TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 9861-2:2013 (ISO 4382-2:1991) VỀ Ổ TRƯỢT – HỢP KIM ĐỒNG – PHẦN 2 – HỢP KIM ĐỒNG ÉP ĐÙN DÙNG CHO Ổ TRƯỢT NGUYÊN KHỐI

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 24/09/2013

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9861-2:2013

ISO 4382-2:1991

Ổ TRƯỢT – HỢP KIM ĐỒNG – PHẦN 2: HỢP KIM ĐỒNG ÉP ĐÙN DÙNG CHO Ổ TRƯỢT NGUYÊN KHỐI

Plain bearings – Copper alloys – Part 2: Wrought copper alloys for solId plain bearings

Lời nói đầu

TCVN 9861-2:2013 hoàn toàn tương đương ISO 4382-2:1991.

TCVN 9861-2:2013 do Viện Nghiên cứu Cơ khí – Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 9861 (ISO 4382) Ổ trượt – Hợp kim đồng bao gồm các phần sau:

– TCVN 9861-1:2013 (ISO 4382-1:1991) Phần 1: Hợp kim đồng đúc dùng cho ổ trượt nguyên khối và thành dày nhiều lớp;

– TCVN 9861-2:2013 (ISO 4382-2:1991) Phần 2: Hợp kim đồng ép đùn dùng cho ổ trượt nguyên khối.

 

Ổ TRƯỢT – HỢP KIM ĐỒNG – PHẦN 2: HỢP KIM ĐỒNG ÉP ĐÙN DÙNG CHO Ổ TRƯỢT NGUYÊN KHỐI

Plain bearings – Copper alloys – Part 2: Wrought copper alloys for solId plain bearings

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hợp kim đồng ép đùn dùng cho ổ trượt nguyên khối, đặc biệt dùng cho ống lót. Tiêu chuẩn này đưa ra việc lựa chọn giới hạn các hợp kim sử dụng được cho mục đích chung.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có)

TCVN 9863-2:2013 (ISO 4384-2:1982) Ổ trượt – Thử độ cứng vật liệu ổ – Phần 2: Vật liệu một lớp.

3. Yêu cầu

3.1. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của hợp kim đồng ép đùn phải theo chỉ dẫn trong Bảng 1, trong đó các giá trị đơn chỉ trị số lớn nhất.

Việc phân tích hóa học sẽ quyết định để chấp nhận các vật liệu ổ.

Bảng 1 – Hợp kim đồng ép đùn

Nguyên tố hóa học và tính chất

Thành phần hóa học, % (m/m)

CuSn8P

CuZn31Si1

CuZn37MnAl2Si

CuAl9Fe4Ni4

Cu

Phần còn lại

Phần còn lại

Phần còn lại

Phần còn lại

Sn

7,5  9

0,5

0,2

Zn

0,3

28,533,3

32 đến 40

0,5

Al

1 đến 2,5

8 đến 11

Ni

0,3

0,5

0,251)

2,5 đến 5

Fe

0,1

0,4

0,6

2,5 đến 4,5

Si

0,7 đến 1,3

0,3 đến 1,3

0,1

Mn

1,5 đến 3,5

3

Pb

0,05

0,8

0,8

0,1

P

0,1  0,42)

Các nguyên tố khác

0,2

0,5

0,5

0,5

Cơ tính vật liệu của mẫu thử

Độ cứng Brinen3
HB 2,5/62,5/10, min

80

120

140

160

100

135

160

150

160

Độ bền kéo
Rm,MPa

400

470

520

580

440

510

560

600

700

Độ giãn dài sau khi đứt A, % 

55

40

25

10

30

15

10

15

15

Ứng suất chảy

0,2 %
Rp0,2, MPa 

200

300

400

480

250

350

450

300

400

Mô đun đàn hồi
E,MPa 

115.103

105.103)

100.103

118.103

Hệ số giãn nở nhiệt
10-6/K 

17

18

19

16

Độ dẫn nhiệt,  ở 15oC, W/(mK) 

59

67

65

27

Khối lượng riêng  kg/dm3  

8,8

8,4

8,1

7,6

1) Hàm lượng lớn nhất của Niken có thể tăng lên đến 2% theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.
2) Đối với hợp kim cán, cho phép < 0,1 %
3) Cho thử độ cứng, xem TCVN 9863-2:2013 (ISO 4384-2)

3.2. Tính chất vật liệu

Tính chất vật liệu phải theo chỉ dẫn trong Bảng 1.

Độ cứng Brinell là trị số thử nghiệm và được chấp nhận. Toàn bộ các giá trị chỉ ra khác là giá trị trung bình và là giá trị tiêu biểu cho người thiết kế. Theo phạm vi thành phần hợp kim có thể có, các sai lệch lớn tương đối từ các giá trị đã cho có thể là mong muốn trong các trường hợp riêng biệt.

Hướng dẫn sử dụng kim loại ổ và độ cứng của ngõng trục lắp với ổ được nêu trong Phục lục A.

4. Kí hiệu

VÍ DỤ: Kí hiệu của kim loại ổ CuSn8P, độ cứng Brinell tối thiểu 120 HB

Kim loại ổ trượt TCVN 9861 (ISO 4382) CuSn8P – HB 120

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

HƯỚNG DẪN DÙNG VẬT LIỆU Ổ VÀ ĐỘ CỨNG CỦA NGÕNG TRỤC LẮP VỚI Ổ

Hợp kim ổ trượt

Đặc tính và ứng dụng chính

Độ cứng nhỏ nhất của ngõng lực 1)

CuSn8P

Dùng cho trục được làm cứng, làm việc trong điều kiện tải trọng cao, vận tốc trượt cao, chịu va đập khi được bôi trơn đầy đủ và có độ đồng tâm tốt.

Nên chọn độ cứng theo điều kiện làm việc.

55 HRC

CuZn31Si1

Dùng cho trục được làm cứng, làm việc trong điều kiện tải trọng cao, vận tốc trượt từ trung bình đến cao, chịu tải va đập khi được bôi trơn đầy đủ và có độ đồng tâm tốt.

Nên chọn độ cứng theo điều kiện làm việc.

CuZn37Mn2Al2Si

Chịu mài mòn cao, chịu được điều kiện bôi trơn không đầy đủ. Làm việc với trục cứng.

CuAl9Fe4Ni4

Hợp kim rất cứng dùng cho các bộ phận làm việc trong điều kiện trượt. Thích hợp với môi trường biển. Trục được làm cứng. Hợp kim tương đối, khó bám dính.
1) Độ cứng của ngõng trục nên cao hơn 4 lần độ cứng của hợp kim ổ trượt. Giá trị độ cứng đã cho đối với vật liệu của trục là giá trị nhỏ nhất và chỉ có hiệu lực cho đa số các ứng dụng. Tuy nhiên, giá trị cứng có thể cao hơn tùy theo điều kiện làm việc và đặc biệt là điều kiện bôi trơn.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 9866:2013 (ISO 4379:1978), Ổ trượt – Bạc hợp kim đồng.

[2] TCVN 197:2002 (ISO 6892:1984), Vật liệu kim loại – Thử kéo ở nhiệt độ thường.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 9861-2:2013 (ISO 4382-2:1991) VỀ Ổ TRƯỢT – HỢP KIM ĐỒNG – PHẦN 2 – HỢP KIM ĐỒNG ÉP ĐÙN DÙNG CHO Ổ TRƯỢT NGUYÊN KHỐI
Số, ký hiệu văn bản TCVN9861-2:2013 Ngày hiệu lực 24/09/2013
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 24/09/2013
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản