TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14020:2000 (ISO 14020:1998) VỀ NHÃN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG BỐ MÔI TRƯỜNG – NGUYÊN TẮC CHUNG DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
NHÃN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG BỐ MÔI TRƯỜNG – NGUYÊN TắC CHUNG
Environmental labels and declarations – General principiles
Tiêu chuẩn này thiết lập các nguyên tắc hướng dẫn việc xây dựng và sử dụng nhãn môi trường và công bố môi trường. Tiêu chuẩn này nhằm phối hợp sử dụng với các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn ISO 14020.
Trong trường hợp các tiêu chuẩn khác có đưa ra các yêu cầu cụ thể hơn tiêu chuẩn này, thì các yêu cầu cụ thể đó sẽ phải được xem xét trước.
Tiêu chuẩn này không nhằm dùng làm quy định kỹ thuật cho các mục đích chứng nhận và đăng ký.
Chú thích – Các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn ISO 14020 được soạn thảo để nhất quán với các nguyên tắc đưa ra trong tiêu chuẩn này. Các tiêu chuẩn khác hiện nay thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 14020 và ISO 14021, ISO 14020 và ISO 14025 (xem tài liệu tham khảo)
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1. Nhãn môi trường
Công bố môi trường
Sự công bố chỉ ra các khía cạnh môi trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chú thích – Nhãn môi trường và công bố môi trường có thể dưới dạng ủa một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc hình thức khác.
2.2. Chu trình sống
Các giai đoạn kế tiếp và liên kết với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu thô hoặc từ khi phát sinh của các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đến khi thải bỏ cuối cùng.
[ISO 14040: 1997]
Chú thích – “Sản phẩm” bao gồm hàng hoá hoặc dịch vụ bất kỳ.
2.3. Khía cạnh môi trường
Yếu tố của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức có thể có tác động qua lại với môi trường
3. Mục tiêu của nhãn môi trường và công bố môi trường
Mục tiêu chung của các nhãn môi trường và công bố môi trường nhằm khuyến khích nhu cầu tiêu thụ và cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ ít gây tác động đến môi trường, do đó thúc đẩy cải thiện môi trường một cách liên tục theo định hướng của thị trường thông qua thông tin trung thực, chính xác và có thể kiểm tra xác nhận được về các khía cạnh môi trường của sản phẩm và dịch vụ.
4.1. Nguyên tắc chung
Tất cả nguyên tắc đưa ra từ 4.2 đến 4.10 đều áp dụng cho tất cả các nhãn môi trường và công bố môi trường.
Nếu các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn ISO 14020 đưa ra các yêu cầu cụ thể hơn tiêu chuẩn này, thì các yêu cầu cụ thể đó phải được tuân theo.
4.2. Nguyên tắc 1
4.2.1. Sự công bố
Công bố môi trường và nhãn môi trường phải chính xác, có thể kiểm tra xác nhận được, thích hợp và không bị hiểu lầm.
4.2.2. Xem xét cụ thể
Ích lợi và tác dụng của các công bố môi trường và nhãn môi trường tuỳ thuộc vào mức độ truyền đạt thông tin có ý nghĩa và tin cậy về các khía cạnh môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các nhãn môi trường và công bố môi trường phải cung cấp thông tin chính xác về các khía cạnh môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các cơ sở kỹ thuật và thực tế của nhãn môi trường và công bố phải kiểm tra xác nhận được. Nhãn môi trường và công bố môi trường phải cung cấp thông tin có thích hợp; Nhãn môi trường và công bố môi trường chỉ đề cập đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, phân phối, sử dụng hoặc thải bỏ gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Nên định kỳ soát xét các cơ sở của nhãn môi trường và công bố môi trường để tính đến việc đổi mới chúng. Thông tin cần được thu thập theo trình tự thích hợp với tiến độ đổi mới. Nhãn môi trường và công bố môi trường phải dễ hiểu và không gây hiểu lầm cho khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
4.3. Nguyên tắc 2
4.3.1. Sự công bố
Thủ tục và các yêu cầu của nhãn môi trường và công bố môi trường được soạn thảo, chấp nhận hoặc áp dụng theo cách thức mà có thể tạo ra các trở ngại không cần thiết trong thương mại quốc tế.
4.3.2. Xem xét cụ thể
Các điều khoản áp dụng và diễn giải của Tổ chức thương mại thế giới phải được lưu ý để hướng dẫn nguyên tắc trên.
4.4. Nguyên tắc 3
4.4.1. Công bố
Các nhãn môi trường và công bố môi trường phải được dựa trên phương pháp luận khoa học hoàn chỉnh để chứng minh cho các công bố và tạo ra các kết quả chính xác, có thể tái lập.
4.4.2. Xem xét cụ thể
Thông tin chứng minh cho nhãn môi trường và công bố môi trường phải được thu thập và đánh giá bằng các phương pháp đã được thừa nhận và chấp nhận rộng rãi về mặt khoa học và chuyên môn, hoặc các phương pháp có cơ sở khoa học. Các phương pháp đó phải theo các tiêu chuẩn được công nhận và có sự chấp nhận của quốc tế (các tiêu chuẩn này có thể là tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc quốc gia) hoặc là các phương pháp sử dụng phải thích hợp đối với công bố và phải cung cấp thông tin liên quan, cần thiết, chính xác và tái lập để trợ giúp cho công bố đó.
4.5. Nguyên tắc 4
4.5.1. Công bố
Thông tin liên quan đến thủ tục, phương pháp luận và chứng cứ dùng để chứng minh cho các nhãn môi trường và công bố môi trường phải sẵn có và được cung cấp theo yêu cầu của các bên hữu quan.
4.5.2. Xem xét cụ thể
Thông tin phải bao gồm các nguyên tắc cơ bản, giả thuyết và các điều kiện giới hạn. Thông tin này phải đầy đủ và toàn diện một cách hợp lý để khách hàng, khách hàng tiềm năng và các bên hữu quan đánh giá và so sánh nhãn môi trường và công bố môi trường theo các nguyên tắc khoa học, tính thích hợp, sự phê chuẩn và đánh giá xem công bố môi trường và nhãn môi trường có nhất quán với các tiêu chuẩn áp dụng trong phạm vi của bộ tiêu chuẩn ISO 14020 hay không. Thông tin này cũng phải chỉ ra rõ xem công bố môi trường hoặc nhãn môi trường đó có là tự công bố về môi trường hay là được dựa trên sự phê chuẩn một cách độc lập.
Cần phải làm cho khách hàng và khách hàng tiềm năng ở nơi mua bán các sản phẩm và dịch vụ biết cách thu thập thông tin trên. Để làm được điều này có thể sử dụng các cách khác nhau nêu ra ở 4.10. Tuy nhiên có thể phải giới hạn việc cung cấp những thông tin cụ thể do yêu cầu bí mật của công việc kinh doanh, do quyền sở hữu trí tuệ, hoặc các giới hạn pháp luật khác.
4.6. Nguyên tắc 5
4.6.1. Sự công bố
Khi xây dựng các công bố môi trường và nhãn môi trường cần phải tính đến tất cả các khía cạnh có liên quan của chu trình sống của sản phẩm.
4.6.2. Xem xét cụ thể
Chu trình sống của một sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm từ các hoạt động gắn liền với việc sản xuất và giao nhận một nguyên vật liệu thô hoặc từ sự phát sinh của các nguồn tự nhiên cho đến sự thải bỏ cuối cùng. Xem xét chu trình sống của một sản phẩm hoặc dịch vụ cho phép bên xây dựng công bố môi trường và nhãn môi trường tính đến hàng loạt các yếu tố tác động lên môi trường. Hơn nữa việc xem xét này cũng cho phép bên xây dựng công bố môi trường hoặc nhãn môi trường nhận biết khả năng tiềm ẩn của một tác động này sẽ tăng lên trong quá trình làm giảm một tác động khác.
Xem xét chu trình sống của sản phẩm hoặc là dịch vụ là để hận biết các đặc tính thích hợp có liên quan và chuẩn cứ cho nhãn môi trường và công bố môi trường hoặc là để xác định ý nghĩa của công bố môi trường. Mức độ, chừng mực mà chu trình sống được xem xét có thể khác nhau tuỳ thuộc vào kiểu công bố hoặc nhãn môi trường, bản chất của công bố và cấp hạng sản phẩm.
Điều này không có nghĩa là nhất thiết phải đánh giá chu trình sống của một sản phẩm hoặc dịch vụ.
4.7. Nguyên tắc 6
4.7.1. Sự công bố
Nhãn môi trường và công bố môi trường không được kìm hãm việc tiến hành đổi mới mà sự đổi mới đó duy trì hoặc có tiềm năng để cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường.
4.7.2. Xem xét cụ thể
Các yêu cầu phải được thể hiện theo tính năng hơn là theo các đặc tính thiết kế hoặc mô tả. Phương pháp tiếp cận này cho mức độ linh hoạt lớn hơn nhất cho tiến hành đổi mới kỹ thuật hoặc đổi mới khác. Nên tránh các chuẩn cứ mang tính thiết kế truyền thống hoặc là ưu tiên tuyệt đối đối với một công nghệ bởi vì điều đó có thể hạn chế hoặc không động viên việc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ mà sự cải tiến này không ảnh hưởng đến sự phù hợp với chuẩn cứ môi trường đang áp dụng hoặc là sự cải tiến này có thể dẫn đến cải thiện môi trường một cách đáng kể.
4.8. Nguyên tắc 7
4.8.1. Công bố
Cần phải giới hạn ở mức cần thiết các yêu cầu mang tính chất hành chính hoặc các nhu cầu thông tin liên quan đến nhãn môi trường và công bố môi trường để thiết lập được sự phù hợp với chuẩn cứ được áp dụng và các tiêu chuẩn của công bố hoặc nhãn môi trường đó.
4.8.2. Xem xét cụ thể
Các tổ chức không kể quy mô nào đều có cơ hội bình đẳng trong việc sử dụng các công bố môi trường và nhãn môi trường. Việc sử dụng công bố môi trường và nhãn môi trường không nên bị cản trở bởi các yếu tố hoặc yêu cầu không liên quan như là tính phức tạp của thủ tục, thông tin hoặc các đòi hỏi hành chính không hợp lý.
4.9. Nguyên tắc 8
4.9.1. Công bố
Quá trình xây dựng công bố môi trường và nhãn môi trường cần phải mở rộng, có sự tham gia tư vấn rộng rãi với các bên hữu quan cần phải cố gắng để đạt được một sự thoả thuận trong quá trình đó.
4.9.2. Xem xét cụ thể
Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn và chuẩn cứ phải được mở rộng đối với tất cả các bên hữu quan. Các bên này phải được mời tham gia và được khuyến khích tham gia từ đầu đến cuối và được thông báo đầy đủ. Các bên này có thể chọn cách tham gia trực tiếp hoặc thông qua phương tiện khác như gửi văn bản hoặc thư điện tử. Các góp ý và tài liệu sử dụng cần phải được trình bày sao cho có ý nghĩa nhất để nêu lên được thực chất của vấn đề. Đối với việc tự công bố về môi trường được xây dựng phù hợp với ISO 14021, thì việc tư vấn được xem như đã thực hiện trong khi xây dựng tiêu chuẩn đó.
Chú thích – Xem TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2) và ISO/IEC Giude 59 để có thêm hướng dẫn.
4.10. Nguyên tắc 9
4.10.1. Công bố
Bên đưa ra nhãn môi trường hoặc công bố môi trường phải sẵn có cho khách hàng và khách hàng tiềm năng các thông tin về các khía cạnh môi trường của sản phẩm và dịch vụ tương ứng với nhãn môi trường hoặc công bố môi trường đó.
4.10.2. Xem xét cụ thể
Tác động của nhãn môi trường và công bố môi trường tuỳ thuộc vào việc giúp cho khách hàng và khách hàng tiềm năng có ý thức trách nhiệm và chọn lựa lấy các khía cạnh môi trường trong quyết định mua của họ; vào việc tác động đến các khách hàng và khách hàng tiềm năng trong việc lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều đó liên quan đến mức độ chấp nhận và hiểu biết của các khách hàng và khách hàng tiềm năng đối với thông tin được cung cấp về các khía cạnh môi trường.
Vì vậy, các bên sử dụng nhãn môi trường và công bố môi trường được khuyến khích và có trách nhiệm giúp cho các khách hàng và khách hàng tiềm năng tiếp cận tới thông tin để họ có thể hiểu được ý nghĩa của các công bố, biểu tượng hoặc thuật ngữ. Điều đó có thể thực hiện thông qua các phương tiện khác nhau như là các bảng giải thích và quảng cáo ở mức độ chi tiết, điện thoại hỏi đáp miễn phí, các chương trình đào tạo và các cách thức khác. Thông tin được cung cấp phải đầy đủ và thích hợp với đặc điểm và phạm vi của công bố môi trường đang làm.
(tham khảo)
{1} ISO 14021, Nhãn môi trường và công bố môi trường – Tự công bố về môi trường (Environmenal labels and declarations – Self – declared environmental claims)…
{2} ISO 14024, Nhãn môi trường và công bố môi trường – Nhãn môi trường loại 1 – Nguyên tắc hướng dẫn và thủ tục. (Enviromental labels and declarations – Environmental labelling Type 1 – Guiding principles an procedures).
{3} ISO 14025, Nhãn môi trường và công bố môi trường – Nhãn môi trường loại III – Nguyên tắc hướng dẫn và thủ tục. (Environmental labels and declarations – Environmental labelling Type 3 – Guiding principles an procedures).
{4} TCVN ISO 14040: 2000 (ISO 14040), Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình sống – Nguyên tắc và khuôn khổ. (Environmental management – Life cycle assessment – Principles and framwork).
{5} TCVN 6450: 1998 (ISO Guide 2), Thuật ngữ chung và định nghĩa về tiêu chuẩn hoá và các hoạt động liên quan. (General terms and their definitions concerning standardization and related activities).
{6} ISO/EC Guide 59, Quy tắc thực hành tốt về tiêu chuẩn hoá (Code of good practice for stabdardization).
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14020:2000 (ISO 14020:1998) VỀ NHÃN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG BỐ MÔI TRƯỜNG – NGUYÊN TẮC CHUNG DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVNISO14020:2000 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |