TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14024:2005 (ISO 14024: 1999) VỀ NHÃN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG BỐ MÔI TRƯỜNG – GHI NHÃN MÔI TRƯỜNG KIỂU 1 – NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC
TCVN ISO 14024: 2005
ISO 14024: 1999
NHÃN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG BỐ MÔI TRƯỜNG – GHI NHÃN MÔI TRƯỜNG KIỂU I – NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC
Evironmental labels and declarations – type i environmental labelling – principles and procedures
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này thiết lập các nguyên tắc và thủ tục để xây dựng chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I bao gồm lựa chọn chủng loại sản phẩm, chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và các đặc tính chức năng sản phẩm; cho mục đính đánh giá và chứng minh sự tuân thủ. Tiêu chuẩn này còn thiết lập các thủ tục chứng nhận để cấp nhãn môi trường.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN ISO 14020: 2000 (ISO 14020: 1998), Nhãn môi trường và công bố môi trường – Nguyên tắc chung.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ và định nghĩa sau được áp dụng:
3.1.
Chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I (Type I environmental labelling programme)
Chương trình tự nguyện, dựa trên các chuẩn cứ của bên thứ ba, được bên thứ ba cấp giấy phép cho sử dụng nhãn môi trường trên sản phẩm, để chỉ ra tính thân thiện với môi trường một cách toàn diện của một sản phẩm trong một chủng loại sản phẩm cụ thể trên cơ sở xem xét vòng đời của sản phẩm đó.
3.2.
Sản phẩm (product)
Mọi hàng hoá hoặc dịch vụ.
3.3.
Chủng loại sản phẩm (product category)
Nhóm các sản phẩm có chức năng tương đương.
3.4.
Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm (production criteria)
Những yêu cầu về môi trường mà sản phẩm sẽ phải thoả mãn để được cấp nhãn môi trường.
3.5.
Đặc tính chức năng sản phẩm (product fuction characteristic)
3.6.
Cơ quan cấp nhãn sinh thái (ecolabelling body)
Bên thứ ba và các đơn vị đại diện của nó, thực hiện chương trình cấp nhãn môi trường kiểu I.
3.7.
Bên thứ ba (third party)
Cá nhân hay tổ chức được công nhận là hoàn toàn độc lập với các bên liên quan cùng quan tâm đến một vấn đề.
[TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2: 1996)]
Chú thích: “Bên liên quan” thường đại diện cho lợi ích của nhà cung ứng (“bên thứ nhất”) và nhà tiêu thụ (“bên thứ hai”).
3.8.
Bên hữu quan (interested party)
Tất cả các bên chịu ảnh hưởng của chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I.
3.9.
Tổ chức được cấp phép (license)
Tổ chức được cơ quan cấp nhãn sinh thái cho phép sử dụng nhãn môi trường kiểu I.
3.10.
Khía cạnh môi trường (environmental aspect)
Yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường.
Chú thích: Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là một khía cạnh có hoặc có thể gây ra tác động môi trường có ý nghĩa.
[TCVN ISO 14001: 2005]
3.11.
Tác động môi trường (environmental impact)
Bất kỳ một sự thay đổi nào gây ra cho môi trường, dù là có lợi hay có hại, do một phần hay toàn bộ các hoạt động của một tổ chức, hoặc sản phẩm và dịch vụ gây ra.
[TCVN ISO 14001: 2005]
3.12.
Chứng nhận (certification)
Thủ tục mà qua đó bên thứ ba cấp bản chứng nhận một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ có các đặc tính phù hợp với những yêu cầu cụ thể.
[TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2: 1996)]
3.13.
Giấy phép (cho ghi nhãn môi trường kiểu I) [lincence (for Type I environmental labelling)]
Tài liệu được ban hành theo quy định của hệ thống chứng nhận, qua đó một cơ quan cấp nhãn sinh thái công nhận một cá nhân/tổ chức có quyền sử dụng nhãn môi trường kiểu I cho những sản phẩm hoặc dịch vụ của mình theo các quy định của chương trình ghi nhãn môi trường.
3.14.
Phù hợp về mục đích (fitness for purpose)
Khả năng của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ đáp ứng một mục đích đã được xác định trong những điều kiện cụ thể.
[TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2: 1996)]
4. Mục tiêu của ghi nhãn môi trường kiểu I
Mục tiêu chung của nhãn môi trường và công bố môi trường là thông qua việc trao đổi những thông tin chính xác và có thể kiểm tra xác nhận được, không gây nhầm lẫn về các khía cạnh môi trường của sản phẩm và dịch vụ, để khuyến khích cung và cầu của các sản phẩm và dịch vụ ít gây sức ép hơn đối với môi trường, qua đó tạo tiềm năng cải thiện môi trường liên tục, được thị trường điều tiết.
Mục tiêu của chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I là góp phần giảm bớt những tác động môi trường có liên quan đến sản phẩm, thông qua việc xác nhận sản phẩm thoả mãn các chuẩn cứ cụ thể của chương trình ghi nhãn kiểu I về sự thân thiện môi trường tổng thể.
Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo rõ ràng và tin cậy trong việc thực thi chương trình ghi nhãn trường kiểu I và để hài hoà các nguyên tắc và thủ tục với chương trình.
5. Nguyên tắc
5.1. Tính chất tự nguyện của chương trình
Chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I bao gồm cả những chương trình được xây dựng hay điều hành bởi các cơ quan được chính phủ tài trợ, phải mang tính tự nguyện.
5.2. Mối quan hệ với TCVN ISO 14020
Nhằm bổ sung cho các yêu cầu của tiêu chuẩn này, các nguyên tắc đã được quy định trong TCVN ISO 14020 cũng được áp dụng. Nếu tiêu chuẩn này cung cấp những yêu cầu cụ thể hơn TCVN ISO 14020, những yêu cầu cụ thể này phải được áp dụng.
5.3. Mối quan hệ với văn bản pháp quy
Điều kiện tiên quyết khi công nhận và duy trì giấy phép nhãn môi trường kiểu I phải là sự tuân thủ của bên được chứng nhận với các quy định về môi trường và các văn bản pháp quy khác có liên quan.
5.4. Xem xét vòng đời của sản phẩm
Mục tiêu giảm các tác động môi trường, không chỉ giảm các tác động truyền đến các môi trường trung gian hoặc các tác động qua các giai đoạn của vòng đời của sản phẩm, là đạt kết quả tốt nhất nếu xem xét toàn bộ vòng đời của sản phẩm khi thiết lập các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm.
Khi xây dựng các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm, vòng đời của sản phẩm được tính đến bao gồm: khai thác tài nguyên, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ liên quan đến những chỉ thị môi trường trung gian tương ứng. Bất kỳ sự chệch hướng nào khỏi cách tiếp cận tổng hợp này hoặc việc sử dụng thu hẹp các vấn đề môi trường cần phải kiểm soát, cần thiết phải được lý giải.
5.5. Tính chọn lọc
Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm phải được thiết lập để phân biệt các sản phẩm thân thiện với môi trường với các sản phẩm cùng loại, dựa trên sự khác biệt có thể định lượng trong tác động của chúng đối với môi trường. Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm cần tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm chỉ khi những khác biệt ấy có ý nghĩa. Những phương pháp thử và kiểm tra xác nhận sử dụng để đánh giá sản phẩm có độ chính xác và độ đúng khác nhau. Điều này nên cân nhắc khi xác định mức độ ý nghĩa của sự khác biệt này.
Khi chuẩn cứ môi trường của sản phẩm được thiết lập như trên, tất cả các sản phẩm thoả mãn các chuẩn cứ đều phù hợp để sử dụng nhãn môi trường.
5.6. Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm
5.6.1. Xem xét vòng đời của sản phẩm
Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm phải dựa vào các chỉ thị xuất hiện từ việc xem xét vòng đời của sản phẩm (xem 6.4).
5.6.2. Cơ sở của chuẩn cứ
Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm cần được xác lập ở mức có thể đạt được và có khả năng xem xét liên quan đến các tác động môi trường, khả năng đo và độ chính xác.
5.7. Đặc tính chức năng của sản phẩm
Khi xây dựng chuẩn cứ, phải tính đến sự phù hợp với mục đích và tính năng sử dụng của sản phẩm. Cần xem xét các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia về sản phẩm được sử dụng trong chương trình, theo phân cấp sử dụng tiêu chuẩn trình bày trong TCVN ISO 14020.
Chú thích: Trong yêu cầu ghi nhãn môi trường, sự phù hợp với mục đích sử dụng của một sản phẩm có nghĩa là sản phẩm đó thoả mãn yêu cầu về sức khoẻ, an toàn và nhu cầu về tính năng sử dụng của người tiêu dùng.
5.8. Hiệu lực của các yêu cầu của chương trình
5.8.1. Thời hạn hiệu lực
Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và yêu cầu về chức năng của sản phẩm cho mỗi loại sản phẩm phải được đặt ra cho một khoảng thời gian xác định trước.
5.8.2. Chu kỳ xem xét
Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và yêu cầu về chức năng của sản phẩm phải được xem xét lại trong một khoảng thời gian định trước, có tính đến các yếu tố như công nghệ mới, sản phẩm mới, thông tin môi trường mới và sự biến động thị trường. Sự xem xét lại chuẩn cứ môi trường và các yêu cầu về chức năng của sản phẩm không nhất thiết phải mang lại sự thay đổi nào.
5.9. Tham khảo
Một quá trình tham gia rộng rãi chính thức giữa các bên hữu quan phải được thiết lập từ đầu nhằm mục đích chọn lọc và xem xét lại các chủng loại sản phẩm, chuẩn cứ môi trường và đặc tính chức năng của sản phẩm.
5.10. Sự tuân thủ và kiểm tra xác nhận
Tất cả các yếu tố trong chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và đặc tính chức năng sản phẩm của chương trình ghi nhãn môi trường phải được cơ quan cấp nhãn sinh thái kiểm tra xác nhận. Các phương pháp đánh giá sự tuân thủ được sử dụng với thứ tự ưu tiên như sau:
– các tiêu chuẩn ISO và IEC.
– các tiêu chuẩn quốc tế khác
– các tiêu chuẩn khu vực và quốc gia
– các phương pháp khác lặp lại và tái lập, tuân theo những nguyên tắc về thực hành phòng thí nghiệm tốt đã được chấp nhận (xem TCVN ISO/IEC 17025 về thông tin về thực hành phòng thí nghiệm)
– các bằng chứng của nhà sản xuất.
5.11. Tính minh bạch
Một chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I cần có khả năng thể hiện được tính minh bạch qua tất cả các giai đoạn phát triển và vận hành. Tính minh bạch hàm ý thông tin phải luôn sẵn sàng cho các bên hữu quan kiểm tra à nhận xét khi thích hợp. Phải có đủ thời gian để đưa ra các góp ý. Những thông tin này bao gồm:
– lựa chọn các chủng loại sản phẩm;
– lựa chọn và xây dựng các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm;
– đặc tính chức năng sản phẩm;
– phương pháp thử và kiểm tra xác nhận;
– thủ tục chứng nhận và cấp giải thưởng;
– chu kỳ xem xét;
– thời hạn có hiệu lực;
– những bằng chứng không thuộc loại bảo mật làm cơ sở để được cấp nhãn môi trường;
– nguồn quỹ xây dựng chương trình (ví dụ: phí, hỗ trợ tài chính của hính phủ…);
– kiểm tra xác nhận sự tuân thủ.
Tính minh bạch không được mâu thuẫn với các yêu cầu của 5.17.
5.12. Những khía cạnh thương mại quốc tế
Không được xây dựng, chấp nhận hay áp dụng những yêu cầu và thủ tục về nhãn môi trường với mục đích tạo ra những ảnh hưởng hoặc rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Cần lưu ý xem xét những điều khoản và giải thích có thể áp dụng của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
5.13. Khả năng tiếp cận
Việc áp dụng và tham gia các chương trình ghi nhãn môi trường là dành cho mọi ứng viên tiềm năng. Tất cả các ứng viên khi đáp ứng đầy đủ các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm thuộc một chủng loại sản phẩm cụ thể và các yêu cầu khác của chương trình đều có quyền được cấp giấy phép và cho phép sử dụng nhãn.
5.14. Cơ sở khoa học của chuẩn cứ môi trường của sản phẩm
Việc xây dựng và lựa chọn chuẩn cứ phải dựa trên những nguyên tắc khoa học và kỹ thuật rõ ràng. Các chuẩn cứ này cần được xác lập từ những dữ liệu chứng minh tính thân thiện với môi trường.
5.15. Tránh mâu thuẫn về lợi ích
Chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I phải đảm bảo không chịu những tác động không hợp lý. Chương trình phải chứng minh được các nguồn quỹ để xây dựng chương trình không gây nên những mâu thuẫn về lợi ích.
Chú thích: Xem các điều khoản của TCVN 7457 (ISO/IEC Guide 65).
5.16. Giá thành và phí
Phí có thể bao gồm phí đăng ký, phí thử nghiệm hoặc chi phí hành chính. Về mặt nguyên tắc, giá thành và phí để công nhận và duy trì nhãn môi trường cân dựa trên cơ sở các chi phí của chương trình và nên giữ ở mức thấp nhất có thể để tăng khả năng tiếp cận với chương trình.
Tất cả phí đều được áp dụng như nhau cho mọi ứng viên và tổ chức ược cấp giấy phép.
5.17. Tính bảo mật
Phải duy trì tính bảo mật của tất cả thông tin được xác định cần giữ bí mật.
5.18. Sự thừa nhận lẫn nhau
Càn khuyến khích sự thừa nhận lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng của mỗi ên. Đó có thể là sự thừa nhận lẫn nhau về phép thử, giám sát, đánh giá sự phù hợp, các thủ tục hành chính, và chuẩn cứ môi trường của sản phẩm nếu thích hợp.
Nhằm bảo đảm tính minh bạch hoàn toàn, những thông tin về thoả mãn thừa nhận lẫn nhau hiện có giữa các cơ quan cấp nhãn sinh thái phải được dễ dàng tiếp cận.
Chú thích: Hướng dẫn chi tiết xem chương 8 tài liệu tham khảo [6].
6. Thủ tục
6.1. Khái quát
Ghi nhãn môi trường kiểu I liên quan tới một quá trình lặp, bao gồm:
– tham khảo ý kiến các bên hữu quan;
– lựa chọn các chủng loại sản phẩm;
– xây dựng, xem xét lại và sửa đổi các chuẩn cứ môi trường của sảnphẩm;
– xác định những đặc tính chức năng sản phẩm; và
– thiết lập các thủ tục chứng nhận và các yếu tố hành chính khác của chương trình.
6.2. Tham khảo ý kiến các bên hữu quan
Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải thực thi một cơ chế tham khảo chính thức nhằm tạo điều kiện cho sự tham gia đầy đủ của các bên hữu quan. Một cơ chế như vậy có thể gồm việc sử dụng các nhóm đại diện các bên hữu quan được lựa chọn, ví dụ: ban tư vấn, uỷ ban cố vấn, hoặc lấy ý kiến quần chúng.
Sự tham khảo là một quá trình liên tục, xuất hiện từ khi lựa chọn chủng loại sản phẩm và trong lúc thiết lập chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và đặc tính chức năng sản phẩm. Các bên hữu quan cần có đủ thời gian, sự tiếp cận đến chi tiết và nguồn thông tin được sử dụng. Quá trình tham khảo cũng phải đảm bảo các đề nghị của các bên hữu quan được xem xét kỹ và trả lời thoả đáng. Cần có những nỗ lực thích hợp để đạt được sự nhất trí trong suốt quá trình.
6.3. Lựa chọn chủng loại sản phẩm
6.3.1. Tiến hành nghiên cứu khả thi
Trong giai đoạn này của quá trình, cần tiến hành nghiên cứu các chủng loại sản phẩm và bản chất thị trường. Mục đích của nghiên cứu nhằm xem xét tính khả thi của việc thiết lập các chủng loại sản phẩm. Nghiên cứu cần bao gồm:
– lựa chọn ban đầu chủng loại sản phẩm;
– tham khảo ý kiến các bên hữu quan;
– khảo sát thị trường (ví dụ: bản chất, quy mô, nhu cầu);
– các nhà cung cấp trên thị trường (ví dụ: các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà sản xuất trong nước và ngoài nước);
– tác động môi trường của sản phẩm;
– tiềm năng và nhu cầu cải thiện môi trường;
– xác định phạm vi chủng loại sản phẩm, có tính đến tính tương đương trong sử dụng;
– khả năng sử dụng, bao gồm cả đặc tính chức năng của sản phẩm;
– sự sẵn có của dữ liệu;
– luật pháp và thoả thuận quốc gia và quốc tế hiện hành.
6.3.2 Đề xuất về chủng loại sản phẩm
Sau khi nghiên cứu khả thi hoàn thành, cơ quan cấp nhãn sinh thái sẽ xác minh những chủng loại sản phẩm nào có khả năng được thị trường chấp nhận. Cần xây dựng đề xuất về chủng loại sản phẩm cho các bên hữu quan để lập tổng quan về các phần của nghiên cứu khả thi, các phát hiện và xem xét dẫn tới việc đề xuất chủng loại sản phẩm của cả chương trình.
6.4. Lựa chọn và xây dựng chuẩn cứ môi trường của sản phẩm
6.4.1. Lựa chọn các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm
Khuôn khổ và thủ tục mà tiêu chuẩn này đặt ra nhằm cung cấp sự thống nhất và cho phép những quyết định về các chuẩn cứ cuối cùng trở thành kết quả của quá trình tham khảo ý kiến giữa cơ quan cấp nhãn sinh thái và các bên hữu quan. Các chuẩn cứ này phải được lựa chọn theo những yêu cầu đặt ra trong 5.2 đến 5.17.
Bảng 1 là một ví dụ áp dụng và để trợ giúp cho cơ quan cấp nhãn sinh thái có được chọn lựa ban đầu về các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm. Bảng này kết nối các giai đoạn của vòng đời của sản phẩm với các chỉ thị chính về môi trường ở đầu vào và đầu ra. Các chỉ thị phát thải này được nhóm theo các môi trường trung gian. Việc nghiên cứu về các giai đoạn của vòng đời của sản phẩm (có thể được thể hiện như một nghiên cứu khả thi chi tiết hơn được đưa ra ở 6.3.1) có thể đưa đến kết luận rằng các tác động môi trường ở một số giai đoạn là không có ý nghĩa và không cần thiết phải xem xét thêm. Tuy vậy, nghiên cứu này phải chỉ ra rằng việc lựa chọn chuẩn cứ môi trường của sản phẩm sẽ không dẫn tới việc các tác động này sẽ truyền từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của vòng đời của sản phẩm, hay từ môi trường trung gian này sang môi trường trung gian khác mà không đạt được ích lợi gì về môi trường.
Bảng 1 – Bảng lựa chọn chuẩn cứ môi trường của sản phẩm điển hìnhGiai đoạn
Giai đoạn vòng đời của sản phẩm |
Chỉ thị về môi trường ở đầu vào/đầu ra |
|||||
Năng lượng |
Tài nguyên |
Thải ra môi trường |
Khác |
|||
Có thể phục hồi (tái tạo)/ không thể |
Có thể phục hồi (tái tạo)/ không thể |
Nước |
Không khí |
Đất |
||
Khai thác tài nguyên | ||||||
Sản xuất | ||||||
Phân phối | ||||||
Sử dụng | ||||||
Thải bỏ |
6.4.2. Xây dựng các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm
6.4.2.1. Khái quát
Khi thiết lập các chuẩn cứ phải tính đến các vấn đề môi trường tương quan của địa phương, khu vực và toàn cầu, công nghệ sẵn có và các khía cạnh về kinh tế.
Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm phải được thể hiện theo:
– tác động đến môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên; hoặc
– nếu không khả thi, sẽ tính đến các khía cạnh môi trường, như sự phát thải ra môi trường.
Cần tránh đưa ra những chuẩn cứ yêu cầu trực tiếp hay gián tiếp loại trừ việc sử dụng các quy trình cụ thể hoặc phương pháp sản xuất mà không có cơ sở. Việc loại bỏ một chất nào đó phải dựa trên các phương pháp khoa học thoả mãn nguyên tắc 3 của TCVN ISO 14020. Các phương pháp như đánh giá sự rủi ro có thể cung cấp những thông tin hữu ích.
Một số những vấn đề chính cần xem xét trong giai đoạn này của chương trình ghi nhãn môi trường được trình bày trong 6.4.2.2 đến 6.4.2.5.
6.4.2.2. Xác định lĩnh vực liên quan có nhiều khả năng làm giảm tác động môi trường.
Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải xác định các giai đoạn của vòng đời của sản phẩm khi có sự khác biệt về tác động môi trường giữa các sản phẩm cùng loại. Khoảng và sự biến động của số liệu thu được cho những sản phẩm cụ thể phải được phân tích để đảm bảo những chuẩn cứ môi trường của sản phẩm được lựa chọn là thích hợp và phản ánh được sự khác nhau giữa các sản phẩm.
6.4.2.3. Sử dụng chỉ số định tính và định lượng
Cơ quan cấp nhãn sinh thái có thể xem xét, nếu thích hợp, cho việc áp dụng các yếu tố định lượng vào các yêu cầu môi trường được lựa chọn. Lý do sử dụng đối với mỗi yếu tố định lượng phải được giải thích và chứng minh rõ ràng.
6.4.2.4. Xác định giá trị số học cho mỗi chuẩn cứ liên quan
Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải xác định những chuẩn cứ phản ánh chính xác nhất các khía cạnh môi trường đã được lựa chọn. Khi các chuẩn cứ đã xác định được, cơ quan cấp nhãn sinh thái phải ấn định cho chúng những giá trị bằng số. Những giá trị này phải ở dạng những giá trị tối thiểu, ở giá trị ngưỡng không được vượt quá, hệ thống thang điểm hoặc các cách tiếp cận thích hợp khác.
6.4.2.5. Xác định phương pháp thử, thủ tục và năng lực của các phòng thử nghiệm
Các yêu cầu thử nghiệm và kiểm tra xác nhận cần được xem xét song song khi thiết lập các yêu cầu đối với chủng loại sản phẩm cụ thể. Phải xem xét cẩn thận khả năng đáp ứng yêu cầu thử nghiệm và kiểm tra xác nhận về mặt tổ chức, kỹ thuật và kinh tế.
Cơ quan cấp nhãn sinh thái cần cung cấp tài liệu tham khảo cho phương pháp thử được yêu cầu đối với mọi chuẩn cứ hoặc đặc tính của sản phẩm và kiểm tra năng lực thực hiện của các phòng thử nghiệm. Phương pháp thử nghiệm cần được lựa chọn theo hướng dẫn nêu ra trong 5.10.
6.5. Lựa chọn các đặc tính chức năng của sản phẩm
Phải cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn các đặc tính chức năng của sản phẩm. Việc xem xét nên được tập trung cho các tính năng sử dụng của sản phẩm hơn là để thiết kế hay các đặc tính mô tả.
Khi thiết lập các đặc tính chức năng sản phẩm, cần xem xét:
– xác định những đặc tính chức năng của sản phẩm;
– lựa chọn những yếu tố chủ chốt thể hiện chức năng đó;
– kiểm tra sự phù hợp của các yếu tố chủ chốt ápdụng cho mọi sản phẩm trong chủng loại;
– xác định các mức thể hiện tính năng cần thiết (xem 5.7).
6.6. Báo cáo và công bố
Các chủng loại sản phẩm, chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và đặc tính chức năng sản phẩm sau khi thiết lập xong phải được công bố. Thông tin trong các mẫu báo cáo cụ thể phải thể hiện được
– việc thiết lập chủng loại sản phẩm, chuẩn cứ và đặc tính phải phù hợp với phạm vi, nguyên tắc thực tế và yêu cầu được trình bày trong tiêu chuẩn này.
– các chuẩn cứ phải khách quan và có thể xác minh.
– phương pháp kiểm tra chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và đặc tính chức năng sản phẩm phải sẵn có.
– các bên hữu quan được tạo điều kiện tham gia vào quá trình và quan điểm của họ phải được xem xét.
Cơ quan cấp nhãn sinh thái cũng phải cung cấp các thông tin theo yêu cầu nhằm giải thích ý nghĩa của nhãn môi trường cho các cá nhân và tổ chức được cấp nhãn môi trường và công chúng.
6.7. Thực hiện những sửa đổi trong chuẩn cứ môi trường của sản phẩm
Trong những trường hợp sản phẩm đã được cấp nhãn môi trường, một số yếu tố cần được xem xét khi xác định thời hạn các chuẩn cứ được sửa đổi bắt đầu có hiệu lực.
Những yếu tố này ít nhất bao gồm:
– sự cấp bách của việc tuân thủ các chứng cứ môi trường của sản phẩm đã sửa đổi;
– phạm vi thay đổi, khoảng thời gian và mức độ phức tạp khi trang bị lại quá trình sản xuất cho phù hợp với các chuẩn cứ được sửa đổi.
– tránh mang lại thuận lợi mặc dù không chủ định về mặt thương mại cho một nhà sản xuất, một thiết kế hay quy trình cụ thể.
– nhu cầu tham gia của các nhà cung ứng vật liệu cho người/ tổ chức được cấp giấy phép sử dụng nhãn môi trường.
– các hành động cần thiết phải tiến hành liên quan đến các sản phẩm đã được cấp nhãn theo các chuẩn cứ cũ nhưng vẫn trong chuỗi cung ứng đến người tiêu thụ cuối cùng.
– thời gian thích hợp để tư vấn cho tổ chức được cấp nhãn môi trường.
– sự phức tạp phát sinh khi cơ quan cấp nhãn sinh thái thực hiện những thay đổi.
– các yêu cầu về luật pháp.
7. Chứng nhận và sự tuân thủ
7.1. Khái quát
Điều 7 đưa ra những yêu cầu chung về chứng nhận và sự tuân thủ. Chú thích: Nên tham khảo thêm ở TCVN 7457 (ISO/IEC Guide 65)
7.2. Khái niệm cơ bản
7.2.1. Khái quát
Điều kiện tiên quyết để được cấp nhãn môi trường thường được chia thành các yếu tố nêu trong 7.2.2 và 7.2.3.
7.2.2. Các nguyên tắc chung
Các nguyên tắc chung hướng dẫn sự hoạt động của toàn bộ chương trình. Những nguyên tắc chung này kiểm soát những điều kiện chung cho việc cấp phép và sử dụng nhãn môi trường. Những nguyên tắc chung này ít nhất, cần đề cập đến những vấn đề sau:
– sự quảng cáo của người có giấy phép;
– những điều kiện có thể dẫn đến sự đình chỉ, huỷ bỏ hoặc rút giấy phép;
– thủ tục thực thi những hành động khắc phục trong trường hợp không phù hợp;
– thủ tục giải quyết tranh chấp;
– thủ tục cho thử nghiệm và kiểm tra xác nhận;
– cơ cấu chi phí;
– hướng dẫn sử dụng biểu tượng.
Tất cả những điều kiện tiên quyết để được cấp giấy phép và sử dụng nhãn cầu được đưa vào trong những quy tắc chung, chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và đặc tính chức năng sản phẩm, vì chỉ những yêu cầu này có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc cấp hay rút giấy phép sử dụng nhãn môi trường.
7.2.3. Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và đặc tính chức năng sản phẩm cho mỗi chủng loại sản phẩm
Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và đặc tính chức năng sản phẩm là cơ sở để xác lập các yếu tố về yêu cầu kỹ thuật của chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I cho mỗi chủng loại sản phẩm.
7.3. Cấp phép
Cơ quan cấp nhãn sinh thái chịu trách nhiệm cấp phép cho người đăng ký. Cơ quan cấp nhãn sinh thái sẽ cấp giấy phép sử dụng nhãn môi trường chỉ khi các điều kiện sau trong số các nghĩa vụ khác theo hợp đồng được thoả mãn:
– người đăng ký phù hợp với những quy tắc chung của chương trình;
– sản phẩm phù hợp với chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và đặc trưng chức năng của sản phẩm tương ứng với mỗi chủng loại sản phẩm.
Người được cấp giấy phép không bị bắt buộc phải sử dụng nhãn môi trường.
Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải duy trì một cách công khai danh sách những sản phẩm đã được cấp nhãn.
7.4. Thủ tục đánh giá và chứng minh sự phù hợp
7.4.1. Nguyên tắc chung
Phương pháp đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm, đặc tính chức năng sản phẩm và sự kiểm tra liên tục phải được lập thành văn bản và đủ chặt chẽ để duy trì tính xác thực của chương trình.
Có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các thủ tục đánh giá sự tuân thủ, và các phương pháp có thể thay đổi tuỳ theo chương trình.
7.4.2. Giám sát và kiểm soát
Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải xem xét lại các yêu cầu của chương trình để phù hợp với các quy tắc chung (xem 7.2.2), xác định cách thức kiểm tra xác nhận cụ thể cho mỗi yêu cầu. Khi các yêu cầu đã được xem xét lại, phải lập một kế hoạch giám sát và kiểm soát.
7.4.3. Tài liệu hỗ trợ
Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải yêu cầu người đăng ký cam kết tuân theo luật môi trường và các văn bản pháp lý liên quan khác.
Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải thu thập bằng chứng bằng văn bản về sự tuân thủ các yêu cầu của chương trình của người đăng ký. Tất cả dữ liệu phải được biết và xác minh được.
Theo yêu cầu, cơ quan cấp nhãn sinh thái phải chuẩn bị sẵn sàng ít nhất các tài liệu sau:
– chủng loại sản phẩm;
– chuẩn cứ môi trường của sản phẩm;
– đặc tính chức năng sản phẩm;
– thời hạn hiệu lực của chuẩn cứ;
– phương pháp thử và kiểm tra xác nhận;
– thủ tục chứng nhận và cấp phép;
– hồ sơ xem xét định kỳ các chuẩn cứ;
– bằng chứng không cần bảo mật là căn cứ cấp giấy phép;
– nguồn quỹ để phát triển chương trình (ví dụ: phí, hỗ trợ tài chính của chính phủ);
– kiểm tra xác nhận sự tuân thủ.
7.4.4. Công bố sự phù hợp
Nếu chương trình cho phép người đăng ký được công bố sự phù hợp với các yêu cầu của chương trình,việc công bố sự phù hợp cần theo hướng dẫn đưa ra trong ISO/IEC Guide 22.
7.5. Theo dõi sự tuân thủ
Sau khi được cấp phép, người có giấy phép phải thông báo cho cơ quan cấp nhãn sinh thái mới thay đổi có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ với những yêu cầu trên.
Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải đảm bảo mọi thay đổi của sản phẩm hay quy trình sản xuất có thể ảnh hưởng tới sự tuân thủ đều được xem xét và yêu cầu người có giấy phép đề xuất những hành động khắc phục nếu sự tuân thủ không được duy trì.
Người có giấy phép có trách nhiệm đảm bảo duy trì sự tuân thủ với các yêu cầu của chương trình.
7.6. Bảo hộ nhãn sinh thái
Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải đảm bảo rằng nhãn sinh thái của mình (tức là dấu chứng nhận, biểu tượng) được pháp luật bảo hộ để tránh việc sử dụng tuỳ tiện và duy trì sự tin tưởng của công chúng với chương trình.
Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải có một chính sách rõ ràng và đầy đủ về việc sử dụng nhãn môi trường một cách đúng đắn.Bất kỳ sự sai lệch nào với chính sách này phải có hành động khắc phục phù hợp và có khả năng dẫn đến việc rút giấy phép.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN ISO 14001: 2005 (ISO 14001: 2004), Hệ thống quản lý môi trường – Yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Environmental management systems
– Specification with guidance for use).
[2] TCVN ÍO/IEC 17025: 2001 (ISO/IEC 17025), Yêu cầu chung về năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (General requirements for the competence of calibration and testing laboratories)
[3] TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2: 1996), Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan – Thuật ngữ chung và định nghĩa (General term and their definitions concerning standardizationand related activities)
[4] ISO/IEC Guide 22: 1997, General criteria for supplier’s declaration of confomity (Chuẩn cứ về công bố sự phù hợp của nhà cung cấp)
[5] TCVN 7457: 2004 (ISO/IEC Guide 65: 1996), Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm (General requirements for bodies operating product certification systems).
[6] Certification and related activities: Assessment and verification of conformity to standards and technical specifications, International Organization for standardization, Geneva, 1992, ISBN 92 – 67 – 10176 – 5
(Chứng nhận và các hoạt động liên quan: Đánh giá và kiểm tra xác nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật)
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14024:2005 (ISO 14024: 1999) VỀ NHÃN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG BỐ MÔI TRƯỜNG – GHI NHÃN MÔI TRƯỜNG KIỂU 1 – NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVNISO14024:2005 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |