khối lớn, có hàm lượng cốt thép ít hơn 0,5 %

Từ 7 đến 11

Từ 2 đến 4

Từ 1 đến 3

Từ 1 đến 3

Từ 1 đến 2

Kết cấu bê tông có hàm lượng cốt thép từ 0,5 % đến 1 %

Từ 5 đến 7

Từ 4 đến 8

Từ 3 đến 6

Từ 3 đến 6

Từ 2 đến 5

Kết cấu bê tông cốt thép có hàm lượng cốt thép lớn hơn 1%

Từ 3 đến 5

Từ 8 đến14

Từ 6 đến 10

Từ 6 đến 10

Từ 5 đến 8

CHÚ THÍCH: Phụ gia giảm nước là phụ gia hóa dẻo hoặc siêu dẻo.

4.2.4 Sau khi vận chuyển đến nơi đổ, hỗn hợp bê tông thủy công không được phân tầng. Nếu có hiện tượng phân tầng, phải trộn lại.

4.2.5 Vật liệu để chế tạo hỗn hợp bê tông thủy công phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong các tiêu chuẩn TCVN 2682, TCVN 6067, TCVN 6260, TCVN 4033, TCVN 4316, TCVN 6069, TCVN 7570.

4.2.6 Chất lượng của vật liệu dùng để chế tạo hỗn hợp bê tông thủy công phải được công bố trong tiêu chuẩn cơ sở của nơi sản xuất; khi cần thiết, phải kiểm tra bằng thí nghiệm.

5. Quy tắc nghiệm thu và phương pháp kiểm tra

5.1 Hỗn hợp bê tông phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của trạm trộn hoặc công trường nghiệm thu.

5.2 Các dụng cụ cân đong phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra định kỳ trong các khoảng thời gian nhất định được ghi trong quy định kỹ thuật của từng dự án.

5.3 Việc lấy mẫu và kiểm tra các tính chất của hỗn hợp bê tông được tiến hành theo TCVN 3105.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8228:2009 VỀ HỖN HỢP BÊ TÔNG THỦY CÔNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN8228:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản