VĂN BẢN HỢP NHẤT 01/VBHN-BGDĐT NĂM 2018 VỀ HỢP NHẤT QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VĂN BẰNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/VBHN-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VĂN BẰNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP
Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013.
2. Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế[1],
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Điều 2.[2] Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Văn Phúc |
QUY ĐỊNH
BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VĂN BẰNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
2. Văn bản này được áp dụng đối với bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục các cấp học phổ thông; bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; bằng tốt nghiệp cao đẳng; bằng tốt nghiệp đại học; bằng thạc sĩ; bằng tiến sĩ (sau đây gọi chung là văn bằng), do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam.
3. Văn bản này không áp dụng đối với các loại chứng chỉ, giấy chứng nhận kết quả học tập do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam sau khi hoàn thành một phần trong chương trình đào tạo hay kết thúc một khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng ngắn hạn.
Điều 2. Cơ sở giáo dục nước ngoài
Cơ sở giáo dục nước ngoài quy định tại văn bản này bao gồm:
1. Các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Các cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.
Điều 3. Công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp
1. Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng;
b) Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên;
c) Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng.
2. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.
3. Văn bằng thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này được công nhận theo những quy định của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên. Người có văn bằng thuộc trường hợp này không phải làm thủ tục công nhận văn bằng theo quy định của văn bản này.
Điều 4. Thẩm quyền công nhận văn bằng
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông.
2. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng[3] thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, công nhận các văn bằng sau đây: Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG
Điều 5. Trình tự, thủ tục công nhận văn bằng
1. Đối với bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông:
a) Người có văn bằng, người đại diện theo pháp luật của người có văn bằng hoặc người được ủy quyền, có nguyện vọng đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải gửi hai (02) bộ hồ sơ quy định tại Điều 6 của văn bản này tới sở giáo dục và đào tạo;
b) Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở giáo dục và đào tạo cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ (Mẫu 2 kèm theo), nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ.
Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét công nhận văn bằng cho người đề nghị (Mẫu 3 kèm theo). Trong trường hợp văn bằng không được công nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản cho đương sự.
2. Đối với bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ:
a) Người có văn bằng, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của người có văn bằng, có nguyện vọng đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải gửi hai (02) bộ hồ sơ quy định tại Điều 6 của văn bản này tới Cục Quản lý chất lượng[4] (Bộ Giáo dục và Đào tạo);
b) [5]Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Quản lý chất lượng[6] (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ (Mẫu 2 kèm theo), nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ. Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, trên cơ sở quy định về tuyển sinh, chương trình đào tạo, hệ thống văn bằng của nước cấp văn bằng, Cục Quản lý chất lượng[7] phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét xử lý hồ sơ để công nhận văn bằng phù hợp với một trong các loại văn bằng của Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mẫu 4 kèm theo) .
– Trường hợp văn bằng đề nghị công nhận không phù hợp với một trong các loại văn bằng của Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng[8] trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng, cung cấp thêm thông tin và công nhận giá trị thực tế của văn bằng trong hệ thống giáo dục của nước cấp bằng.
– Trường hợp văn bằng không đủ điều kiện để được công nhận, Cục Quản lý chất lượng[9] trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng nêu rõ lý do không công nhận.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng
1. Hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (Mẫu 1 kèm theo);
b) Một (01) bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
c) Một (01) bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
2. Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, người có văn bằng (đã học ở nước ngoài) cần gửi kèm theo hồ sơ minh chứng thời gian học ở nước ngoài, gồm một trong các tài liệu liên quan sau: xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại; xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi đã học tập; bản sao hợp lệ hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất, nhập cảnh; minh chứng đã đăng ký vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Trường hợp cần thiết phải thẩm định mức độ đáp ứng quy định về tuyển sinh chương trình đào tạo, người có văn bằng cần gửi kèm theo hồ sơ các tài liệu liên quan như: chứng chỉ ngoại ngữ, các văn bằng, chứng chỉ có liên quan.
4.[10] Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị hủy hoại bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu hoặc bất kỳ một lý do nào khác.
Điều 7. Văn bằng sau khi được công nhận
1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sau khi được công nhận sẽ là căn cứ xác nhận về trình độ đào tạo của người có văn bằng để tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.
2. Văn bản công nhận văn bằng có giá trị pháp lý để người có văn bằng sử dụng văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 7a. Phí công nhận văn bằng [11]
Người đề nghị công nhận văn bằng phải nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng văn bằng, chứng chỉ
1.[12] Cục Hợp tác quốc tế[13] (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thường xuyên cập nhật thông tin và thông báo trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo các Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Cục Hợp tác quốc tế[14] (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thường xuyên cập nhật thông tin và thông báo trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo các cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đã được cấp phép đào tạo, liên kết đào tạo.
2. Cục Quản lý chất lượng[15] (Bộ Giáo dục và Đào tạo):
a) Tổ chức thực hiện công nhận văn bằng giáo dục của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo quy định tại văn bản này;
b) Thường xuyên cập nhật thông tin và thông báo trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được cơ quan kiểm định giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng.
3. [16]Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý chất lượng[17] trong quá trình xem xét công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
4. Hội đồng văn bằng, chứng chỉ Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng và thực hiện các quy định về công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Điều 9. Các cơ sở giáo dục [18]
1. Các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổ chức việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo quy định.
Trước ngày 25 tháng 12 hàng năm, báo cáo việc thực hiện công nhận văn bằng về Cục Quản lý chất lượng[19] (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2. Các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp có trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin và thông báo trên trang thông tin điện tử của trường danh sách sinh viên đã hoàn thành chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và được cấp bằng.
Chương IV
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại; việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc công nhận văn bằng được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 11. Xử lý vi phạm
Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của văn bản này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Mẫu 1. Đơn đề nghị công nhận văn bằng [20]
(Kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP
Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 4)
Họ và tên người làm đơn…………………………………………………………………………………
Họ và tên người có văn bằng:…………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………… nam, nữ…………………….
Nơi sinh:……………………………………………………………………………………………………….
Nơi ở hiện nay:………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ liên lạc khi cần thiết:……………………………………………………………………………
Số điện thoại:………………………………………. Email………………………………………………
Trân trọng đề nghị các cơ quan chức năng xem xét công nhận văn bằng do nước ngoài cấp gửi kèm theo
Trình độ đào tạo…………………………………………………………………………………………….
Nơi cấp…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Ngày cấp…………………………… Số hiệu văn bằng (nếu có)……………………………………
Tên cơ sở giáo dục nước ngoài…………………………………………………………………………
Thuộc nước/Tổ chức quốc tế……………………………………………………………………………
Loại hình đào tạo (du học nước ngoài, liên kết đào tạo với nước ngoài)……………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Hình thức sử dụng kinh phí (nhà nước, hiệp định, tự túc)……………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
Quyết định cử đi học (nếu có): Số QĐ………………, ngày ký QĐ…………………………..
Cấp ra quyết định:………………………………………………………………………………………….
Hình thức đào tạo (chính quy, học từ xa)…………………………………………………………..
Thời gian đào tạo……………………………………………………………………………………………
Chuyên ngành đào tạo…………………………………………………………………………………….
Có đăng ký công dân với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại hay không?
□ Có đăng ký □ Không đăng ký
Nếu không đăng ký, nêu rõ lý do……………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên là đúng sự thực, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.
…., ngày……. tháng……… năm 200… |
Mẫu 2. Giấy biên nhận hồ sơ
(Kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Đơn vị:………………………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY BIÊN NHẬN HỒ SƠ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG
DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP
Họ và tên người nộp hồ sơ:……………………………………………………………………………..
Cơ quan công tác:………………………………….. Điện thoại:……………………………………..
Hồ sơ gồm có:
STT |
Loại văn bản |
Số lượng |
Có |
1 | Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp | ||
2 | Bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực | ||
3 | Bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực | ||
4 | Các tài liệu khác gồm có:
– …………………………………………………………………… – …………………………………………………………………… – …………………………………………………………………… – ……………………………………………………………………. |
Ngày nhận hồ sơ:……………………………………………………………………………………………
Ngày trả hồ sơ:………………………………………………………………………………………………
– Không quá 15 ngày làm việc (đối với công nhận văn bằng giáo dục phổ thông)
– Không quá 30 ngày làm việc (đối với công nhận văn bằng TCCN, CĐ, ĐH, ThS và TS)
Người nộp hồ sơ |
Người nhận hồ sơ |
Ghi chú: Giấy biên nhận này được thu lại lưu hồ sơ sau khi trả kết quả
Mẫu 3. Giấy công nhận văn bằng giáo dục phổ thông
(Kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
……….., ngày….. tháng….. năm 20… |
CÔNG NHẬN
Văn bằng số……………………………………… ngày cấp……………………………………………..
do (ghi rõ tên cơ sở giáo dục nước ngoài)………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
cấp cho: (ghi rõ họ và tên người có bằng)………………………………………………………….
Ngày sinh:……………………………………………………………………………………………………..
Nơi sinh:……………………………………………………………………………………………………….
Là bằng tốt nghiệp (THCS, THPT)…………………………………………………………………..
Đã đăng ký tại…………………………………………………. ngày…… tháng…….. năm 200….
GIÁM ĐỐC SỞ |
Đã vào sổ đăng ký số……………
Mẫu 4. Giấy công nhận văn bằng trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ
(Kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG[21] |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày…….. tháng….. năm 20… |
CÔNG NHẬN
Văn bằng số……………………….. ngày cấp……………………………………………………………
do (ghi rõ tên cơ sở giáo dục nước ngoài)………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
cấp cho: (ghi rõ họ và tên người có bằng)………………………………………………………….
Ngày sinh:……………………………………………………………………………………………………..
Nơi sinh:……………………………………………………………………………………………………….
Là bằng tốt nghiệp (TCCN, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ)……………………………
Đã đăng ký tại Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày……………. tháng……….. năm 20………..
CỤC TRƯỞNG |
Đã vào sổ đăng ký số………………
[1] Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.”
Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.”
[2] Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013 quy định như sau:
“Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017 quy định như sau:
“Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
[3] Cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[4] Cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[5] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013 và Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng”, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[6] Cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[7] Cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[8] Cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[9] Cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[10] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013.
[11] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013.
[12] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30/8/2013.
[13] Cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Hợp tác quốc tế” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[14] Cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Hợp tác quốc tế” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[15] Cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[16] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013 và Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng”, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[17] Cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[18] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013.
Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng”, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[19] Cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[20] Mẫu này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013.
[21] Cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” được sửa đổi bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BGDĐT sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2017.
VĂN BẢN HỢP NHẤT 01/VBHN-BGDĐT NĂM 2018 VỀ HỢP NHẤT QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VĂN BẰNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 01/VBHN-BGDĐT | Ngày hiệu lực | 08/01/2018 |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất | Ngày đăng công báo | 30/01/2018 |
Lĩnh vực |
Giáo dục - đào tạo |
Ngày ban hành | 08/01/2018 |
Cơ quan ban hành |
Bộ giáo dục vào đào tạo |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |