TỜ TRÌNH 375/TTR-CP NGÀY 05/10/2021 VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021-2025) DO CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 05/10/2021

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 375/TTr-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2021

 

TỜ TRÌNH

VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025)

Kính gửi: Quốc hội

Thực hiện Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch, Chính phủ xin báo cáo Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) như sau:

I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 12/5/2020 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2020; điều tra, khảo sát, xác định nhu cầu sử dụng đất của các Bộ ngành, lĩnh vực, địa phương để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, đồng thời, lấy ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với Ủy ban Kinh tế và một số cơ quan của Quốc hội hoàn thiện hồ sơ; đã xin ý kiến Ban Kinh tế Trung ương; Hội đồng thẩm định thông qua, Thường trực Chính phủ và các thành viên Chính phủ cho ý kiến. Chính phủ đã hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đảm bảo đúng quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch và các văn bản hướng dẫn thi hành.

II. CĂN CỨ THỰC HIỆN LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Cơ sở chính trị, pháp lý

– Báo cáo quy hoạch đã bám sát các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn trong quản lý, sử dụng đất đai của Đảng và Nhà nước nêu trong các Nghị quyết, Kết luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể:

+ Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phân bổ hợp lý tài nguyên, nguồn lực đất đai bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Công khai, minh bạch, bền vững, liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác có liên quan. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai1.

+ Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển2.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; bảo vệ và giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa, sản lượng lúa hàng năm đạt ít nhất 35 triệu tấn, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia3.

+ Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh; giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tăng diện tích khu bảo tồn biển, ven biển đạt 6%, phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng năm 20004.

– Căn cứ quy định của Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch và các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia.5

2. Cơ sở thực tiễn

a) Kết quả thực hiện Nghị quyết số 17/2011/QH13 và Nghị quyết số 134/2016/QH14

– Kết quả đạt được

Thực hiện Nghị quyết số 17/2011/QH13 và Nghị quyết số 134/2016/QH14, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của 63 tỉnh, thành phố, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh. Kết quả thực hiện về cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội quyết định (bình quân đạt 85,35%), trong đó có 14 chỉ tiêu thực hiện đạt trên 90%, 06 chỉ tiêu đạt từ 70% đến dưới 90%, 01 chỉ tiêu đạt từ 50% đến dưới 70% và 04 chỉ tiêu đạt dưới 50%6.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo cơ sở pháp lý, trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai; đảm bảo việc khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai. Phân bổ nguồn lực đất đai cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia; đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.

– Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

+ Chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn dài hạn, các dự báo về nhu cầu sử dụng đất chưa tiếp cận nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế – xã hội và nhu cầu thị trường.

+ Việc phân bổ một số chỉ tiêu sử dụng đất theo vùng chưa hợp lý dẫn đến nhiều địa phương có cơ hội thu hút đầu tư nhưng thiếu quỹ đất để phát triển, trong khi có địa phương sử dụng không đạt chỉ tiêu được phân bổ. Quy hoạch còn mang tính tổng hợp, chủ yếu theo chỉ tiêu, tiếp cận về không gian còn hạn chế, theo dự án nên chưa linh hoạt theo nhu cầu thị trường khi có phát sinh các dự án mới.

+ Các nguồn lực đầu tư để đảm bảo thực hiện quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế, nhất là cho phát triển hạ tầng kết nối để thực hiện chủ trương quy hoạch chuyển dịch đầu tư sang vùng trung du, miền núi, nhằm giảm áp lực chuyển đất trồng lúa có chất lượng cao cho mục đích khác tại khu vực đồng bằng.

+ Hệ thống quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất thiếu ổn định, phải điều chỉnh nhiều lần do chưa đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất.

+ Thông tin, số liệu để lập quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo độ tin cậy cao. Thiếu các tiêu chí để đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.

+ Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch chưa kịp thời, thường xuyên; việc công khai, minh bạch thông tin trong quy hoạch ở một số địa phương còn hạn chế.

b) Kết quả điều tra, thu thập, xử lý thông tin, số liệu

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia được xây dựng dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu thống kê đất đai hàng năm; số liệu kiểm kê đất đai (định kỳ); kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa, chất lượng đất, tiềm năng đất đai cả nước, các vùng kinh tế – xã hội7; nhu cầu và kết quả điều tra, khảo sát, làm việc tại các Bộ, ngành và địa phương về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ từ 1/50.000 – 1/1.000.000; hệ thống bản đồ chuyên đề; kịch bản biến đổi khí hậu; các quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2019 – 2069; cơ sở dữ liệu hiện trạng đất trồng lúa chi tiết đến cấp xã dựa trên nền bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất…

3. Phương pháp lập quy hoạch

Việc lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia ngoài áp dụng các phương pháp như điều tra, định mức, tiếp cận hệ thống, dự báo… còn được kết hợp với khoa học công nghệ hiện đại như công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý thông qua việc chồng xếp các lớp thông tin dữ liệu bản đồ để xác định phân vùng không gian, xử lý phân tích số liệu, xác định chỉ tiêu sử dụng đất dựa trên yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, khả năng cung ứng của hệ sinh thái, địa hình địa mạo…

4. Dự báo – bối cảnh, tình hình

Đại dịch Covid-19 có thể kéo dài, kinh tế thế giới phục hồi chậm, sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ tác động đến kịch bản phát triển của nền kinh tế Việt Nam dẫn đến độ trễ trong giai đoạn đầu của kỳ quy hoạch làm thay đổi trong nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương.

Biến đổi khí hậu, suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên đang trở thành vấn đề khẩn cấp toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đã có sự thống nhất chính trị, cam kết hành động để phục hồi các hệ sinh thái trong thập niên 2021 – 2030. Kịch bản nước biển dâng 70 cm đến cuối thế kỷ XXI có 19,6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập; 16,7% dân số Đồng bằng sông Cửu Long và 5% dân số của Đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng trực tiếp.

Xu thế đô thị hóa và phát triển đô thị thông minh ngày càng gia tăng. An ninh lương thực trở thành vấn đề quốc tế trong bối cảnh gia tăng dân số, biến đổi khí hậu và diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, phát triển bền vững đang là xu thế chủ đạo của thế giới cũng như sự sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mang lại cơ hội mới cho Việt Nam trong thu hút đầu tư. Đồng thời, những nỗ lực trong giải quyết, tháo gỡ ngay các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, quy hoạch, cải cách thủ tục hành chính cùng với đẩy mạnh đầu tư công cho phát triển hệ thống hạ tầng khung mang lại triển vọng lớn trong thu hút đầu tư, phát triển, phục hồi sau đại dịch.

Ngoài ra, các yếu tố an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai,… dự báo diễn biến ngày càng nhanh, gay gắt, khốc liệt và khó lường tác động, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống người dân. Đất đai hiện đang bị suy thoái, hủy hoại do nhiều nguyên nhân với nhiều biểu hiện như hoang mạc hóa, xói mòn, sạt lở, rửa trôi, mặn hóa, phèn hóa, ô nhiễm,… càng làm tăng áp lực lên tình trạng đói nghèo và an ninh lương thực.

Những vấn đề trên có tác động không nhỏ đến công tác quản lý, sử dụng đất đai, đòi hỏi việc lập quy hoạch sử dụng đất phải tổng hợp, phân tích, đánh giá đầy đủ, nhằm phát huy những yếu tố thuận lợi, chủ động trước các thách thức trong phân bổ hợp lý nguồn lực đất đai để đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong tình hình mới.

III. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025)

1. Quan điểm

– Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, hài hòa lợi ích tổng thể giữa các thế hệ; phân bổ sử dụng đất phải phù hợp, linh hoạt trong từng thời kỳ, gắn với thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhanh, bền vững, đảm bảo tính liên kết liên vùng, liên tỉnh, gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn, chuyển đổi nông thôn mới sang đô thị; gắn kết phát triển hạ tầng với quy hoạch dân cư, giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa trên bình diện quốc gia và từng địa phương.

– Đảm bảo đồng bộ, thống nhất, tổng thể từ Trung ương đến địa phương, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực quốc gia, an ninh nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ các hệ sinh thái, di tích lịch sử, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; định hướng cho việc mở rộng không gian sử dụng đất thông qua việc khai hoang, lấn biển.

– Tiếp cận nguyên tắc bền vững, mọi nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế – xã hội phải dựa trên sự cân bằng và khả năng cung ứng của hệ sinh thái đất đai, bảo vệ, phục hồi đất đai bị suy thoái, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; được phân kỳ để khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững, tiết kiệm, hiệu quả.

2. Mục tiêu

– Đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2021 – 2030, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của đất nước. Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

– Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị, đất quốc phòng, đất an ninh, đất năng lượng… đảm bảo kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; đảm bảo độ che phủ rừng ổn định ở mức 42 – 43%.

– Khai hoang, phục hóa, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất, cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

a) Tầm nhìn

Đến năm 2045, tài nguyên đất được sử dụng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tập trung đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, xanh, văn minh… hoàn thành mục tiêu quốc gia về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trở thành một nước phát triển, thu nhập cao với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảm bảo cân đối được yêu cầu an ninh lương thực, mục tiêu thiên niên kỷ về môi trường, văn hóa, quốc phòng, an ninh; đảm bảo cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên.

b) Về không gian sử dụng đất

Căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tiềm năng của các vùng sinh thái, nhất là lợi thế của hành lang kinh tế ven biển, đến năm 2045 không gian sử dụng đất theo vùng lãnh thổ được bố trí như sau:

– Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: tập trung bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn nhằm đảm bảo về an ninh môi trường và bảo vệ hệ sinh thái; bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước các hồ, đập để điều tiết nước sản xuất và sinh hoạt. Đảm bảo phát huy các lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản, các cửa khẩu, văn hóa dân tộc đặc sắc, đa dạng và tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ… Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế dọc theo các trục giao thông hướng tâm về Thủ đô Hà Nội, gắn kết với các hành lang kinh tế quốc tế8 đặc biệt là kết nối với các trung tâm kinh tế của Trung Quốc; phát triển kinh tế vùng biên, phát huy vai trò kinh tế cửa khẩu.

– Vùng Đồng bằng sông Hồng: xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn. Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển; tập trung phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các đầu mối liên kết giao thông quan trọng… Phát triển vùng lúa chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản quy mô lớn; đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở khu vực phía Nam của vùng9.

– Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp. Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tăng cường liên kết vùng, tiếp tục hình thành, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, sinh thái… mang tầm quốc tế. Phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, xây dựng hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, rừng phòng hộ ven biển có tác dụng chắn gió, chắn cát… Nâng cao năng lực, phòng chống giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, bão lũ, hạn hán; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống sa mạc hóa, sạt lở bờ sông, bờ biển.

– Vùng Tây Nguyên: nâng cao hiệu quả các diện tích cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, cây dược liệu; hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tập trung rà soát, củng cố, bảo vệ rừng đặc dụng, vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; tăng cường phát triển hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn; ổn định lâm phận rừng sản xuất; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến. Phát triển năng lượng tái tạo, hệ thống đô thị của vùng; xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc và nâng cấp mạng lưới giao thông nội vùng, các tuyến liên vùng với các tỉnh Đông Nam Bộ, ven biển Nam Trung Bộ, với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia; phát triển các trung tâm du lịch lớn gắn với hệ thống đô thị của vùng mang đậm đà bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng Tây Nguyên.

– Vùng Đông Nam Bộ: nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác và phát triển với các vùng, hình thành trung tâm tài chính mang tầm quốc tế; phát triển chuỗi công nghiệp – đô thị Mộc Bài – Thành phố Hồ Chí Minh – Cảng Cái Mép – Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á; tập trung phát triển cảng biển Cái Mép – Thị Vải trở thành cảng trung chuyển quốc tế; xây dựng thành phố cửa ngõ sân bay quốc tế Long Thành. Phát triển nông nghiệp hàng hóa, sinh thái đạt hiệu quả cao về xã hội và môi trường; bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn.

– Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn, phát triển chuỗi giá trị về nông nghiệp đối với 3 sản phẩm chủ lực của vùng về thủy sản, trái cây và lúa gạo; vùng trọng điểm về trồng lúa tại khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; vùng trồng cây ăn quả tại ven sông Tiền, sông Hậu và khu vực cù lao; vùng nuôi trồng thủy sản tại khu vực ven biển từ Tiền Giang đến Hà Tiên. Đẩy mạnh phát triển đô thị theo hướng tập trung, tăng cường liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Đảm bảo việc sử dụng đất linh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xây dựng các công trình chống sạt lở, xâm nhập mặn, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn.

4. Phương án quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030

Việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 được triển khai thực hiện với nhiều đổi mới về tư duy, cách tiếp cận, phương pháp, tiêu chí và dữ liệu nền phục vụ công tác lập quy hoạch… so với các kỳ quy hoạch sử dụng đất quốc gia trước đây, cụ thể:

– Phương án quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu hiện trạng được thống kê, kiểm kê đến từng thửa đất, được đối soát, kiểm tra bằng công nghệ viễn thám đảm bảo độ tin cậy; kết quả điều tra thoái hóa, chất lượng, tiềm năng đất đai; cơ sở dữ liệu nền địa lý, tự nhiên.

– Việc dự báo các chỉ tiêu sử dụng đất được tính toán bằng các phương pháp của kinh tế lượng, định mức sử dụng đất, đảm bảo quỹ đất đáp ứng các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu của thị trường, người dân.

– Phân tích các yếu tố không gian bằng công nghệ GIS thông qua việc chồng xếp các lớp bản đồ, dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, ảnh vệ tinh, nền bản đồ địa hình, bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai, cơ sở dữ liệu nền địa lý… để xác định không gian sử dụng đất (quy mô, vị trí) thích hợp cho việc quy hoạch các loại hình sử dụng đất (khu công nghiệp, đô thị, đất trồng lúa…) để đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường phù hợp với khả năng cung ứng của đất.

– Quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo không gian, tiếp cận hệ sinh thái được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc “ba ranh giới” (ranh giới nghiêm ngặt bảo vệ, bảo tồn; ranh giới hạn chế phát triển; ranh giới khuyến khích phát triển); “bốn khu vực” (khu vực bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt; khu vực ổn định, hạn chế chuyển mục đích sử dụng đất; khu vực cho phép chuyển mục đích sử dụng đất có điều kiện; khu vực được phép chuyển mục đích sử dụng đất).

– Quy hoạch sử dụng đất quốc gia vừa đảm bảo thực hiện các chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, vừa đảm bảo tầm nhìn toàn diện và lâu dài, bảo vệ, bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, sinh thái, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước. Ưu tiên quỹ đất cho phát triển sự nghiệp văn hóa, y tế, thể dục thể thao, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

– Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm (2021 – 2025) được xác định trên cơ sở nguồn vốn đầu tư công, khả năng thu hút nguồn vốn khác, yếu tố tác động như biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, khả năng phục hồi của kinh tế thế giới… đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, là căn cứ để các Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, xác định và khoanh định cụ thể các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia theo loại đất và không gian sử dụng đất10 như sau:

a) Đất nông nghiệp

Hiện trạng đến 31/12/2020, diện tích đất nông nghiệp có 27,98 triệu ha, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị, công nghiệp… trong thời kỳ quy hoạch 2021 – 2030, phải chuyển mục đích sử dụng 962,81 nghìn ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, để đáp ứng các mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ đạt 42 – 43%, bảo vệ các hệ sinh thái, an ninh nguồn nước, phù hợp điều kiện địa hình, thổ nhưỡng… của từng vùng, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho người dân sẽ khai hoang, phục hóa, đưa vào khai thác sử dụng cho mục đích nông nghiệp tại các khu vực đồi núi chưa sử dụng, đất ven sông, ven biển.

Như vậy, đến năm 2030 diện tích đất nông nghiệp là 27,73 triệu ha11 (giảm 251,22 nghìn ha so với năm 2020). Trong đó, chỉ tiêu đất nông nghiệp được xác định trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia cụ thể như sau:

– Đất trồng lúa

Đến thời điểm 31/12/2020 cả nước có 3,92 triệu ha trồng lúa, giảm 202,93 nghìn ha, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội cho phép giảm12. Chỉ tiêu sử dụng đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng hai vụ lúa) có 3,18 triệu ha cao hơn 47,24 nghìn ha so với yêu cầu của Quốc hội. Diện tích đất trồng lúa giảm tập trung chủ yếu tại hai vựa lúa lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng giảm 59,13 nghìn ha để phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ…; Đồng bằng sông Cửu Long giảm 159,74 nghìn ha chủ yếu để phát triển hạ tầng, đô thị, khu công nghiệp, chuyển mục đích sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản để thích ứng với biến đổi khí hậu… vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên diện tích đất trồng lúa tăng 68,78 nghìn ha do phát triển và cải tạo hệ thống thủy lợi.

Để đảm bảo an ninh lương thực theo Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị; trên cơ sở quy mô dân số, phương pháp dự báo của FAO về nhu cầu lương thực (gồm nhu cầu lương thực (lúa và các loại lương thực khác), dự trữ quốc gia, xuất khẩu, chăn nuôi, chế biến, tổn thất, hao hụt, dự phòng mất mùa, thiên tai, biến đổi khí hậu…), quy hoạch đến 2030, diện tích đất trồng lúa là 3,57 triệu ha, giảm 348,77 nghìn ha; bao gồm diện tích đất trồng lúa 2 vụ và diện tích đất trồng lúa có thể chuyển đổi linh hoạt để thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu của thị trường. Diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở các vùng có điều kiện thổ nhưỡng, thủy lợi phù hợp như Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

– Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất

Hiện trạng đến 31/12/2020, cả nước có 15,40 triệu ha đất lâm nghiệp13, trong đó đất rừng phòng hộ 5,12 triệu ha, đất rừng đặc dụng 2,29 triệu ha và đất rừng sản xuất 7,99 triệu ha.

Quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh sẽ chuyển 89,01 nghìn ha đất lâm nghiệp (chủ yếu là đất rừng sản xuất) sang mục đích phi nông nghiệp. Để đảm bảo độ che phủ rừng trong kỳ quy hoạch sẽ khoanh nuôi, trồng mới 667,32 nghìn ha đất rừng trên quỹ đất đồi núi và đất bãi bồi ven sông, ven biển và đất nương rẫy có nguồn gốc từ đất lâm nghiệp có độ dốc lớn. Đến năm 2030, diện tích đất lâm nghiệp là 15,85 triệu ha14 (tăng 445,11 nghìn ha so với năm 2020, tập trung chủ yếu tại khu vực đồi núi, đất dốc, khu vực xung yếu, khu vực ven biển), cụ thể là:

+ Đất rừng phòng hộ: 5,23 triệu ha, tăng 111,04 nghìn ha so với năm 2020, chủ yếu chuyển từ đất rừng sản xuất ở các khu vực có chức năng phòng hộ xung yếu, lưu vực các sông lớn, phát triển rừng chắn sóng, chắn gió, chắn cát và từ đất chưa sử dụng;

+ Đất rừng đặc dụng: 2,46 triệu ha, bao gồm diện tích các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan… tăng 161,77 nghìn ha so với năm 2020, chủ yếu chuyển từ đất rừng phòng hộ và đất rừng tự nhiên sản xuất;

+ Đất rừng sản xuất: 8,16 triệu ha (trong đó đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên 3,95 triệu ha). Diện tích đất rừng sản xuất tăng trong kỳ quy hoạch là 172,30 nghìn ha, chủ yếu chuyển từ đất chưa sử dụng, đất nương rẫy có độ dốc lớn và đất nông nghiệp khác có nguồn gốc từ đất lâm nghiệp.

b) Đất phi nông nghiệp

Trong 10 năm vừa qua, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 226,04 nghìn ha đến thời điểm 31/12/2020 có 3,93 triệu ha, đạt 82,24% so với chỉ tiêu quy hoạch được Quốc hội quyết định, trong đó các chỉ tiêu đất quốc phòng, đất an ninh, đất phát triển hạ tầng, đất ở tại đô thị thực hiện đạt tỷ lệ cao.

Trong thời kỳ quy hoạch 2021 – 2030, nhằm đáp ứng đủ quỹ đất cho yêu cầu phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, then chốt; phát triển hài hòa lĩnh vực văn hóa xã hội… Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị GDP, chỉ số phát triển kinh tế xã hội, suất đầu tư và hệ số sử dụng đất, kịch bản cho tổng thể nền kinh tế và từng ngành ưu tiên; nguồn vốn đầu tư công, khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư; đánh giá tác động kinh tế – xã hội, chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2030 được xác định là 4,90 triệu ha15 (tăng 965,37 nghìn ha so với năm 2020). Trong đó, các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp được xác định trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia cụ thể như sau:

– Đất khu công nghiệp

Chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia được Quốc hội quyết định đến năm 2020 là 191,42 nghìn ha, thực hiện được 90,83 nghìn ha16 đạt 47,45%.

Mặc dù chỉ tiêu sử dụng đất trong thời kỳ 2011 – 2020 đạt thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhất là trong năm 2020, nhu cầu đất khu công nghiệp có xu hướng tăng nhanh do làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam và hệ thống hạ tầng giao thông được hoàn thiện. Mặt khác, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp chiếm 40% GDP cả nước vào năm 2030. Đồng thời, phát triển công nghiệp sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và quá trình đô thị hóa. Trên cơ sở đó, dựa trên các phương pháp tính toán của kinh tế lượng xác định diện tích đất khu công nghiệp đến năm 2030 là 210,93 nghìn ha17, tăng 120,10 nghìn ha so với năm 2020, tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm, các trục kinh tế ven biển, gắn kết với hạ tầng giao thông. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa, thể thao phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp.

– Đất quốc phòng

Hiện trạng đất quốc phòng đến 31/12/2020 là 243,16 nghìn ha. Với quan điểm ưu tiên xây dựng nền quốc phòng toàn dân và căn cứ nhu cầu sử dụng đất để phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng đến năm 2030 là 289,07 nghìn ha, tăng 45,91 nghìn ha so với năm 2020.

– Đất an ninh

Hiện trạng đất an ninh của cả nước được thống kê, kiểm kê đến 31/12/2020 là 52,71 nghìn ha. Diện tích đất do Bộ Công an hiện đang quản lý, sử dụng là 69,26 nghìn ha, bao gồm đất an ninh và các loại đất khác. Quy hoạch sử dụng đất an ninh đến năm 2030 là 72,33 nghìn ha, tăng 19,62 nghìn ha so với năm 2020 đảm bảo bố trí đủ quỹ đất đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của Bộ Công an và các địa phương làm trụ sở, thao trường, trường bắn… phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc gia.

– Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia

Hiện trạng đất phát triển hạ tầng của cả nước đến ngày 31/12/2020 là 1,34 triệu ha. Trong kỳ quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất để tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tạo bước đột phá nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là về giao thông, năng lượng và hạ tầng số, tăng cường kết nối với khu vực và thế giới, ưu tiên quỹ đất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về văn hóa, thể dục, thể thao, giáo dục, y tế… của người dân. Trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn, thiết chế, định mức sử dụng đất, diện tích đất dành cho phát triển hạ tầng quốc gia đến năm 2030 là 1,75 triệu ha18, tăng 412,20 nghìn ha so với năm 2020.

+ Đất giao thông

Hiện trạng đất giao thông của cả nước đến 31/12/2020 là 722,33 nghìn ha. Trong thời kỳ 2021 – 2030, đáp ứng đủ quỹ đất cho các quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, cảng hàng không và sân bay trên toàn quốc19 đảm bảo đi trước một bước để tạo không gian phát triển, thúc đẩy đầu tư làm gia tăng giá trị đất đai, quy hoạch sử dụng đất giao thông đến năm 2030 là 921,88 nghìn ha (không bao gồm diện tích đất hành lang giao thông), tăng 199,55 nghìn ha so với năm 2020.

+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa

Đến 31/12/2020, diện tích đất xây dựng cơ sở văn hóa của cả nước là 9,21 nghìn ha. Để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, quy hoạch sử dụng đất ưu tiên quỹ đất cho xây dựng các công trình văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hoá, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc và di sản văn hóa. Đến năm 2030, đất xây dựng cơ sở văn hóa là 20,37 nghìn ha, tăng 11,16 nghìn ha so với năm 2020.

+ Đất xây dựng cơ sở y tế

Hiện trạng đất xây dựng cơ sở y tế của cả nước đến 31/12/2020 là 7,42 nghìn ha. Nhằm mục đích phát triển y tế, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ y tế chăm sóc sức khỏe toàn dân so với các nước trong khu vực, xây dựng cơ sở khám chữa bệnh theo tuyến khắc phục tình trạng quá tải tại tuyến Trung ương, hình thành hệ thống trung tâm kiểm soát dịch bệnh đồng bộ, quy hoạch sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế đến năm 2030 cả nước là 12,04 nghìn ha, tăng 4,62 nghìn ha so với năm 2020.

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

Đến thời điểm 31/12/2020, diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo của cả nước là 48,91 nghìn ha. Trong thời kỳ quy hoạch, bố trí quỹ đất đáp ứng mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng giáo dục, đào tạo từ mầm non đến đại học và các viện nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân. Rà soát quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước hài hoà giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quy hoạch đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo đến năm 2030 là 78,60 nghìn ha, tăng 29,69 nghìn ha so với năm 2020.

+ Đất xây dựng cơ sở thể dục – thể thao

Hiện trạng đất xây dựng cơ sở thể dục – thể thao của cả nước đến 31/12/2020 là 19,96 nghìn ha. Bố trí đủ quỹ đất theo quy chuẩn, định mức để xây dựng hệ thống cơ sở thể dục, thể thao quốc gia cơ bản đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao của nhân dân và thể thao thành tích cao. Đến năm 2030 đất xây dựng cơ sở thể dục – thể thao là 37,78 nghìn ha, tăng 17,82 nghìn ha so với năm 2020.

+ Đất công trình năng lượng

Hiện trạng đất công trình năng lượng của cả nước đến 31/12/2020 là 198,09 nghìn ha. Đáp ứng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, chuyển dịch theo hướng phát triển năng lượng tái tạo, ưu tiên khai thác có hiệu quả tiềm năng điện gió ngoài khơi. Trên cơ sở đó xác định chỉ tiêu sử dụng đất công trình năng lượng đến năm 2030 là 288,51 nghìn ha, tăng 90,42 nghìn ha so với năm 2020.

+ Đất công trình bưu chính, viễn thông

Hiện trạng đất công trình bưu chính, viễn thông của cả nước đến 31/12/2020 là 0,91 nghìn ha. Đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin; hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất. Diện tích đất công trình bưu chính, viễn thông đến năm 2030 là 1,42 nghìn ha, tăng 0,51 nghìn ha so với năm 2020.

– Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia

Hiện trạng có 198 điểm kho dự trữ quốc gia với diện tích đất đến 31/12/2020 là 0,29 nghìn ha. Quy hoạch sử dụng đất kho dự trữ quốc gia đến năm 2030 là 0,45 nghìn ha, tăng 0,16 nghìn ha so với năm 2020.

– Đất có di tích lịch sử – văn hóa

Hiện trạng đến thời điểm 31/12/2020 cả nước có 7,71 nghìn ha đất có di tích lịch sử – văn hóa. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo vệ di tích lịch sử, thực hiện mục tiêu giữ gìn nguyên vẹn và đầy đủ các di tích đã và đang được xem xét xếp hạng, không để xuống cấp, tổn thất hoặc bị hủy hoại trong thời kỳ quy hoạch diện tích đất có di tích lịch sử văn hóa tăng 4,86 nghìn ha. Đến năm 2030 có 12,57 nghìn ha.

– Đất bãi thải, xử lý chất thải

Đến thời điểm 31/12/2020, diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải của cả nước có 8,17 nghìn ha. Trong thời kỳ quy hoạch đáp ứng quỹ đất cho quy hoạch các khu vực xử lý, tái chế chất thải, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường diện tích quy hoạch tăng thêm 10,00 nghìn ha đất bãi thải, xử lý chất thải. Đến năm 2030, diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải là 18,17 nghìn ha (trong đó bao gồm cả đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại).

c) Đất khu kinh tế

Năm 2020, cả nước có 44 khu kinh tế với diện tích 1,63 triệu ha. Căn cứ chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế ven biển và kinh tế cửa khẩu nhằm phát huy lợi thế của 3.200 km bờ biển, khoảng 4.550 km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia; đến năm 2030 cả nước có 45 khu kinh tế với diện tích là 1,65 triệu ha, tăng 15,40 nghìn ha so với năm 2020. Đất khu kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp bao gồm các loại đất thuộc khu chức năng và ngoài khu chức năng20.

d) Đất khu công nghệ cao

Trong thời kỳ quy hoạch 2011 – 2020, kết quả thực hiện chỉ tiêu đất khu công nghệ cao đạt 100% với 03 khu công nghệ cao, diện tích 3,63 nghìn ha. Với mục tiêu phát triển là hình thành các khu công nghệ cao trên toàn quốc, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, làm chủ các công nghệ nguồn, công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, vùng miền; trong thời kỳ 2021 – 2030, quy hoạch bổ sung 03 khu công nghệ cao với diện tích 0,51 nghìn ha. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, diện tích đất khu công nghệ cao là 4,14 nghìn ha.

e) Đất đô thị

Hiện trạng đất đô thị đến 31/12/2020 là 2,03 triệu ha. Để từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo từng giai đoạn với mô hình mạng lưới, xanh, thông minh và bền vững; phát triển đô thị cần lấy định hướng phát triển giao thông làm cơ sở cho phát triển, quy hoạch đô thị theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) nhằm phát triển một cách hài hòa và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến năm 2030 diện tích đất đô thị của cả nước là 2,95 triệu ha, tăng 925,78 nghìn ha đáp ứng yêu cầu tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%.

g) Đất chưa sử dụng

Theo quy hoạch sử dụng đất được Quốc hội quyết định, trong thời kỳ 2011 – 2020 phải khai thác, đưa vào sử dụng 1,85 triệu ha đất chưa sử dụng. Sau 10 năm thực hiện, cả nước đã khai thác đưa vào sử dụng 1,94 triệu ha đất chưa sử dụng, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội quyết định là 4,91%. Đến 31/12/2020 diện tích đất chưa sử dụng còn 1,22 triệu ha.

Trong kỳ quy hoạch 2021 – 2030, sẽ tiếp tục khai thác khoảng 714,15 nghìn ha đất chưa sử dụng gồm: đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất đồi núi chưa giao cho các đối tượng sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp. Đến năm 2030 quỹ đất chưa sử dụng của cả nước còn lại 505,60 nghìn ha.

5. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025)

Kế hoạch sử dụng đất 5 năm được tính toán, phân kỳ trên cơ sở Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2021 – 2025) của cả nước, xác định tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 5 năm khoảng 6,5 – 7%/năm, tốc độ đô thị hóa khoảng 45%, tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025; các kịch bản tăng trưởng kinh tế có tính đến độ trễ do tác động của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 của cả nước; phương án quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030; nhu cầu sử dụng đất của các Bộ, ngành, lĩnh vực và các địa phương đến năm 2025, các định hướng ưu tiên về đầu tư công cho phát triển hệ thống hạ tầng, tạo động lực dẫn dắt đầu tư. Các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 được trình bày cụ thể tại Phụ lục II của Tờ trình.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Về chính sách

Cải cách triệt để, rút gọn, lồng ghép, thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính. Tăng cường phân công, phân cấp đi đối với kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp. Hoàn thiện chính sách thu để đảm bảo nguồn thu ngân sách vừa thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

Có chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển dịch đất đai theo quy hoạch nhất là đảm bảo cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội.

Hoàn thiện các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch phù hợp với tiêu chí và ngành nghề kinh doanh. Người trực tiếp sản xuất được linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên quỹ đất trồng lúa theo thị trường nhưng không làm thay đổi địa hình, kết cấu đất, làm thoái hóa, ô nhiễm đất để có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết.

Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, định mức, quy định về suất đầu tư để đảm bảo quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất đai.

2. Về khoa học và công nghệ

Đẩy nhanh chuyển đổi số, xây dựng, vận hành hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất tập trung trong đó có dữ liệu về quy hoạch quản lý cập nhật biến động đến từng thửa đất, công bố công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phòng chống tham nhũng.

Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dự báo, cảnh báo điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và hội nhập quốc tế.

3. Về nguồn lực

Ưu tiên nguồn lực đầu tư công để thực hiện: đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt trong 5 năm đầu kỳ dẫn dắt đầu tư tư nhân; quy hoạch tạo quỹ đất ở vùng phụ cận của các công trình, dự án để đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu từ đất đai, phát huy nguồn lực đất đai để triển khai thực hiện quy hoạch, nhất là phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, văn hóa, xã hội; hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại thống nhất, tập trung.

Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách “xã hội hóa” đầu tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường…

4. Về ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi quỹ đất bị suy thoái

Khai hoang phục hóa diện tích đất chưa sử dụng, đất bãi bồi ven sông ven biển cho phát triển rừng; phát triển cây xanh đô thị, khu công nghiệp; thúc đẩy, khuyến khích đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình tuần hoàn, ít phát thải, đảm bảo quỹ đất cho phát triển các khu xử lý, tái chế rác thải liên vùng, liên tỉnh. Quy hoạch điều chỉnh, di dời các khu dân cư, các cơ sở sản xuất ra khỏi các vùng, khu vực có nguy cơ thiên tai, tai biến địa chất, sạt lở, sụt lún. Lựa chọn các công nghệ tiên tiến, công nghệ ít phát thải trong thu hút các dự án có sử dụng đất với các khu vực nhạy cảm về môi trường.

5. Về kiểm tra, giám sát

Rà soát, xác định rõ ranh giới diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt trên thực địa và công khai đến từng xã; giao cho Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng; xử lý nghiêm các hành vi hoạt động gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất. Rà soát các quy hoạch có sử dụng đất theo hướng bố trí sử dụng đất hợp lý, khai thác hiệu quả không gian, bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội; nâng cao hệ số sử dụng đất.

6. Về tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức

Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bằng các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ tướng Chính phủ phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; chỉ đạo hoàn thành việc lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021 – 2025) của các địa phương và đất quốc phòng, đất an ninh; hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.

2. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

a) Tổ chức công khai, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

b) Quản lý chặt chẽ quỹ đất đã được quy hoạch; thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các chỉ tiêu sử dụng đất; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

c) Bố trí các nguồn vốn để đảm bảo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá đất đai; quan trắc, giám sát tài nguyên đất; cải tạo, phục hồi đất của cả nước, các vùng kinh tế – xã hội; tổ chức, hướng dẫn xác định ranh giới, xây dựng bản đồ và tổ chức cắm mốc và công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cần bảo vệ nghiêm ngặt.

d) Tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) cấp tỉnh đảm bảo nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội thông qua.

đ) Triển khai việc lập các quy hoạch có sử dụng đất để tạo hệ thống đồng bộ trong việc triển khai các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia phát huy nguồn lực đất đai;

e) Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành ban hành tiêu chí, hướng dẫn và kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các công trình dự án quản lý chặt chẽ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, diện tích đất rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

VI. KIẾN NGHỊ

1. Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các dự án mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo quy định tại Điều 58 Luật Đất đai; đồng thời bãi bỏ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai.

2. Chính phủ đề nghị Quốc hội biểu quyết về việc quyết định phân kỳ chỉ tiêu sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025), giao Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào nhu cầu phát triển của từng ngành và địa phương để quyết định chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Trên đây là Tờ trình về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025), Chính phủ kính trình Quốc hội xem xét, quyết định./.

(Kèm theo Tờ trình này là hồ sơ về quy hoạch sử dụng đất21)./.

 


Nơi nhận:
– Như trên;
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Các Ủy ban của Quốc hội;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– VPCP: BTCN, các PCN; TGĐ Cổng TTĐTCP;
– Lưu: VT, NN (2b)

TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trần Hồng Hà

 

PHỤ LỤC I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2011 – 2020 VÀ CHỈ TIÊU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030
(Kèm theo Tờ trình số 375/TTr-CP ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ)

Đơn vị tính: nghìn ha

STT

Loại đất

Thời kỳ 2011 – 2020

Quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

Hiện trạng năm 2010

NQ Quốc hội điều chỉnh QH đến năm 2020

Hiện trạng năm 2020 (tính đến 31/12/2020)

Quy hoạch đến năm 2030

So sánh QH – HT tăng(+); gim (-)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)=(6)-(5)

1

Đất nông nghiệp

26.226,40

27.038,09

27.983,26

27.732,04

-251,22

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

4.120,18

3.760,39

3.917,25

3.568,48

-348,77

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

3.297,49

3.128,96

3.176,20

3.001,43

-174,77

1.2

Đất rừng phòng hộ

5.795,47

4.618,44

5.118,55

5.229,59

+111,04

1.3

Đất rừng đặc dụng

2.139,20

2.358,87

2.293,77

2.455,54

+ 161,77

1.4

Đất rng sản xuất

7.431,80

9.267,94

7.992,34

8.164,64

+ 172,30

 

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

4.055,36

 

3.977,43

3.950,45

-26,98

1.5

Đất làm muối1

17,86

14,50

15,58

8.313,79

-347,56

1.6

Đất nuôi trồng thủy sản1

689,83

767,96

787,91

1.7

Các loại đất nông nghiệp còn lại1

6.032,05

6.249,99

7.857,86

2

Đất phi nông nghiệp

3.705,07

4.780,24

3.931,11

4.896,48

+965,37

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

2.1

Đất khu công nghiệp

71,99

191,42

90,83

210,93

+ 120,10

2.2

Đất quốc phòng

289,38

340,96

243,16

289,07

+45,91

2.3

Đất an ninh

48,55

71,14

52,71

72,33

+ 19,62

2.4

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia

1.181,42

1.561,39

1.342,41

1.754,61

+412,20

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

Đất giao thông

 

 

722,33

921,88

+ 199,55

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

15,36

27,82

9,21(*)

20,37

+11,16

Đất xây dựng cơ sở y tế

5,78

10,98

7,42

12,04

+4,62

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

41,22

68,48

48,91

78,60

+29,69

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

16,28

46,81

19,96

37,78

+ 17,82

Đất công trình năng lượng

122,30

 

198,09

288,51

+90,42

Đất công trình bưu chính, viễn thông

0,83

 

0,91

1,42

+0,51

Các loại đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia còn lại1

979,65

 

335,58

394,01

+58,43

2.5

Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia

 

 

0,29

0,45

+0,16

2.6

Đất có di tích lịch sử – văn hóa

17,32 2

35,19

7,71

12,57

+4,86

2.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải

7,87

21,91

8,17

18,17

+ 10,00

2.8

Đất ở tại đô thị1

133,75

199,13

190,29

2.538,35

+352,52

2.9

Các loại đất phi nông nghiệp còn lại1

1.954,79

 

1.995,54

3

Đất chưa sử dụng

 

 

 

 

 

3.1

Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng

 

1.310,36

 

714,15

 

3.2

Đất chưa sử dụng còn lại

3.163,88

1.853,52

1.219,75

505,60

-714,15

4

Đt khu kinh tế 3

1.519,67

1.582,96

1.634,13

1.649,53

+15,40

5

Đất khu công nghệ cao 3

3,63

3,63

3,63

4,14

+0,51

6

Đất đô thị 3

1.517,15

1.941,74

2.028,07

2.953,85

+925,78

Ghi chú:

(*) Theo quy định tại mục 2.2.5.5 bảng 1 Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định Đất cơ sở văn hóa là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình về văn hóa bao gồm: trụ sở cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí, quảng trường, tượng đài bia tưởng niệm, nhà văn hóa, nhà bảo tàng, nhà triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà hát, câu lạc bộ cơ sở sáng tác văn học, cơ sở sáng tác nghệ thuật, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, trụ sở của các đoàn nghệ thuật, nhà bán sách, báo, văn hóa phẩm và các công trình văn hóa khác”.

Theo quy định tại mục 2.2.4.2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định “Đất xây dựng cơ sở văn hóa là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình về văn hóa bao gồm: Quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, trung tâm văn hóa, cung thiếu nhi hoặc nhà thiếu nhi hoặc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi, cung văn hóa lao động, nhà văn hóa lao động, nhà văn hóa thôn, câu lạc bộ thôn, nhà bảo tàng, nhà triển lãm, thư viện, cơ sở sáng tác văn học, cơ sở sáng tác nghệ thuật, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, trụ sở của các đoàn nghệ thuật, nhà bán sách, báo, văn hóa phẩm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà hát và các công trình văn hóa khác”.

Do quy định của 02 Thông tư về tiêu chí xác định đất xây dựng cơ sở văn hóa là khác nhau, do đó, hiện trạng sử dụng đất năm 2020 (9,21 nghìn ha) ít hơn so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (15,36 nghìn ha); nếu tính theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT thì diện tích đất xây dựng cơ sở văn hóa năm 2020 là 25,38 nghìn ha.

1 Không thuộc chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030.

2 Diện tích đất có di tích lịch sử – văn hóa năm 2010 và Nghị quyết của Quốc hội điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 là đất di tích, danh thắng (gồm cả diện tích đất danh lam thắng cảnh).

3 Chỉ tiêu sử dụng đất khu chức năng không tổng hợp vào diện tích tự nhiên.

 

PHỤ LỤC II

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025)
(Kèm theo Tờ trình số 375/TTr-CP ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ)

STT

Loại đất

Hiện trạng năm 2020

Kế hoạch đến năm 2025

So sánh tăng(+); giảm (-)

Diện tích (nghìn ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (nghìn ha)

Cơ cấu (%)

1

Đất nông nghiệp

27.983,26

84,45

27.866,83

84,10

-116,43

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

3.917,25

11,82

3.733,04

11,27

-184,21

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

3.176,20

9,59

3.085,95

9,31

-90,25

1.2

Đất rừng phòng hộ

5.118,55

15,45

5.171,98

15,61

+53,43

1.3

Đất rng đặc dụng

2.293,77

6,92

2.375,63

7,17

+81,86

1.4

Đất rừng sản xuất

7.992,34

24,12

8.088,36

24,41

+96,02

 

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

3.977,43

12,00

3.954,31

11,93

-23,12

1.5

Các loại đất nông nghiệp còn lại1

8.661,35

26,14

8.497,82

25,65

-163,53

2

Đất phi nông nghiệp

3.931,11  

11,86

4.404,89

13,29

+473,78

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

2.1

Đất khu công nghiệp

90,83

0,27

152,84

0,46

+62,01

2.2

Đất quốc phòng

243,16

0,73

257,32

0,78

+14,16

2.3

Đất an ninh

52,71

0,16

70,80

0,21

+18,09

2.4

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia

1.342,41

4,05

1.567,50

4,73

+225,09

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

Đất giao thông

722,33

2,18

832,04

2,51

+ 109,71

Đất xây dựng cơ sở văn hóa2

9,21

0,03

15,10

0,05

+5,89

Đất xây dựng cơ sở y tế

7,42

0,02

9,90

0,03

+2,48

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

48,91

0,15

64,41

0,19

+15,50

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

19,96

0,06

29,77

0,09

+9,81

Đất công trình năng lượng

198,09

0,60

252,15

0,76

+54,06

Đất công trình bưu chính, viễn thông

0,91

0,003

1,33

0,004

+0,42

Các loại đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia còn lại1

335,58

1,013

362,80

1,095

+27,22

2.5

Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia

0,29

0,001

0,45

0,001

+0,16

2.6

Đất có di tích lịch sử – văn hóa3

7,71

0,02

10,71

0,03

+3,00

2.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải

8,17

0,02

14,26

0,04

+6,09

2.8

Các loại đất phi nông nghiệp còn lại1

2.185,83

6,60

2.331,01

7,04

+ 145,18

3

Đất chưa sử dụng

 

 

 

 

 

3.1

Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng

 

 

357,35

1,08

357,35

3.2

Đất chưa sử dụng còn lại

1.219,75

3,68

862,40

2,60

-357,35

4

Đất khu kinh tế4

1.634,13

4,93

1.649,53

4,98

+15,40

5

Đất khu công nghệ cao4

3,63

0,01

4,14

0,01

+0,51

6

Đất đô thị4

2.028,07

6,12

2.560,70

7,73

+532,63

Ghi chú:

1 Không thuộc chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

2 Diện tích đất xây dựng cơ sở văn hóa năm 2020 không bao gồm diện tích đất sinh hoạt cộng đồng (4,66 nghìn ha); đất khu vui, chơi, giải trí công cộng (11,51 nghìn ha).

3 Diện tích đất có di tích lịch sử – văn hóa năm 2020 không bao gồm diện tích đất danh lam thắng cảnh.

4 Chỉ tiêu sử dụng đất khu chức năng không tổng hợp vào diện tích tự nhiên.

 


1 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược trong đó yêu cầu: “Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt”; “huy động quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính.” và “Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đất đai, nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hiện đại hoá lĩnh vực địa chính, dịch vụ công về đất đai. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, bền vững, hiệu quả, tiết kiệm trong sử dụng đất.” và “Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ngăn chặn tình trạng để đất hoang hoá, sử dụng đất lãng phí, tăng cường quản lý, khắc phục suy thoái đất. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả đất công, đất có nguồn gốc nông, lâm trường.”. Kết luận số 36-KL/TW ngày 06/9/2018 của Bộ Chính trị đã đặt ra các định hướng đổi mới công tác quy hoạch là “Đổi mới, nâng cao chất lượng, tiến độ của quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm công khai, minh bạch, bền vững liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác có liên quan.” “… tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, tạo quỹ đất nông nghiệp gắn với quy hoạch sử dụng đất theo hướng hình thành các khu, vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.”

2 Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đã nêu: “Quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế cho phát triển đất nước là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân” đồng thời “nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay để khắc phục các tồn tại, yếu kém của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội đất nước”; Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung “Cần đặt yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững…”.

3 Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 đã đặt ra: “nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa”.

4 Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương đặt ra: “Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh. Khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Đổi mới tư duy trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đô thị ven biển có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại theo mô hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh” và “Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000”.

5 Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025; Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 và 2021 – 2025; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương thời kỳ 2021 – 2030.

6 Đất thể dục thể thao; đất di tích, danh thắng; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất khu công nghiệp.

7 Kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa, chất lượng đất, tiềm năng đất đai ở bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 và 1/250.000

8 Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Bắc Giang – Hà Nội (tham gia hành lang kinh tế Trùng Khánh – Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng), Lào Cai – Việt Trì – Hà Nội (tham gia hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng), Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Hà Nội (tham gia hành lang kinh tế Trùng Khánh – Quý Châu – Bách Sắc – Cao Bang – Hà Nội – Hải Phòng), Lai Châu – Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội.

9 Bao gồm các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình và Nam Định…

10 Chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia theo không gian bao gồm đất khu kinh tế, đất khu công nghệ cao, đất đô thị.

11 Bao gồm có 8,31 triệu ha đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối… không thuộc chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia, được xác định trong quy hoạch của địa phương.

12 Quốc hội cho phép giảm diện tích đất trồng lúa trong kỳ quy hoạch là 359,79 nghìn ha.

13 Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14,68 triệu ha; diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13,92 triệu ha, tỷ lệ che phủ là 42,01% (Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020).

14 Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển lâm nghiệp đặt mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức từ 42% – 43%.

15 Trong đó có 2,54 triệu ha các loại đất phi nông nghiệp gồm: đất khu chế xuất; đất cụm công nghiệp, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, đất cơ sở tôn giáo, đất cơ sở tín ngưỡng, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối, đất có mặt nước chuyên dùng… được xác định trong quy hoạch của địa phương.

16 Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 diện tích theo các quyết định chủ trương đầu tư là 123 nghìn ha.

17 Căn cứ kết quả rà soát bổ sung các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn cả nước đến năm 2030; kết quả thực hiện quy hoạch, tình hình sử dụng đất công nghiệp của từng địa phương thời kỳ 2011 – 2020; thực trạng nguồn vốn đầu tư FDI vào nước ta trong những năm qua…; trên cơ sở áp dụng phương pháp toán kinh tế kết hợp các mô hình kinh tế lượng, mô hình cân bằng tổng thể; kịch bản tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị GDP, hệ số phát triển kinh tế xã hội, suất đầu tư và hệ số phát triển sử dụng đất…; dự báo diện tích đất khu công nghiệp đến năm 2030 của cả nước từ 205 – 215 nghìn ha.

18 Bao gồm chỉ tiêu đất giao thông; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông và các loại đất hạ tầng còn lại (đất thủy lợi, đất tôn giáo…) được xác định trong quy hoạch của địa phương.

19 Các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 về mạng lưới đường bộ; hệ thống cảng biển; hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; mạng lưới đường sắt; hệ thống đường thủy nội địa.

20 Theo quy định của Điều 151 Luật Đất đai và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

21 Gồm:

– Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025);

– Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 -2025);

– Báo cáo tổng hợp, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ ngành, cơ quan Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các địa phương;

– Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

– Báo cáo thẩm định quy hoạch; bản sao ý kiến của các chuyên gia và các tổ chức có liên quan;

– Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

– Hệ thống bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc gia; bản đồ định hướng sử dụng đất quốc gia và bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia: bản dạng giấy ở tỷ lệ 1:1.000.000; bản đồ số ở tỷ lệ 1:100.000 – 1:1.000.000; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo vùng kinh tế – xã hội: bản dạng giấy ở tỷ lệ 1:250.000; bản đồ số ở tỷ lệ 1:50.000 -1:250.000)./.

TỜ TRÌNH 375/TTR-CP NGÀY 05/10/2021 VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021-2025) DO CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 375/TTr-CP Ngày hiệu lực 05/10/2021
Loại văn bản Văn bản khác Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bất động sản
Ngày ban hành 05/10/2021
Cơ quan ban hành Chính phủ
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản