TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14050:2000 (ISO 14050:1998) VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – TỪ VỰNG DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN ISO 14050: 2000

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – TỪ VỰNG

Environmental management – Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bao gồm các thuật ngữ của các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý môi trường đã được đưa ra trong bộ TCVN ISO 14000.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 10241: 1992: Tiêu chuẩn thuật ngữ quốc tế – Soạn thảo và trình bày.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong một số trường hợp của tiêu chuẩn này, khi đưa ra các cách sử dụng riêng của một khái niệm nào đó thì được trình bày trong ngoặc trước định nghĩa.

3.1. Kết luận đánh giá

Audit conclusion

Conclusion d’audit

Ý kiến hoặc kết luận mang tính chuyên môn của chuyên gia đánh giá về đối tượng đánh giá dựa trên các phát hiện khi đánh giá.

3.2. Chuẩn cứ đánh giá

Audit criteria

Critères d’audit

Các chính sách, thủ tục, phương pháp thực hành các yêu cầu mà chuyên gia căn cứ vào đó đẻ so sánh các chứng cứ đánh giá đã thu thập được về đối tượng đánh giá.

Chú thích – Các yêu cầu có thể bao gồm nhưng không giới hạn các tiêu chuẩn, hướng dẫn, các yêu cầu về tổ chức và các yêu cầu về pháp luật hoặc các yêu cầu quy định.

3.3. Chứng cứ đánh giá

Audit evidence

Preuve d’audit

Thông tin, hồ sơ hoặc công bố có thể kiểm tra xác nhận được về một sự kiện.

Chú thích

1. Chứng cứ đánh giá có thể là định tính hoặc định lượng được chuyên gia đánh giá sử dụng để xác định xem chuẩn cứ đánh giá có được thoả mãn hay không.

2. Chứng cứ đánh giá thường dựa trên các cuộc phỏng vấn, xem xét tài liệu, quan sát các hoạt động và điều kiện, các kết quả hiện có của các phép đo và thử nghiệm hoặc các phương tiện khác trong phạm vi đánh giá.

3.4. Phát hiện khi đánh giá

Audit finding

Constat d’audit

Kết quả của việc so sánh và đánh giá các chứng cứ thu thập được với các chuẩn cứ đánh giá đã định.

Chú thích – Các phát hiện đánh giá là cơ sở của báo cáo đánh giá.

3.5. Đoàn đánh giá

Audit team équipe d’audit

Nhóm hoặc một chuyên gia đánh giá được chỉ định thực hiện một cuộc đánh giá nhất định. Chú thích

1. Đoàn đánh giá cũng có thể gồm các chuyên gia kỹ thuật và các chuyên gia đánh giá tập sự;

2. Một trong những chuyên gia của đoàn đánh giá thực hiện chức năng chuyên gia đánh giá trưởng.

3.6. Bên được đánh giá

Auditee

Audité

Tổ chức được đánh giá.

3.7. Khách hàng

Client

Demandeur de I’audit

Tổ chức đặt hàng đánh giá.

Chú thích – Khách hàng có thể là bên được đánh giá hoặc bất kỳ tổ chức nào có quyền về mặt pháp lý hoặc ký hợp đồng để đặt hàng đánh giá.

3.8. Cải tiến liên tục

Continual improvement

Amélloration continue

Quá trình tăng cường hệ thống quản lý  môi trường để nâng cao kết quả hoạt động tổng thể về môi trường phù hợp với chính sách môi trường của một tổ chức.

Chú thích – Quá trình này không nhất thiết phải được tiến hành đồng thời ở tất cả các lĩnh vực hoạt động.

3.9. Môi trường

Environment

Environnement

Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức bao gồm không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các mối quan hệ qua lại của chúng.

Chú thích – Môi trường nói đến ở đây có thể có thể hiểu từ phạm vi một tổ chức đến quy mô toàn cầu.

3.10. Khía cạnh môi trường

Environmental aspect

Aspect environnemental

Yếu tố của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường.

Chú thích – Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là một khía cạnh có hoặc có thể gây tác động đáng kể đến môi trường.

3.11. Đánh giá môi trường

Environmental audit

Audit environnemental

Quá trình thu thập và đánh giá một cách khách quan các chứng cứ để xác định xem các hoạt động, sự kiện, điều kiện, hệ thống quản lý môi trường cụ thể hoặc thông tin về các vấn đề này có phù hợp với chuẩn cứ đánh giá không và thông báo các kết quả của quá trình này cho khách hàng. Quá trình này phải được kiểm tra xác nhận một cách hệ thống và lập thành văn bản.

3.12. Chuyên gia đánh giá môi trường

Environmental audior

Auditeur environnemental

Người đủ trình độ để thực hiện các cuộc đánh giá môi trường.

3.13. Tác động môi trường

Environmental impact

Impact environnemental

Bất kỳ một sự thay đổi nào, dù là bất lợi hoặc có lợi, đối với toàn bộ hoặc từng phần môi trường do các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức gây ra.

3.14. Hệ thống quản lý môi trường

Environmental management system

Système de management environnemental

Một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, hoạt động có kế hoạch, trách nhiệm, phương pháp thực hành, thủ tục, quá trình và các nguồn lực để xây dựng, thực hiện, đạt được, xem xét và duy trì chính sách môi trường.

3.15. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường

Environmental management system audit

Audit de système de management environnemental

Quá trình thu thập và đánh giá một cách khách quan các chứng cứ để xác định xem hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức có phù hợp với các chuẩn cứ đánh giá hệ thống quản lý môi trường hay không và thông báo các kết quả của quá trình đánh giá này cho khách hàng. Quá trình này phải được kêêrm tra xác nhận một cách có hệ thống và được lập thành văn bản.

3.16. Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường

Environmental management system audit

Audit de système de management environnemental

(Nội bộ) quá trình thu thập và đánh giá khách quan để xác định xem hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức có phù hợp với chuẩn cứ đánh giá hệ thống quản lý môi trường do một Tổ chức đặt ra và thông báo kết quả của quá trình này cho Ban lãnh đạo. Quá trình này phải được kiểm tra xác nhận một cách hệ thống và được lập thành văn bản.

3.17. Mục tiêu môi trường

Environmental objective

Objectif environnemental

Mục tiêu chung về môi trường, xuất phát từ chính sách môi trường do một tổ chức tự đặt ra để đạt tới và được lượng hoá khi có thể.

3.18. Kết quả hoạt động về môi trường

Environmental performance

Performance environnementale

(Hệ thống quản lý môi trường) các kết quả có thể đo được của hệ thống quản lý môi trường, liên quan đến việc kiểm soát các khía cạnh môi trường của Tổ chức, dựa trên chính sách, các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình.

3.19. Chính sách môi trường

Environmental policy

Politique environnementale

Công bố của một Tổ chức về dự định và nguyên tắc liên quan đến kết quả hoạt động tổng thể về môi trường của  mình nhằm tạo ra khuôn khổ cho các hành động và cho việc đề ra các ục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình.

3.20. Chỉ tiêu môi trường

Environmental target

Cible environnementale

Yêu cầu về kết quả hoạt động cụ thể, lượng hoá được khi có thể, áp dụng cho tổ chức hoặc cán bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường cần phải được đề ra và thực hiện nhằm đạt tới các mục tiêu đó.

3.21. Bên hữu quan

Interested party

Partie intéressée

(Kết quả thực hiện về môi trường) cá nhân hoặc nhóm có liên quan đến bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động về môi trường của một tổ chức.

3.22. Chuyên gia đánh giá trưởng môi trường

Lead environmental auditor

Responsible de I’audit environnemental

Người có đủ trình độ để quản lý và thực hiện các cuộc đánh giá về môi trường.

3.23. Tổ chức

Organization

Organisme

Công ty, tổng công ty, hãng, xí nghiệp, cơ quan hoặc viện nghiên cứu, một phần hay tổ chức của các tổ chức trên, nhà nước hoặc tư nhân, có các bộ phận chức năng và quản trị riêng.

Chú thích – Với các tổ chức có nhiều đơn vị hoạt động mỗi đơn vị hoạt động riêng lẻ có thể được xác định là một tổ chức.

3.24. Ngăn ngừa ô nhiễm

Prevention of pollution

Prévention de la pollution

Sử dụng các quá trình, các phương pháp thực hành, vật liệu hoặc sản phẩm để tránh, giảm bớt hay kiểm soát ô nhiễm, hoạt động này có thể bao gồm tái chế, xử lý, thay đổi quá trình, cơ chế kiểm soát, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên và thay thế vật liệu.

Chú thích – Lợi ích tiềm tàng của ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm việc giảm bớt các tác động môi trường bất lợi, tăng hiệu quả và giảm chi phí.

3.25. Đối tượng

Subject matter

Object

(Đánh giá) các hoạt động, sự kiện, điều kiện, hệ thống quản lý môi trường cụ thể và/ hoặc thông tin về các vấn đề trên.

3.26. Chuyên gia kỹ thuật

Technical expert

Expert technique

(Đánh giá) người đóng góp hiểu biết cụ thể hoặc kiến thức chuyên môn cho đoàn đánh giá, nhưng không tham gia như một chuyên gia đánh giá.

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

CÁC KHÁI NIỆM KHÁC CÓ THỂ GẶP PHẢI TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG

A.1. Khái quát

Mối quan tâm hiện nay của công chúng liên quan đến bảo vệ môi trường khỏi các tác động bất lợi gây ra do các hoạt động, quá trình, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức đòi hỏi sự thông hiểu các khái niệm chung về môi trường trên phạm vi quốc tế.

Trong các tài liệu tham khảo dưới đây có thể tra cứu các định nghĩa hoặc sự mô tả các khái niệm hoặc thuật ngữ có thể gặp phải trong quan hệ quốc tế về môi trường.

A.2. Kỹ thuật sẵn có tốt nhất (BAT)

(1) Hướng dẫn EU 96/61/EEC (24/9/1996) liên quan đến sự ngăn cản và kiểm soát tổng thể ô nhiễm, Điều 2 (11).

(2) Kiến nghị của Hội đồng OECP, thang 5/1972, Môi trường và Nền kinh tế, Các nguyên tắc hướng dẫn liên quan đến các khía cạnh kinh tế quốc tế của chính sách môi trường.

(3) Công ước Bảo vệ môi trường biển Đông Bắc – Đại tây Dương, Pari, ngày 22/9/1992, Điều 2, Mục (3b) và Sửa đổi số No1.

A.3. Tải lượng ở mức báo động

(1) Dowing, RJ, Hehelingh, J – P và de met, P.A.M, 1993. Tính toán và bản đồ hoá các vùng chịu tải ở mức báo động ở Châu Âu. Báo cáo tình trạng, 1993.

A.4. Nguyên tắc phòng ngừa

(1) TCVN ISO 14004: 1997 (ISO 14004: 1996) Hệ thống quản lý môi trường, Hướng dẫn chung về các nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ, Phụ lục A, nguyên tắc 15.

(2) Tuyên bố Rio về môi trường và sự phát triển, nguyên tắc 15.

(3) Công ước về bảo vệ môi trường biển Đông Bắc – Đại Tây Dương, Pari, 22/9/1992, Điều 2, Mục 2 (a)

(4). Hội nghị các Bộ trưởng ở Bỉ, 16/05/1990, Nhật trình công tác 21, Chương 19.

A.5. Nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền”

(1) TCVN ISO 14004: 1997 (ISO 14004: 1996) Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về các nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ. Phụ lục A, nguyên tắc 15.

(2) Tuyên bố Rio về môi trường và sự phát triển, nguyên tắc 16.

(3) Công ước về bảo vệ môi trường biển Đông bắc – Đại Tây Dương. Pari, 22/9/1992, Điều 2, Mục 2 (b).

(4) Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm trả tiền”, OECD 1975

A.6. Ô nhiễm

(1) Hướng dẫn, EU, 96/61/EEC (24/9/1996) liên quan đến sự ngăn cản và kiểm soát tổng hợp ô nhiễm, Điều 2 (11).

(2) Liên nhóm chuyên gia IMO/UNESCO/WMO/IAEA/UNEP về các khía cạnh khoa học của ô nhiễm biển (GESAMP).

(3) Công ước về Bảo vệ môi trường biển Đông Bắc – Đại Tây Dương. Pari, 22/9/1992, Điều 1, Mục (d).

(4) Công ước về Bảo vệ môi trường biển khu vực biển Bantic, 1992 (Công ước Helsinki), Điều 2, Mục 1.

A.7. Phát triển bền vững

(1) Tương lai chung của chúng ta: Báo cáo uỷ ban thế giới về môi trường và sự phát triển công bố (Báo cáo Bundtland).

(2) Hội đồng chủ tịch về phát triển bền vững 02/1996.

(3) Hướng về sự bền vững, Chương trình hành động và chính sách của Châu Âu liên quan đến môi trường và sự phát triển bền vững. Quyển II, EU, 03/27/1992.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14050:2000 (ISO 14050:1998) VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – TỪ VỰNG DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVNISO14050:2000 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản