TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8238:2009 VỀ MẠNG VIỄN THÔNG – C ÁP THÔNG TIN KIM LOẠI DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI NỘI HẠT
TCVN 8238:2009
MẠNG VIỄN THÔNG – CÁP THÔNG TIN KIM LOẠI DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI NỘI HẠT
Telecommunication network – Metallic cables for local telephone networks
Lời nói đầu
TCVN 8238:2009 được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi tiêu chuẩn ngành TCN 68-132:1998 “Cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt – Yêu cầu kỹ thuật” của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).
TCVN 8238:2009 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận Khuyến nghị ITU-T L.19 (11/2003) và tiêu chuẩn IEC 60708:2005.
TCVN 8238:2009 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
MẠNG VIỄN THÔNG – CÁP THÔNG TIN KIM LOẠI DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI NỘI HẠT
Telecommunication network – Metallic cables for local telephone networks
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với cáp thông tin kim loại có lõi dẫn bằng đồng, cách điện bằng nhựa chuyên dụng, trên cơ sở vật liệu Polyethylene.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cáp trong mạng điện thoại nội hạt, bao gồm cả cáp trung kế lẫn cáp thuê bao. Cáp áp dụng tiêu chuẩn là cáp lắp đặt trong cống, cáp luồn trong ống nhựa và cáp treo, bao gồm cáp nhồi dầu và không nhồi dầu chống ẩm.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Cáp cách điện bằng nhựa Polyethylene (PE) đặc, được mã hóa theo màu (cáp CCP) (Solid Colour Coded Polyethylene insulated cables)
Cáp thông tin kim loại có lõi dẫn bằng đồng đặc, cách điện bằng nhựa Polyethylene đặc, được mã hóa theo màu.
2.2. Cáp cách điện Foam-Skin (cáp FSP) (Foam-Skin Polyethylene insulated cables)
Cáp thông tin lõi dẫn bằng đồng đặc, cách điện bằng điện môi tổ hợp 2 lớp. Lớp trong là nhựa xốp (Foam PE), lớp ngoài là nhựa Polyethylene đặc, được mã hóa theo màu.
2.3. Cáp nhồi đầu (cáp JF) (Jelly Filled cables)
Cáp trong đó tất cả các khe hở giữa các dây cách điện, giữa các bó nhóm con cũng như giữa các bó nhóm lớn được nhồi đầy một loại dầu dùng để ngăn ẩm, nước khuyếch tán vào trong hay lan dọc theo lõi cáp. Dầu chống ẩm là một hợp chất đồng nhất, đảm bảo tính cách điện trong thời gian sử dụng, không gây ảnh hưởng đến tính chất vật liệu cách điện và đặc tính truyền dẫn của cáp, không hại da, đủ trong suốt để không ảnh hưởng đến việc phân biệt màu của các đôi dây.
2.4. Cáp treo (cáp SS) (Self-Supporting cables)
Cáp có dây treo bằng thép mạ kẽm, gồm một hoặc vài sợi xoắn lại với nhau, có vỏ được liên kết cùng khối với vỏ cáp, tạo nên mặt cắt ngang hình số 8. Dây thép dùng để treo và tăng cường độ bền cơ học khi lắp đặt cáp ngoài trời.
2.5. Cáp lắp đặt trong cống (cáp kéo cống) (duct insulation cables)
Cáp không có phần dây treo đi kèm, có khả năng chịu nước, được lắp đặt trong ống hoặc cống cáp.
2.6. Băng/dây bó nhóm (binder tape)
Vật liệu bằng chất dẻo (thường là polyolefin) có kích thước phù hợp, có màu theo quy định, dùng để bó chặt và phân biệt các nhóm cáp.
2.7. Băng bó lõi cáp (core wrapping tape)
Băng chịu nhiệt thường bằng vật liệu Polyme không màu hoặc tự nhiên, bền điện và kỵ ẩm, có kích thước phù hợp dùng để bó chặt, làm tròn kết cấu cáp, tăng cường khả năng ngăn ẩm, giảm các tác động cơ học, nhiệt học tới cách điện lõi dẫn trong quá trình sản xuất và lắp đặt.
2.8. Màn che/tĩnh điện (internal screen)
Màn che nằm trong cấu trúc cáp, được cấu tạo bởi một lớp kim loại mỏng, sát lớp vỏ nhựa, có tác dụng làm giảm mức nhiễu.
2.9. Điện trở lõi dẫn (resistance)
Điện trở thuần của lõi dẫn dài 1 km đo ở nhiệt độ 20 0C, hoặc quy đổi giá trị đo được về 20 ºC.
2.10. Mức độ mất cân bằng điện trở (resistance unbalance)
Sự chênh lệch giá trị điện trở giữa 2 lõi dẫn của một đôi dây ở nhiệt độ 20 ºC, tính theo phần trăm.
2.11. Điện dung tương hỗ (điện dung công tác) (mutual capacitance)
Điện dung đo được giữa 2 lõi dẫn của một đôi dây, với điều kiện các đôi còn lại được nối với màn che (nếu có) và nối với đất.
2.12. Mức độ mất cân bằng điện dung giữa đôi dây với đất (capcitance unbalance Pair – to – Ground)
Sự chênh lệch điện dung giữa 2 dây dẫn và đất.
2.13. Mức độ mất cân bằng điện dung giữa đôi dây với đôi dây (capacitance unbalance Pair-to-Pair)
Sự chênh lệch điện dung giữa 2 đôi dây trong cùng một nhóm.
2.14. Suy hao truyền dẫn (transmission attenuation (loss))
Mức giảm tín hiệu điện từ đo được khi truyền qua lõi dẫn dài 1 km. Giá trị này phụ thuộc vào tần số tín hiệu truyền qua.
2.15. Xuyên âm (crosstalk)
Sự xâm nhập tín hiệu giữa các đôi dây.
2.16. Sự hao tổng công suất xuyên âm đầu xa (Power Sum Equal Level Far End Crosstalk Loss – P.S.ELFEXT)
Tổng mức suy giảm năng lượng tín hiệu của tất cả các đôi dây gây ra xuyên âm đầu xa đối với đôi dây đang xét.
2.17. Suy hao tổng công suất xuyên âm đầu gần (Power Sum Near End Crosstalk Loss – P.S.NEXT)
Tổng mức suy giảm năng lượng tín hiệu của tất cả các đôi dây gây ra xuyên âm đầu gần so với đôi đang xét.
2.18. Độ bền điện môi (electricity resistance)
Khả năng không bị phá hủy của vỏ cáp và cách điện ở điện áp cao.
2.19. Đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL (Asymmetrical Digital Subscriber Line)
Đôi dây thuê bao dùng truyền dự liệu có tốc độ đường lên và xuống khác nhau, tốc độ đường xuống có thể đến 8 Mbit/s.
2.20. Đường dây thuê bao số tốc độ cao (HDSL) (High Speed Digital Subscriber Line)
Đường dây thuê bao cung cấp tốc độ dữ liệu 2 chiều tốc độ đến 3 Mbit/s, bằng 3 đôi cáp nội hạt.
3. Đặc tính kỹ thuật
3.1. Các chỉ tiêu cơ lý
3.1.1. Lõi dẫn
3.1.1.1. Yêu cầu chung
Lõi dẫn phải là đồng nguyên chất, có độ tinh khiết cao (liền đặc), đã qua ủ mềm, và được kéo rút một cách trơn nhẵn, có mặt cắt hình tròn, chất lượng đồng đều và không có bất kỳ khuyết tật nào. Lõi dẫn phải đảm bảo các yêu cầu về kích thước. Điện trở lớn nhất đo được của dây dẫn có tiết diện 1 mm2 và chiều dài 1 km, ở nhiệt độ 200C không được vượt quá 17,24 .
3.1.1.2. Đường kính tiêu chuẩn
Đường kính tiêu chuẩn của lõi dẫn được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Đường kính tiêu chuẩn của lõi dẫn
Thứ tự |
Đường kính tiêu chuẩn, mm |
Sai số cho phép, mm |
1 |
0,32 |
± 0,01 |
2 |
0,40 |
± 0,01 |
3 |
0,50 |
± 0,01 |
4 |
0,65 |
± 0,02 |
5 |
0,90 |
± 0,02 |
Phương pháp đo:
Đo kích thước bằng thước đo độ dài như thước PALMER.
3.1.1.3. Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của lõi dẫn
Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của lõi dẫn với các đường kính tiêu chuẩn khác nhau phải lớn hơn hoặc bằng các giá trị quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của lõi dẫn
Thứ tự |
Đường kính tiêu chuẩn, mm |
Độ dãn dài khi đứt, % |
Cường độ lực kéo đứt, kg/mm2 |
1 |
0,32 |
10 |
20 |
2 |
0,40 |
12 |
20 |
3 |
0,50 |
15 |
20 |
4 |
0,65 |
20 |
20 |
5 |
0,90 |
22 |
20 |
Phương pháp đo:
Đoạn lõi dẫn (không vỏ bọc) dài 30 mm, được giữ ở nhiệt độ 23 0C ± 5 0C tối thiểu trong 3 giờ. Đánh dấu cách 2 đầu 2,5 cm. Độ dài phần mẫu thử là 25 cm. Mẫu thử được đưa vào máy kéo, tốc độ kéo 100 ± 20 mm/phút, ở nhiệt độ 230C.
Giá trị cường độ lực kéo đứt là ứng suất kéo lớn nhất ghi được trong quá trình kéo mẫu thử nghiệm tại thời điểm đứt.
Độ dãn dài khi đứt của lõi dẫn được tính theo công thức:
E (%) = 100 x (L – 25)/25 (3.1)
Trong đó, L là độ dài tổng cộng của đoạn đánh dấu sau khi đứt được ghép lại (cm).
3.1.2. Vỏ cách điện lõi dẫn
3.1.2.1. Yêu cầu chung
Vỏ cách điện lõi dẫn phải là nhựa PE đặc hoặc điện môi tổ hợp 2 lớp. Lớp cách điện phải liên tục và đủ độ dày tiêu chuẩn.
Độ đồng đều của bề dày lớp cách điện xung quanh lõi dẫn được xác định theo độ đồng tâm (Ec, %) hoặc tỷ số giữa độ dày xuyên tâm nhỏ nhất và độ dày xuyên tâm lớn nhất (d/D) tại một mặt cắt bất kỳ của vỏ cách điện dây dẫn như sau:
Ec (%) = [1 – (D – d)/(D + d)] x 100 (3.2)
Trong đó:
D: độ dày xuyên tâm lớn nhất;
d: độ dày xuyên tâm nhỏ nhất tại cùng một mặt cắt;
Yêu cầu:
d/D ≥ 0,75 hoặc Ec ≤ 43 %.
3.1.2.2. Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của vỏ cách điện lõi dẫn
Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của vỏ cách điện lõi dẫn phải lớn hơn hoặc bằng các giá trị quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 – Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của vỏ cách điện lõi dẫn
Thứ tự |
Tham số |
Chỉ tiêu |
|
Cáp CCP |
Cáp FSP |
||
1 |
Cường độ lực kéo đứt, kg/mm2 |
1,05 |
1,05 |
2 |
Độ dãn dài khi đứt, % |
400 |
300 |
Phương pháp đo:
Mẫu thử nghiệm là một đoạn dây cách điện dài 15 cm, đã rút lõi dẫn. Đánh dấu cách mỗi đầu 2,5 cm. Độ dài mẫu thử là 10 cm.
Mẫu thử được đưa vào máy kéo, tốc độ kéo 250 ± 50 mm/phút ở nhiệt độ 23 0C. Dùng thước đo phù hợp đo liên tục chiều dài giữa 2 điểm đánh dấu trong suốt quá trình kéo đến khi mẫu đứt.
Giá trị đo được tối thiểu phải bằng các giá trị trong Bảng 3.
Độ dãn dài khi đứt của vỏ cách điện lõi dẫn được tính theo công thức sau:
E (%) = 100 x (L – 10)/100 (3.3)
Trong đó, L là độ dài giữa hai điểm được đánh dấu tại thời điểm đứt, cm.
3.1.3. Vỏ cáp
3.1.3.1. Yêu cầu chung
Vỏ cáp phải là nhựa PE, không có khuyết tật trên bề mặt (phồng, rạn, sần, vết thủng), có độ mềm dẻo, dai, trơn nhẵn, chịu được ánh sáng và nhiệt độ môi trường. Độ dày vỏ cáp phải đảm bảo theo quy định kích thước của lõi dẫn. Độ oval cho phép của cáp (O, %) phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 % và được xác định theo công thức sau:
O (%) = 100 x (D – d)/d (3.4)
Trong đó, D: đường kính ngoài lớn nhất của cáp;
d: đường kính ngoài nhỏ nhất của cáp.
3.1.3.2. Độ dày trung bình tiêu chuẩn
Độ dày trung bình tiêu chuẩn của vỏ cáp phụ thuộc kích thước lõi cáp và được quy định cụ thể trong Bảng 4.
Độ dày trung bình nhỏ nhất của vỏ cáp không được nhỏ hơn 90 % độ dày trung bình tiêu chuẩn.
Phương pháp đo:
Đo kích thước bằng thước đo độ dài như thước PALMER.
Bảng 4 – Độ dày trung bình tiêu chuẩn của vỏ cáp
Thứ tự |
Đường kính lõi cáp, mm |
Độ dày trung bình tiêu chuẩn, mm |
Thứ tự |
Đường kính lõi cáp, mm |
Độ dày trung bình tiêu chuẩn, mm |
1 |
15 trở xuống |
1,5 |
8 |
45,1 đến 50,0 |
2,5 |
2 |
15,1 đến 20,0 |
1,8 |
9 |
50,1 đến 55,0 |
2,7 |
3 |
20,1 đến 25,0 |
1,9 |
10 |
55,1 đến 60,0 |
2,8 |
4 |
25,1 đến 30,0 |
2,0 |
11 |
60,1 đến 65,0 |
2,9 |
5 |
30,1 đến 35,0 |
2,1 |
12 |
65,1 đến 70,0 |
3,0 |
6 |
35,1 đến 40,0 |
2,3 |
13 |
70,1 đến 75,0 |
3,1 |
7 |
40,1 đến 45,0 |
2,4 |
14 |
75,1 trở lên |
3,2 |
3.1.3.3. Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của vỏ cáp
Vật liệu vỏ cáp thử nghiệm phải có cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt lớn hơn hoặc bằng các giá trị quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 – Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài của vỏ cáp
Thứ tự |
Cường độ lực kéo đứt, kg/mm2 |
Độ dãn dài khi đứt, % |
1 |
1,20 |
400 |
Phương pháp đo:
Đo tương tự như điều 3.1.2.2.
3.1.4. Dây treo cáp
3.1.4.1. Yêu cầu chung
Dây treo cáp phải là dây thép mạ kẽm, có cường độ chịu lực cao, gồm từ 1 đến 7 sợi, được xoắn lại với nhau ngược chiều kim đồng hồ. Dây treo cáp phải có lực kéo đứt, độ dãn dài và kích thước phù hợp với trọng lượng cáp.
3.1.4.2. Kích thước dây treo
Độ dày phần vỏ và kích thước dây treo phải đúng với các giá trị quy định trong Bảng 6.
Phương pháp đo:
Đo kích thước bằng thước đo độ dài như thước PALMER.
Bảng 6 – Độ dày phần vỏ và kích thước dây treo
Thứ tự |
Số sợi/ đường kính mỗi sợi, mm |
Độ dày vỏ bọc dây treo |
Phần cổ dây treo |
||
Độ dày tiêu chuẩn mm |
Giới hạn cho phép mm |
Chiều cao mm |
Độ rộng mm |
||
1 |
1/2,6 |
1,0 |
0,90 – 1,1 |
2,0 ± 1,0 |
2,0 ± 1,0 |
2 |
7/1,2 |
1,0 |
0,90 – 1,1 |
2,0 ± 1,0 |
2,0 ± 1,0 |
3 |
7/1,6 |
1,0 |
0,95 – 1,2 |
2,0 ± 1,0 |
2,0 ± 1,0 |
4 |
7/2,0 |
1,0 |
0,95 – 1,3 |
2,0 ± 1,0 |
2,0 ± 1,0 |
3.2. Các chỉ tiêu điện
3.2.1. Điện trở lõi dẫn (R)
Điện trở thuần của 1 km chiều dài lõi dẫn đo nhiệt độ 20 0C hoặc quy đổi giá trị đo được về nhiệt độ này, phải nhỏ hơn hoặc bằng các giá trị quy định trong Bảng 7.
Đối với cáp từ 100 đôi trở lên cho phép 1 % số đôi trong cuộn cáp không đạt yêu cầu về điện trở cá biệt.
Khi đo ở nhiệt độ t khác 200C thì cần quy đổi giá trị điện trở đo được về nhiệt độ 20 0C theo công thức:
Rt(/km) = Rd/[1 + 0,00393(t-20)] (3.5)
Trong đó:
Rd – Điện trở lõi dẫn đo được ở t 0C
Rt – Điện trở đo được quy đổi về 20 0C.
Bảng 7 – Điện trở thuần của 1 km lõi dẫn ở 20 0C
Thứ tự |
Đường kính lõi dẫn, mm |
Điện trở thuần của dây dẫn, /km |
|
Trung bình cực đại |
Cá biệt cực đại |
||
1 |
0,32 |
220,0 |
239,0 |
2 |
0,40 |
139,0 |
147,0 |
3 |
0,50 |
88,7 |
93,5 |
4 |
0,65 |
52,5 |
56,5 |
5 |
0,90 |
27,4 |
29,0 |
Phương pháp đo:
Dùng cầu đo điện trở Wheatstone hoặc máy đo tương đương có độ chính xác ± 0,05 %.
Khi 2 đầu cáp xa nhau thì dùng phương pháp đấu vòng sau đó chia đôi kết quả đo.
Khi độ dài cáp L, khác với 1 km thì quy đổi kết quả đo về 1 km như sau:
R (1 km) = R (L)/L (3.6)
Trong đó:
R(L): Giá trị đo thực tế cáp dài L m.
3.2.2. Mức độ mất cân bằng điện trở (Rcb)
Mức độ mất cân bằng điện trở của một đôi lõi dẫn được xác định như sau:
Rcb (%) = 100 x [(Rmax – Rmin)/(Rmax + Rmin)] (3.7)
Trong đó:
Rmax: Giá trị điện trở lớn nhất của 1 trong 2 dây
Rmin: Giá trị điện trở nhỏ nhất của 1 trong 2 dây.
Mức độ mất cân bằng điện trở giữa 2 lõi dẫn của một đôi dây bất kỳ trong cuộn cáp thành phẩm, khi đo ở nhiệt độ 200C hoặc quy đổi về giá trị điện trở đo được về nhiệt độ này, không được vượt quá các trị số ghi trong Bảng 8.
Bảng 8 – Mức độ mất cân bằng điện trở
Thứ tự |
Đường kính lõi dẫn, mm |
Trung bình cực đại, % |
Giá trị cá biệt, % |
1 |
0,32 |
2,0 |
5,0 |
2 |
0,40 |
2,0 |
5,0 |
3 |
0,50 |
1,5 |
5,0 |
4 |
0,65 |
1,5 |
4,0 |
5 |
0,90 |
1,5 |
4,0 |
Đối với cáp trên từ 100 đôi trở lên cho phép 1 % số cuộn không đạt mức độ mất cân bằng điện trở.
Phương pháp đo:
Mức độ cân bằng điện trở giữa 2 lõi dẫn của một đôi dây bất kỳ trong cuộn cáp được xác định bằng cách đo điện trở từng lõi dẫn tương tự điều 3.2.1, sau đó tính theo công thức (3.7).
3.2.3. Điện dung công tác (C)
Điện dung công tác là điện dung tương hỗ giữa 2 lõi dẫn của một đôi dây, với điều kiện các đôi còn lại được nối với màn che và nối chung với đất. Điện dung công tác của cáp nội hạt (cáp thoại) được đo ở tần số 1 000 Hz, ở nhiệt độ 200C, không được vượt quá các giá trị quy định trong Bảng 9.
Đối với cáp từ 100 đôi trở lên cho phép 1 % số đôi trong cuộn cáp không đạt yêu cầu về giá trị điện dung cá biệt cực đại.
Bảng 9 – Điện dung công tác
Thứ tự |
Số đôi cáp/loại cáp |
Trung bình cực đại, nF/km |
Cá biệt cực đại, nF/km |
||
FSP |
CCP |
FSP |
CCP |
||
1 |
Dưới 13 đôi |
52 ± 2 |
52 ± 4 |
58 |
60 |
2 |
13 đôi trở lên |
52 ± 2 |
52 ± 4 |
57 |
60 |
Phương pháp đo:
Nối 2 lõi dẫn của đôi dây cần đo với cầu đo điện dung hoặc thiết bị đo điện dung. Các lõi dẫn còn lại được nối với màn che (nếu có) và đất. Tần số đo là (1 000 ± 100) Hz.
Nếu độ dài mẫu cáp thử L khác với 1 000 m thì cần quy đổi giá trị điện dung đo được về điện dung cáp độ dài 1 000 m theo công thức sau:
C (1 km) = Cd (1000 / L) (3.8)
Trong đó:
L – Độ dài mẫu cáp thử nghiệm, m
Cd – Kết quả đo điện dung tương hỗ mẫu cáp dài L m.
3.2.4. Mức độ mất cân bằng điện dung (Ccb)
Điện dung không cân bằng giữa 2 đôi dây và giữa một đôi dây với đất của cáp thành phẩm, đo được tại tần số 1 000 Hz, nhiệt độ 20 0C không được lớn hơn các giá trị quy định trong Bảng 10.
Đối với cáp từ 100 đôi trở lên cho phép 1 % số đôi có mức độ mất cân bằng điện dung không phù hợp với giá trị cá biệt cực đại.
Khi mẫu cáp thử có độ dài L khác với 1000m thì cần quy đổi giá trị điện dung đo được về giá trị điện dung của cáp độ dài 1 000 m theo công thức:
Ccb (1 km) = Cd (3.9)
Trong đó:
L – Độ dài mẫu cáp thử nghiệm, m
Cd – Kết quả đo điện dung không cân bằng mẫu cáp dài L m.
Bảng 10 – Mức độ mất cân bằng điện dung (Điện dung không cân bằng)
Thứ tự |
Số đôi cáp |
Mất cân bằng điện dung giữa đôi-đôi, pF/km |
Mất cân bằng điện dung giữa đôi-đất, pF/km |
||
Cá biệt cực đại |
Quân phương cực đại |
Cá biệt cực đại |
Trung bình cực đại |
||
1 |
Dưới 13 đôi |
181 |
– |
– |
– |
2 |
13 đôi trở lên |
45,3 |
45,3 |
2 625 |
574 |
Phương pháp đo:
Tương tự như điều 3.2.3.
3.2.5. Suy hao truyền dẫn
Suy hao truyền dẫn của cáp phụ thuộc mạnh vào tần số. Giá trị suy hao truyền dẫn được xác định theo các tần số 1 kHz; 150 kHz và 772 kHz, ở nhiệt độ 20 0C hoặc quy đổi về nhiệt độ đó.
Giá trị suy hao truyền dẫn của cáp chiều dài 1 000 m không được vượt quá các giá trị tiêu chuẩn quy định trong Bảng 11.
Bảng 11 – Giá trị suy hao truyền dẫn tiêu chuẩn
Thứ tự |
Đường kính lõi dẫn, mm |
Trung bình cực đại suy hao truyền dẫn, dB/km |
||
1 kHz |
150 kHz |
772 kHz |
||
1 |
0,32 |
2,37 ± 3% |
16,30 |
31,60 |
2 |
0,40 |
1,85 ± 3% |
12,30 |
23,60 |
3 |
0,50 |
1,44 ± 3% |
8,90 |
19,80 |
4 |
0,65 |
1,13 ± 3% |
6,00 |
13,90 |
5 |
0,90 |
0,82 ± 3% |
5,40 |
12,00 |
Đối với cáp từ 100 đôi trở lên cho phép 1 % số đôi không đạt chỉ tiêu về suy hao truyền dẫn cá biệt cực đại. Giá trị suy hao truyền dẫn cá biệt cực đại bằng 110 % giá trị trung bình cực đại như trong Bảng 11.
Phương pháp đo:
Thiết bị đo có khả năng phát tín hiệu hình sin ở các tần số 1 kHz; 150 kHz và 772 kHz, với công suất đưa vào cáp PV. Thiết bị đo mức theo công suất ở các tần số trên với mức thu được Pr (ra cáp). Chênh lệch điện trở kết cuối và trở kháng đặc tính đôi lõi dẫn không quá ±1 %. Có thể đấu vòng nếu 2 đầu cáp xa nhau, lúc đó giá trị thực gần bằng 1/2 giá trị suy hao đo được.
Công thức tính suy hao truyền dẫn :
(dB) = -10.lg(Pr / Pv) (3.10)
Nếu nhiệt độ đo td, khác với 200C thì cần quy đổi kết quả đo được về 200C theo công thức:
(t = 20) = (td) / [1 + 0,0022(t – 20)] (3.11)
Khi cáp có độ dài L m, khác 1 000 m thì:
(1 km) = (đo)/L (3.12)
3.2.6. Suy hao xuyên âm
3.2.6.1. Suy hao xuyên âm đầu xa (FEXTji)
Suy hao của tổng công suất xuyên âm trung bình đầu xa và suy hao của tổng công suất xuyên âm cá biệt xa trong cáp thành phẩm được tại các tần số 150 kHz và 772 kHz phải không nhỏ hơn các giá trị ghi trong Bảng 12 (D-đường kính lõi dẫn, f-tần số đo).
Bảng 12 – Giá trị tiêu chuẩn suy hao xuyên âm đầu xa
Thứ tự |
D (mm) |
Giá trị Trung bình tối thiểu, dB/km |
Giá trị Cá biệt cực đại, dB/km |
||||||||
|
f (kHz) |
0,90 |
0,65 |
0,50 |
0,40 |
0,32 |
0,90 |
0,65 |
0,50 |
0,40 |
0,32 |
1 |
150 |
60 |
58 |
58 |
56 |
54 |
54 |
52 |
52 |
52 |
52 |
2 |
772 |
46 |
44 |
44 |
42 |
40 |
40 |
38 |
38 |
38 |
38 |
Khi độ dài mẫu đo L0 khác với Lx = 1 000 m thì cần quy đổi giá trị đo được A0 về độ dài 1 000 m theo công thức:
ELFEXT (Ax) = A0 – 20.log (Fx / F0) – 10.lg(Lx / L0) (3.13)
Trong đó: A0 – Suy hao công suất xuyên âm đầu xa đo được tại tần số F0, độ dài cáp L0 m;
Ax – Suy hao công suất xuyên âm đầu xa đo tại tần số độ dài cáp 1 000 m.
Phương pháp đo:
Chọn 2 đôi dây trong cùng một nhóm. Đầu gần nối thiết bị phát và một điện trở kết cuối. Đầu xa nối thiết bị thu với đôi không nối với thiết bị phát, đầu kia của đôi dây còn lại nối với điện trở kết cuối. Tất cả các đôi còn lại được nối với màn che và đất.
Máy phát tín hiệu hình sin tần số 150 kHz; 772 kHz. Máy thu tín hiệu chọn tần. Chênh lệch điện trở kết cuối, trở kháng đặc tính của đôi dây và thiết bị đo không quá 1 %. Phát ở mức 0 dBm hoặc -10 dBm, lần lượt với các tần số 150 kHz và 772 kHz. Đo lần lượt cho từng cặp dây dẫn, rồi tính suy hao xuyên âm đầu xa giữa 2 đôi dây dẫn từ kết quả mức phát PiF và thu PjF theo công thức:
FEXTji (dB) = |10 lg(PiF / PjF)| (3.14)
Trong đó: PiF, PjF – Công suất phát và công suất thu trên tải phối hợp;
i, j – Đôi cáp thứ i và thứ j.
3.2.6.2. Suy hao xuyên âm đầu gần (NEXTji)
Suy hao tổng công suất xuyên âm đầu gần trung bình và suy hao của tổng công suất xuyên âm đầu gần cá biệt đo được trong một nhóm bất kỳ của cáp thành phẩm đo tại các tần số 150 kHz và 772 kHz không được vượt quá các giá trị ghi trong Bảng 13.
Bảng 13 – Giá trị tiêu chuẩn suy hao xuyên âm đầu gần
Thứ tự |
Tần số, kHz |
Giá trị Trung bình tối thiểu, dB/km |
Giá trị Cá biệt tối thiểu, dB/km |
1 |
150 |
53 |
53 |
2 |
772 |
47 |
42 |
Nếu độ dài mẫu đo L0 khác với độ dài L = 1 000 m thì quy đổi giá trị đo được N0 về giá trị suy hao Nx của 1 km theo công thức:
Nx = N0 – 10.lg {[1 – exp(-4aLx)]/[1 – exp(-4aL0)]} (3.15)
Trong đó:
a: Suy hao đo được của cáp có độ dài tính theo Nepe
e = 2,71828
a(dB) = 8,6856a(Nepe).
Phương pháp đo:
Tương tự như đo suy hao xuyên âm đầu xa, nhưng thiết bị thu và phát tín hiệu được nối ở một phía của 2 đôi dây, phía kia nối với các điện trở kết cuối.
Công thức tính Tổng công suất suy hao xuyên âm đầu gần của 2 đôi dây:
NEXTji (dB) = |10.lg(PiN / PjN)| (3.16)
Trong đó:
PjN: Công suất tín hiệu đưa vào đôi dây gây xuyên âm;
PiN: Công suất tín hiệu ra tại đầu gần tại đôi dây bị xuyên âm.
Tổng công suất xuyên âm đầu gần của đôi dây thứ i được tính theo công thức:
IPSi = – 10lg{} (3.17)
Giá trị trung bình suy hao tổng công suất xuyên âm đầu gần của cả cuộn được xác định như sau:
APS (dB) = (3.18)
3.3. Các chỉ tiêu về độ bền điện và môi trường
3.3.1. Điện trở cách điện
Điện trở cách điện của mỗi lõi dẫn đã được bọc cách điện so với tất cả các lõi dẫn khác và với màn chắn của cáp thành phẩm đo ở nhiệt độ 200C với mọi chiều dài phải không nhỏ hơn 15 000 M.km.
Phương pháp đo
Dùng MegaOhmet hoặc thiết bị đo điện trở đất đo giữa 1 lõi dẫn với lõi dẫn khác hoặc với màn che.
Điện áp thử là 500 Vdc, thời gian thử 1 phút (cáp đã qua sử dụng thì điện áp thử là 350 Vdc).
Giá trị điện trở cách điện đo được phải lớn hơn hoặc bằng 15 000 M.km.
3.3.2. Độ chịu điện áp cao
Cách điện giữa các dây dẫn và giữa dây dẫn với màn che của cáp trên suốt chiều dài của cáp thành phẩm phải chịu được điện áp một chiều đặt trên đó có giá trị lớn hơn hoặc bằng điện áp quy định trong Bảng 14.
Bảng 14 – Mức chịu điện áp cao của cáp thành phẩm
Thứ tự |
Loại cáp |
Điện áp thử một chiều, kV |
|||
Giữa dây – dây |
Giữa dây – màn che |
||||
Đường kính lõi dẫn, mm |
CCP |
FSP |
CCP |
FSP |
|
1 |
0,32 |
2,0 |
1,5 |
5,0 |
5,0 |
2 |
0,40 |
2,8 |
2,4 |
10 |
10 |
3 |
0,50 |
4,0 |
3,0 |
10 |
10 |
4 |
0,65 |
5,0 |
3,6 |
10 |
10 |
5 |
0,90 |
7,0 |
4,5 |
10 |
10 |
Phương pháp đo:
Dùng nguồn một chiều có điện áp theo yêu cầu, độ gợn sóng không quá 5 % giá trị điện áp đỉnh khi không tải, tốc độ tăng điện áp lớn hơn 3 000 V/s. Tiến hành thử từng dây dẫn, các dây khác đấu đất. Thời gian thử 3 giây. Kết quả cáp không hỏng.
3.3.3. Độ co ngót của vỏ cách điện dây dẫn
Độ co ngót vỏ cách điện của cáp thành phẩm ở nhiệt độ 1150C ± 10C phải nhỏ hơn 6,7 %.
Phương pháp thử:
Mẫu thử dài 15 cm được đặt trong tủ gia nhiệt 4 giờ, nhiệt độ 1150C ± 10C. Độ co ngót tổng cộng của cả hai đầu mẫu thử phải nhỏ hơn 10 cm.
3.3.4. Độ co ngót của vỏ cáp
Độ co ngót của vỏ cáp thành phẩm ở nhiệt độ 1150C phải nhỏ hơn 5 %.
Phương pháp thử:
Mẫu vỏ cáp thành phẩm dài 51 mm, rộng 64 mm được đặt trong tủ gia nhiệt 4 giờ, ở nhiệt độ 1150C. Sau khi lấy ra làm nguội bằng không khí, độ co ngót tổng cộng của vỏ cáp không vượt quá 5 %.
3.3.5. Độ bám dính của vỏ cáp với băng nhôm
Đối với cáp có băng nhôm làm màn chống nhiễu và ngăn ẩm, độ bám dính giữa vỏ cáp và băng nhôm khi thử ở nhiệt độ 180C – 270C không được nhỏ hơn 0,8 N/mm cho mỗi cm bề rộng mẫu thử.
3.3.6. Độ chảy dầu
Cáp nhồi dầu phải đảm bảo về thử chảy dầu như sau:
Mẫu thử là đoạn cáp thành phẩm dài 30 cm. Tại một đầu của đoạn mẫu, bóc vỏ cáp và lớp băng nhôm một đoạn dài 15 cm. Sau đó bóc một đoạn lớp băng chịu nhiệt (P/S tape) dài 10 cm để hở lõi cáp ra. Tách rời các đôi dây cáp và treo mẫu thử vào buồng nhiệt với đầu bị bóc vỏ xuống dưới. Đặt nhiệt độ thử nghiệm là 650C ± 10C. Sau 24 giờ lấy cáp thử ra, không có chảy dầu là đạt.
3.4. Các chỉ tiêu bổ sung đối với cáp dùng cho dịch vụ xDSL
Khi cáp điện thoại nội hạt dùng cho dịch vụ ADSL và VDSL yêu cầu phải đảm bảo một số chỉ tiêu bổ sung dưới đây.
3.4.1. Điện trở vòng một chiều (Rv) và cự ly thông tin
Điện trở vòng một chiều, bao gồm điện trở của đôi dây và thiết bị đầu cuối, giới hạn cự ly thông tin quy định trong Bảng 15.
Phương pháp đo:
Đo tương tự như 3.2.1
Bảng 15 – Tương quan giữa điện trở vòng một chiều và cự ly thông tin
Thứ tự |
Dịch vụ |
Rv, |
Độ dài tối đa của đường dây sử dụng, km |
|||
0,40 |
0,50 |
0,65 |
0,90 |
|||
1 |
HDSL |
700 |
2,5 |
3,5 |
5,3 |
6,0 |
2 |
SHDL |
530 |
1,9 |
2,6 |
3,9 |
4,3 |
3 |
ADSL (1,5 Mbit/s) |
1 150 |
4,1 |
5,4 |
7,6 |
8,6 |
4 |
ADSL (6 Mbit/s) |
760 |
2,7 |
3,6 |
5,1 |
5,8 |
3.4.2. Suy hao tổng công suất xuyên âm
Tổng công suất suy hao xuyên âm của cáp nội hạt trong truyền dẫn băng rộng không được nhỏ hơn các giá trị quy định trong Bảng 16.
Phương pháp đo:
Đo tương tự như điều 3.2.6.
Bảng 16 – Suy hao xuyên âm
Thứ tự |
Tần số đo, kHz |
NEXT PSL nhỏ nhất, dB |
ELFEXT PST nhỏ nhất, dB |
1 |
150 |
56 |
54 |
2 |
300 |
52 |
48 |
3 |
1 000 |
44 |
38 |
3.4.3. Suy hao biến đổi dọc (Ad)
Suy hao biến đổi dọc của đường dây thuê bao phải lớn hơn hoặc bằng các giá trị quy định trong Bảng 17.
Bảng 17 – Mức độ mất cân bằng so với đất
Thứ tự |
Công nghệ |
Tần số đo, kHz |
LCL nhỏ nhất, dB |
Trở kháng kết cuối, |
1 |
HDSL |
150 |
42,5 giảm 5 dB/Decade |
135 |
2 |
SHDSL |
200 – 300 |
40,0 giảm 20 dB/Decade |
135 |
3 |
ADSL |
25 – 1104 |
40 |
100 |
Phương pháp đo:
Kết cuối đường dây bằng tải phù hợp. Phát tín hiệu vào 1 dây và thu tín hiệu phản xạ ở dây còn lại.
3.4.4. Suy hao phản xạ (Ap)
Suy hao phản xạ của một đôi dây thuê bao phải thỏa mãn các giá trị quy định trong Bảng 18.
Bảng 18 – Suy hao phản xạ tiêu chuẩn
Thứ tự |
Công nghệ |
Tần số đo, kHz |
Suy hao phản xạ nhỏ nhất, dB |
Trở kháng kết cuối, |
1 |
HDSL |
150 |
15 |
135 |
2 |
SHDSL |
300 |
15 |
135 |
3 |
ADSL |
25 1104 |
10 15 |
100 100 |
Phương pháp đo:
Tương tự như điều 3.4.3.
Phụ lục A
(Quy định)
Hướng dẫn đo kiểm đánh giá phù hợp tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn này bao gồm các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng thiết yếu đối với cáp thông tin kim loại dùng trong mạng nội hạt. Để phục vụ cho việc thiết kế, thi công, khai thác bảo dưỡng và phát triển các dịch vụ băng rộng, tiêu chuẩn này bổ sung các thông số cho cáp dùng cho dịch vụ xDSL trong điều 3.4.
Quy trình đo kiểm cáp thông tin kim loại phù hợp với tiêu chuẩn này như sau:
A.1 Lấy mẫu thử
Mẫu đo thử phải là cáp thành phẩm, đúng chủng loại ghi trên vỏ cáp và đảm bảo độ dài tối thiểu, như quy định trong tiêu chuẩn.
A.2 Đo các chỉ tiêu cơ lý
Các chỉ tiêu cơ lý phải được đo trong các điều kiện môi trường quy định trong tiêu chuẩn. Các thiết bị đo phải có độ chính xác cao hơn sai số cho phép quy định tiêu chuẩn một bậc. Các quy định về phương pháp đo nêu trong tiêu chuẩn cần được tuân thủ nghiêm ngặt.
A.3 Đo các chỉ tiêu điện
Các phép đo chỉ tiêu điện phải được thực hiện theo đúng các phương pháp đo đã quy định trong tiêu chuẩn. Các thiết bị đo phải có độ chính xác cao hơn 2 cấp so với sai số cho phép. Cần thực hiện đầy đủ các bài đo, điều kiện đo ghi cho từng loại chỉ tiêu cáp.
A.4 Đo các chỉ tiêu độ bền điện và môi trường
– Đối với độ chịu điện áp cao: Cần thử ở điện áp giới hạn (thấp nhất) rồi tăng dần cho đến khi cáp bị phá hủy và lấy giá trị này làm giá trị đo được.
– Đối với các chỉ tiêu khác: phải tuân thủ các quy định đo nêu trong tiêu chuẩn.
A.5 Xử lý kết quả
Các kết quả được làm tròn đơn vị như quy định trong tiêu chuẩn. Cáp không đạt tiêu chuẩn nếu một trong các chỉ tiêu đo được nằm ngoài chỉ tiêu cho phép ghi trong tiêu chuẩn.
Các kết quả đo kiểm là sở cứ kỹ thuật cho việc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của cáp thông tin kim loại dùng trong mạng điện thoại nội hạt.
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ và định nghĩa
3 Đặc tính kỹ thuật
3.1 Các chỉ tiêu cơ lý
3.1.1 Lõi dẫn
3.1.1.1 Yêu cầu chung
3.1.1.2 Đường kính tiêu chuẩn
3.1.1.3 Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của lõi dẫn
3.1.2 Vỏ cách điện lõi dẫn
3.1.2.1 Yêu cầu chung
3.1.2.2 Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của vỏ cách điện lõi dẫn
3.1.3 Vỏ cáp
3.1.3.1 Yêu cầu chung
3.1.3.2 Độ dày trung bình tiêu chuẩn
3.1.3.3 Cường độ lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của cỏ cáp
3.1.4 Dây treo cap
3.1.4.1 Yêu cầu chung
3.1.4.2 Kích thước dây treo
3.2 Các chỉ tiêu điện
3.2.1 Điện trở lõi dẫn (R)
3.2.2 Mức độ mất cân bằng điện trở (Rcb)
3.2.3 Điện dung công tác (C)
3.2.4 Mức độ mất cân bằng điện dung (Ccb)
3.2.5 Suy hao truyền dẫn
3.2.6 Suy hao xuyên âm
3.2.6.1 Suy hao xuyên âm đầu xa (FEXTji)
3.2.6.2 Suy hao xuyên âm đầu gần (NEXTji)
3.3 Các chỉ tiêu về độ bền điện và môi trường
3.3.1 Điện trở cách điện
3.3.2 Độ chịu điện áp cao
3.3.3 Độ co ngót của vỏ cách điện dây dẫn
3.3.4 Độ co ngót của vỏ cáp
3.3.5 Độ bám dính của vỏ cáp với băng nhôm
3.3.6 Độ chảy dầu
3.4 Các chỉ tiêu bổ sung đối với cáp dùng cho dịch vụ xDSL
3.4.1 Điện trở vòng một chiều (Rv) và cự ly thông tin
3.4.2 Suy hao tổng công suất xuyên âm
3.4.3 Suy hao biến đổi dọc (Ad)
3.4.4 Suy hao phản xạ (Ap)
Phụ lục A (Quy định) Hướng dẫn đo kiểm đánh giá phù hợp tiêu chuẩn.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8238:2009 VỀ MẠNG VIỄN THÔNG – C ÁP THÔNG TIN KIM LOẠI DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI NỘI HẠT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8238:2009 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |