VĂN BẢN HỢP NHẤT 3973/VBHN-BLĐTBXH NĂM 2020 HỢP NHẤT THÔNG TƯ VỀ HƯỚNG DẪN NỘI DUNG XÁC NHẬN VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 09/10/2020

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 3973/VBHN-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2020

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG XÁC NHẬN VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2018;

2. Thông tư số 02/2019/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 02 năm 2019.

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Người có công,

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP)[1].

Điều 1. Hướng dẫn Khoản 6 Điều 3 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về thực hiện chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng

1. Không áp dụng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với con của người có công trong các trường hợp sau:

a) Đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng tại một cơ sở giáo dục mà đồng thời theo học tại một cơ sở giáo dục khác hoặc học chuyên ngành khác, khoa khác, trình độ khác tại cơ sở giáo dục đó;

b) Đã hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng tại một cơ sở giáo dục mà tiếp tục theo học tại một cơ sở giáo dục khác hoặc học chuyên ngành khác, khoa khác, trình độ khác tại cơ sở giáo dục đó (kể cả học liên thông);

c) Đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng tại một cơ sở giáo dục mà thôi học hoặc bị buộc thôi học.

Trường hợp được cơ sở giáo dục đồng ý cho bảo lưu kết quả học tập thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ khi đi học lại để hoàn thành khóa học (không tính thời gian gián đoạn).

2. Trường hợp học theo tín chỉ thì thời gian hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng tối đa bằng thời gian của một khóa học tập trung theo quy định, căn cứ vào giấy xác nhận của cơ sở giáo dục.

Điều 2. Hướng dẫn Điều 21 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

1. Trường hợp liệt sĩ có nhiều con thì người thờ cúng liệt sĩ là một người con được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập biên bản ủy quyền.

Trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.

Trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con hoặc có một con duy nhất nhưng người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền.

2. Trường hợp người thờ cúng liệt sĩ chết trong năm nhưng trước thời điểm chi trả trợ cấp thì trợ cấp thờ cúng liệt sĩ của năm đó được chi trả cho người thờ cúng khác được ủy quyền.

Điều 3. Hướng dẫn Điều 30 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về giám định lại thương tật

Trường hợp thương binh có nhiều vết thương đã thực hiện giám định lại do vết thương tái phát nhưng nay vết thương khác tái phát (không phải vết thương đã được giám định lại) thì được giám định lại theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP .

Điều 4. Hướng dẫn Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về xác nhận bệnh binh

Người đã được xác nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi đối với bệnh binh thì không thuộc diện xem xét xác nhận hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP .

Điều 5. Hướng dẫn về xác nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

1. Ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 27 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân (sau đây viết tắt là Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH), bổ sung một trong các giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học như sau:

a) Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ, giấy tờ khác có giá trị pháp lý được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000;

b) Giấy xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng về phiên hiệu, ký hiệu, thời gian và địa bàn hoạt động của đơn vị.

2. Trường hợp không có vợ (chồng), có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì hồ sơ, thủ tục xác nhận thực hiện như sau:

a) Cá nhân lập bản khai kèm một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này và Khoản 2 Điều 27 của Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách người đủ điều kiện kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, ra quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Các chế độ ưu đãi được hưởng kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định.

3. Trường hợp thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 80% trở lên mà bị mắc bệnh, tật thuộc Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 11 năm 2013 của liên Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH) thì được xem xét giải quyết chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ thực hiện như sau:

a) Thủ tục xác nhận thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ;

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, có trách nhiệm ra quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đối với những trường hợp được Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.

Điều 6. Hướng dẫn khoản 5 Điều 42 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về thực hiện trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết

1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thuộc một trong các trường hợp sau đây chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên:

a) Người trong hồ sơ có biên bản giám định y khoa đúng theo quy định đã kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Người đã hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 47/2012/NĐ-CP);

c) Người được điều chỉnh hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP .

2. Thời điểm hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP .

Điều 7. Hướng dẫn khoản 6 Điều 42 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về điều chỉnh trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng chế độ trước ngày 01 tháng 9 năm 2012

1. Trường hợp người đang hưởng trợ cấp theo mức bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP mà trong hồ sơ có biên bản giám định y khoa đúng theo quy định đã kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp sống ở gia đình được hưởng trợ cấp người phục vụ từ ngày 01 tháng 9 năm 2012;

b) Thực hiện phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;

c) Giữ nguyên mức trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2013 và thực hiện điều chỉnh hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

2. Trường hợp người đang hưởng trợ cấp theo mức bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP thuộc một trong các trường hợp sau thì giữ nguyên mức trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2013 và thực hiện điều chỉnh hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, không hưởng chế độ phụ cấp và trợ cấp người phục vụ:

a) Hồ sơ không có biên bản giám định y khoa;

b) Hồ sơ có biên bản giám định y khoa nhưng không kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động;

c) Hồ sơ có biên bản giám định y khoa không đúng theo quy định.

3. Những trường hợp được điều chỉnh trợ cấp theo quy định tại Điểm c, Khoản 6 Điều 42 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điều này mà trong hồ sơ ghi nhận mắc bệnh, tật thuộc Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH nếu có nguyện vọng thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền khám giám định, kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng theo quy định.

Trường hợp Hội đồng giám định y khoa kết luận không mắc bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học hoặc kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 21% thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định dừng chế độ ưu đãi.

Việc giới thiệu đi giám định theo quy định tại Khoản 3 Điều này kết thúc trước ngày 31 tháng 12 năm 2014.

4. Trường hợp bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã được công nhận và hưởng trợ cấp hàng tháng từ trước ngày 01 tháng 9 năm 2012 thì chuyển hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo mức suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Điều 8. Hướng dẫn Điều 45 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về chuyển hưởng trợ cấp đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 9 năm 2012

Thực hiện chuyển hưởng trợ cấp từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học căn cứ hồ sơ được xác lập đúng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm lập hồ sơ, hiện lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:

a) Người đang hưởng trợ cấp theo mức bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP thì chuyển hưởng trợ cấp như người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP .

b) Người đang hưởng trợ cấp theo mức bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP thì chuyển hưởng trợ cấp như người suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP .

Điều 9. Hướng dẫn Khoản 1 Điều 46 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về xác nhận người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

1. Ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH , bổ sung một trong các giấy tờ xác định nơi bị tù, thời gian tù như sau:

a) Bản sao một trong các giấy tờ: lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

b) Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước;

c) Xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thời gian tù và nơi bị tù.

2. [2] Nơi bị tù thuộc Danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù trong các thời kỳ kháng chiến ban hành kèm theo Thông tư này để xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

Điều 10. Hướng dẫn Điều 67 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về việc xử lý đối với người đang hưởng chế độ ưu đãi người có công mà phạm tội

1. Người có công đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội bị tạm đình chỉ chế độ ưu đãi thì không thực hiện các ưu đãi đối với người có công và thân nhân trong thời gian bị tạm đình chỉ.

Thân nhân người có công đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội bị tạm đình chỉ chế độ ưu đãi thì không thực hiện các ưu đãi trong thời gian bị tạm đình chỉ.

2. Người có công đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội bị đình chỉ chế độ ưu đãi thì chấm dứt các ưu đãi đối với người có công và thân nhân.

Thân nhân người có công đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội bị đình chỉ chế độ ưu đãi thì chấm dứt các ưu đãi.

3. Trường hợp người đang hưởng chế độ ưu đãi bị kết án tù trên 05 năm mà không thuộc diện bị đình chỉ chế độ ưu đãi, đã chấp hành xong hình phạt tù trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thì được khôi phục chế độ ưu đãi. Thời điểm hưởng lại chế độ ưu đãi kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định.

4. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu quyết định về tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc khôi phục chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân (Mẫu 1, Mẫu 2).

Điều 11. Hướng dẫn Khoản 4 Điều 80 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về hồ sơ hoàn thiện trước ngày Nghị định có hiệu lực (ngày 01 tháng 6 năm 2013)

1. Hồ sơ người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã được Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Ban Đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn chỉnh hồ sơ và đang chờ được ký Quyết định công nhận trước ngày 01 tháng 6 năm 2013.

2. Hồ sơ liệt sĩ đã được cấp giấy báo tử đúng theo quy định trước ngày 01 tháng 6 năm 2013.

3. Hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đã được cấp giấy nhận bị thương đúng theo quy định trước ngày 01 tháng 6 năm 2013.

4. Hồ sơ bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã có Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trước ngày 01 tháng 6 năm 2013.

5. Hồ sơ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, lập danh sách trước ngày 01 tháng 6 năm 2013 để ra quyết định.

Điều 12. Hồ sơ, thủ tục thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến được tặng huân chương, huy chương chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi[3]

1. Hồ sơ

a) Bản khai của đại diện thân nhân (Mẫu 3);

b) Bản sao Giấy chứng tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý xác định người có công đã chết;

c) Bản sao một trong các giấy tờ quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH: Khoản 2 Điều 35 đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, Khoản 2 Điều 37 đối với người có công giúp đỡ cách mạng;

d) Quyết định trợ cấp một lần (Mẫu 4).

2. Thủ tục

a) Đại diện thân nhân lập bản khai kèm biên bản ủy quyền gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm bản sao một trong các giấy tờ quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần.

Điều 13. Cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với những trường hợp thân nhân liệt sĩ đã được giải quyết chế độ ưu đãi trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa được cấp Bằng

1. Trường hợp hồ sơ có một trong các giấy tờ: giấy báo tử, giấy chứng nhận hy sinh, Bằng “Tổ quốc ghi công” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng “Tổ quốc ghi ơn” của Bộ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh thì thực hiện như sau:

a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã thực hiện chế độ ưu đãi lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) kèm theo giấy báo tử hoặc Bằng “Tổ quốc ghi công”, Bằng “Tổ quốc ghi ơn”;

c) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

2. Trường hợp hồ sơ không có giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng có căn cứ xác định thân nhân liệt sĩ đã được giải quyết chế độ và có các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh thì thực hiện như sau:

a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã thực hiện chế độ ưu đãi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy báo tử và lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) kèm theo Giấy báo tử và các giấy tờ quy định tại Khoản này;

c) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

3. Trường hợp có căn cứ xác định thân nhân liệt sĩ đã được giải quyết chế độ nhưng không có các căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thì thực hiện như sau:

 a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã thực hiện chế độ ưu đãi lập danh sách chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ đã được giải quyết chế độ;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian tối thiểu là 45 ngày và lập biên bản kết quả niêm yết công khai;

c) Đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này.

4. Không thực hiện trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử và chi phí báo tử đối với những trường hợp được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” theo quy định tại Điều này.

Điều 14. Thủ tục bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ

1. Người đề nghị bổ sung tình hình thân nhân lập bản khai (Mẫu 5) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm theo bản sao một trong các giấy tờ làm căn cứ pháp lý chứng minh mối quan hệ với liệt sĩ như sau:

a) Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ: Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, biên bản của gia đình hoặc họ tộc;

b) Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là con liệt sĩ: Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra và bổ sung thông tin trong hồ sơ liệt sĩ.

Điều 15. Hiệu lực thi hành[4]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Bá Hoan

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC NHÀ TÙ VÀ NHỮNG NƠI ĐƯỢC COI LÀ NHÀ TÙ TRONG CÁC THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
(Kèm theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng)

Stt

Tỉnh/thành phố

Tên nhà tù và những nơi được coi là nhà tù

Thời gian tồn tại:

1- kháng chiến chống Pháp

2- kháng chiến chống Mỹ

1

– Khám Long Xuyên 1,2
– Khám Châu Đốc 1,2
– Tiểu khu Long Xuyên
– Tiểu khu Châu Đốc
– Chi khu quận An Phú
– Chi khu quận Tân Châu (nay là thị xã Tân Châu)
– Chi khu quận Chợ Mới
– Chi khu Huệ Đức (nay là huyện Thoại Sơn)
– Chi khu quận Tịnh Biên
– Chi khu quận Tri Tôn  
– Chi khu quận Châu Thành  
– Chi khu quận Châu Phú  
– Ty Cảnh sát quốc gia Châu Đốc  
– Ty cảnh sát quốc gia Long Xuyên
– Căn cứ Mỹ xã Vĩnh Gia

– Căn cứ Mỹ Núi Ba Soài
– Căn cứ Mỹ Núi Đất

2

Bà Rịa – Vũng Tàu

 

– Nhà lao Vũng Tàu (Công an tỉnh trước đây)
– Nhà giam Bourolaplett- nhà quan 5 Pháp
– Nhà giam Sở lính kín mật thám tại ngã tư đường Hoàng Hoa Thám
– Trại giam Thắng nhất
– Trại giam Thắng nhì
– Trại giam Thắng tam
– Nhà giam tại PO-10 (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh trước đây)
– Khám đường Bà Rịa
– Nhà giam Bà Rịa
– Nhà giam Chi khu Đất Đỏ (huyện Long Đất)
– Nhà giam Chi khu Xuyên Mộc
– Nhà giam Chi khu Đức Thanh (huyện Châu Đức)
– Nhà tù Côn Đảo

3

Bắc Giang – Nhà tù Phủ Lạng Thương (thị xã Bắc Giang) Trước Cách mạng tháng 8/1945 và trong kháng chiến chống Pháp
– Nhà tù Trị Cụ
– Bốt Đồi Ngô
– Bốt Thái Đào
– Quận Sen Hồ

– Căng Bãi Bằng
– Đồn Bắc Giang
– Quận Mỹ Độ
– Đồn Chỉ Tác xã Huyền Sơn, huyện Lục Ngạn 1
– Đồn Biển Động xã Biển Động huyện Lục Ngạn 1
– Đồn Con Voi xã Trung Sơn, huyện Việt Yên 1
– Bốt Kim Sa (Chợ Sa) xã Đan Hội, huyện Lục Nam (trước đây là xã cấm Vũ Đan, huyện Chí Linh, tỉnh Quảng Yên) 1

4

Bắc Kạn – Nhà tù Bắc Kạn Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945

5

Bạc Liêu – Khám lớn Bạc Liêu
– Nhà giam của Sư đoàn 21
– Trại giam chi khu Vĩnh Lợi
– Trại giam phân chi khu Vĩnh Hưng
– Trại giam chi cảnh sát quận Giá Rai
– Trại giam chi cảnh sát quận Phước Long
– Trại giam chi khu Ngan Dừa

6

Bến Tre – Khám lá Bến Tre Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến kháng chiến chống Mỹ

7

Bình Dương – Nhà tù Phú Lợi Từ năm 1956 đến ngày 30/4/1975
– Nhà tù Phước Thành Từ năm 1959 đến tháng 7/1965
– Khám đường Bình Dương Từ khoảng năm 1910 – 1912 đến ngày 30/4/1975

8

Bình Định

 

– Nhà lao Quy Nhơn 1,2
– Nhà lao lớn Quy Nhơn 1,2
– Nhà lao Bình Định (nhà lao Hòa Thoại) 1,2
– Lao xá Bình Định (Trung tâm cải huấn Bình Định) 1,2
– Trung tâm thẩm vấn Bình Định 1,2
– Trại giam tù binh Phú Tài 1,2
– Nhà tù Lầu ông Tánh (Nhà giam Lầu Ông Tánh)
– Nhà lao Lò Nồi
– Nhà lao An Lão
– Chi khu quận lỵ An Lão
– Nhà tù Tam Quan (Trại giam Tam Quan, Nhà tù Chi cảnh sát Tam Quan)
– Nhà giam Ban II Chi khu (Trại giam Bồng Sơn, Nhà tù Bồng Sơn, Nhà lao Chi cảnh sát Hoài Nhơn, Chi cảnh sát Quốc gia Hoài Nhơn, Nhà tù Hoài Nhơn)
– Lò bò Hoài Tân (Nhà tù Hoài Tân, Trại giam Hoài Tân, Nhà tù (nhà giam)Trung đoàn 40)
– Nhà giam Hoài Ân
– Nhà giam Phù Mỹ
– Nhà giam Ban II Chi khu (Phù Mỹ)
– Nhà lao quận Phù Cát
– Nhà tù cảnh sát đặc biệt quận Phù Cát
– Nhà tù Bình Khê

– Nhà tù Ban II Chi khu (Bình Khê)
– Nhà tù Vĩnh Thạnh
– Nhà tù Ban II Chi khu (Vĩnh Thạnh)
– Nhà lao quận An Nhơn
– Nhà tạm giữ Ban II Chi khu An Nhơn
– Nhà lao Tuy Phước
– Nhà tù Tuy Phước
– Phòng tạm giữ và phòng tạm giữ II Vân Canh (huyện Vân Canh)

9

Bình Phước

 

– Nhà tù Bà Rá 1,2
– Nhà tù tiểu khu Bình Long Từ năm 1957 đến cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công
– Nhà tù tiểu khu Phước Long Từ năm 1957 đến cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công
– Chi khu: quận Đức Phong, Phước Bình, Bù Gia mập, Lộc Ninh, Đức Bổn, Hớn Quản, Chơn Thành, Đôn Luân Từ năm 1957 đến cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công
– Thị xã: An Lộc, Phước Long Từ năm 1957 đến cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công

10

Bình Thuận – Nhà lao Pagốt Từ năm 1930 – 1968
– Nhà lao Đồn Trinh Tường Từ năm 1930 – 1945
– Nhà tù GI (Gabrde Indigene) Có từ trước năm 1935 – 1945 và tồn tại đến năm 1968
– Nhà lao ở Phan Rí Thành Từ năm 1954 – 1968 ở Bắc Bình, từ năm 1968 –  1975 chuyển về Chợ Lầu

– Nhà lao ở Long Hương Từ năm 1930 – 1945
– Nhà lao Bà Rá Từ năm 1930 – 1945
– Nhà giam ở Liên Hương Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam ở Ma Lâm Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam ở Mũi Né Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam ở Ngã Hai Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam ở Hàm Tân Trước năm 1957 ở thị trấn LaGi, từ năm 1957 đến tháng 10/1961 đóng tại đồi Hoa Sim, từ tháng 10/1961 đến năm 1975 dời về trung tâm cải huấn Bình Tuy
– Nhà giam ở Chợ Lầu Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam ở Tam Tâm Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam ở Ngã Hai Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam tiểu khu Bình Tuy Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam ở Lạc Tánh Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam ở Hoài Đức Từ năm 1957 – 1965 ở Bắc Ruộng, từ năm 1965 – 1975 ở Võ Đắc
– Nhà giam quận Hòa Đa Từ năm 1946 – 1975
– Nhà giam quận Thiện Giáo Từ năm 1962 – 1975
– Nhà giam Ga Ma Lâm Từ năm 1946 – 1954
– Nhà giam Ga Long Thanh Từ năm 1946 – 1954
– Nhà giam Cẩm Bàng (Phan Thiết) Từ năm 1946 – 1954
– Nhà tù Bình Thuận Từ năm 1930 – 1945
– Nhà giam Sông Mao quận Hải Ninh Từ năm 1958 – 1975

– Nhà giam Phòng nhì mật thám (Phan Thiết) Từ năm 1946 – 1975
– Nhà giam an ninh quân đội
– Nhà lao Phan Thiết Từ năm 1968 – 1975
– Ty cảnh sát quốc gia tỉnh Bình Thuận
– Trại an trí Mũi Né

11

Cà Mau

 

– Nhà tù Đề Bô 1
– Nhà tù Bót Lò Heo 1,2
– Nhà tù Khám Lớn 2
– Nhà giam quận Đầm Dơi 2
– Nhà giam quận Năm Căn 2
– Nhà giam quận Thới Bình 2
– Nhà giam quận Sông Ông Đốc (tại thị trấn Rạch Ráng từ năm 1958 và từ năm 1970 đến 30/4/1975) 2
– Nhà giam quận Cái Nước 2
– Nhà giam Đặc khu Hải Yên (Bình Hưng) 2
– Nhà giam quận Quản Long 2
– Nhà giam Đặc khu Khai Hoang 2
– Nhà giam Ty cảnh sát đặc biệt 2
– Nhà giam Chi khu Vàm Đình 2
– Nhà giam quận Cái Đôi 2
– Nhà gian quận Sông Ông Đốc (tại thị trấn sông Ông Đốc từ 1965 – 1970) 2
– Ban 2 Tiểu khu An Xuyên

12

Cần Thơ

 

– Trung tâm thẩm vấn vùng 4 2
– An ninh quân đội 2
– Tiểu khu Phong Dinh 2
– Ty Công an 2
– Trại tù binh Lộ Tẻ 1,2
– Khám lớn Cần Thơ 2
– Trại tù binh PIM 1,2
– Trại Lê Lợi 2
– Trại tù binh ở Trà Bay 2
– Ban 2 Chi khu 2
– Chi cảnh sát quận 2
– Ban 2 Chi khu 2
– Chi cảnh sát quận 2
– Ban Chi khu 2
– Chi cảnh sát quận 2
– Tiểu khu Chương Thiện 2
– Ty Công an Chương Thiện 2
– Khám giam tỉnh (còn gọi là đặc khu U Minh) 2

13

Cao Bằng – Nhà tù Cao Bằng Trước Cách mạng tháng 8/1945

14

Đà Nẵng – Nhà lao Con Gà (bót Con Gà) 1
– Nhà lao Đà Nẵng 1
– Nhà lao Kho Đạn (trung tâm cải huấn Trung Trung phần) 2

– Nhà lao Hòa Vang (Lao Xá Hòa Vang) 1
– Nhà giam Quá Giáng Thời kỳ chống pháp đến năm 1962
– Nhà giam PRA 1
– Nhà giam Phú Hòa 2
– Ty Gia Long 2
– Trung tâm thẩm vấn Thanh Bình 2
– Nhà giam Hiếu Đức 2
– Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam vùng I chiến thuật (Trại giam tù binh Non Nước) 2
– Sở I an ninh quân đội 2
– Lao xá Hòa Vang 2
– Nhà lao Khái Đông 2
– Quân vụ thị trấn 2
– Chi cảnh sát quận I 2
– Chi cảnh sát quận II 2
– Chi cảnh sát quận III 2
– Trại tạm giam Hòa Cầm (Hố Kè) Từ năm 1966 đến năm 1973
– Trường Tố cộng Cẩm Lệ (Trung tâm cải huấn huyện Hòa Vang)

15

Đắk Lắk – Nhà đày Buôn Ma Thuột (Nhà tù Buôn Ma Thuột) Từ năm 1930 – 1945; từ năm 1946 – 1975 gọi là Nhà tù Buôn Ma Thuột

16

Đắk Nông – Ngục Đắc Mil Từ năm 1930 – 1945

17

Đồng Tháp

 

– Khám đường Cao Lãnh
– Khám lớn Sa Đéc
– Trại giam Ty Cảnh sát tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp)
– Trại giam Ty Cảnh sát tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp)
– Trại giam Ty An ninh tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp)
– Trại giam Ty An ninh tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp)
– Trại giam Chi Cảnh sát quận Đức Tôn – tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp)
– Trại giam Chi Cảnh sát quận Cao Lãnh – tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp)
– Trại giam Phòng Nhì tỉnh Kiến Phong (Trại giam trong khu vực Viện Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp – đường 4, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp)

18

Đồng Nai – Nhà tù Tà Lài huyện Định Quán Trước tháng 8/1945 đến tháng 7/1954
– Khám đường Biên Hòa Trước tháng 8/1945 đến tháng 4/1954
– Nhà tù Tân Hiệp 1,2
– Trại tù binh Hố Nai 2
– Khám đường Long Khánh 2
– Yếu khu Thành Tuy Hạ 1,2
– Chi khu Nhơn Trạch 2

– Chi khu Long Thành 1,2
– Đồn Cầu Kê ở Phú Hữu 1,2
– Đồn Phước Tân – Long Thành 1
– Bót Thành Hưng ở đầu cầu Gành xã Hiệp Hòa 1
– Chi khu Đức Tu 2
– Chi khu Xuân Lộc 2
– Chi khu Kiệm Tân 2
– Chi khu Định Quán 2
– Chi khu Công Thanh 1,2
– Chi khu Trảng Bom 1
– Thành Biên Hòa 1,2
– Ty Cảnh sát Biên Hòa 2
– Nha Cảnh sát miền Đông 2
– C3 Cảnh sát Biên Hòa 2
– Tiểu khu Biên Hòa 2
– Ty cảnh sát Long Khánh 2
– Tiểu khu Long Khánh 2
– Trại an trí Tà Lài
– Trại giam tù binh cộng sản Vùng 3 chiến thuật

19

Gia Lai – Nhà lao Pleiku Từ năm 1925 – 1975
– Nhà lao quận An Khê (An Túc) Từ năm 1925 – 1975
– Nhà lao Phú Bổn (Cheo Reo) Từ năm 1962 – 1975
– Nhà lao quận Lệ Trung Từ năm 1955 – 1975

– Nhà lao quận Lệ Thanh Từ năm 1955 – 1965
– Nhà lao quận Thanh An Từ năm 1965 – 1975
– Nhà lao quận Phú Nhơn Từ năm 1962 – 1975
– Nhà lao quận Phú Thiện Từ năm 1962 – 1975
– Nhà lao quận Phú Túc Từ năm 1962 – 1975
– Trại giam Pleiku Từ năm 1967 – 1975
– Trại giam La Sơn Từ năm 1967 – 1975
– Trại giam Chư Ty (Sân bay dã chiến Đức Cơ hay còn gọi là Công Trường Chưdron) Từ năm 1957 – 1959
– Trại giam tập trung Cửu Sừng – An Khê Từ năm 1966 – 1972

20

Hà Giang – Căng Bắc Mê Trước năm 1942

21

Hà Nội (tỉnh gộp Hà Tây) – Nhà tù Nhà Tiền 1
– Nhà tù Hỏa Lò 1
– Nhà tù Nhà Rượu 1
– Nhà tù Thanh Liệt 1
– Nhà tù Sơn Tây Trước năm 1945 đến 20/8/1945
– Nhà tù Hà Đông Trước năm 1945 đến 23/8/1945
– AT Hà Đông Từ năm 1947 đến cuối năm 1950
– CămP 40 Hà Đông Từ tháng 5/1950 đến tháng 7/1954
– CămP 41 Hà Đông Từ tháng 5/1950 đến tháng 7/1954
– CămP 42 Sơn Tây Từ năm 1948 đến tháng 7/1954, có bộ phận ở Trung Hà, huyện Bất Bạt thời kỳ trước tháng 4/1950 đến ngày 19/4/1950

– Nhà thờ Liễu Giai Từ năm 1947 – 1954
– Sở Mật thám Hà Nội Từ năm 1947 – 1954
– Bốt Vọng (thuộc quận Hai Bà Trưng) Từ năm 1947 – 1954
– Bốt Phù Lỗ (thuộc huyện Sóc Sơn) Từ năm 1947 – 1954

22

Hà Tĩnh – Nhà lao Hà Tĩnh Từ 1945 trở về trước

23

Hải Dương – Nhà tù Hải Dương

24

Hải Phòng

 

– Đề lao Hải Phòng (mang tên Trần Phú) Từ năm 1945 trở về trước
– Nhà tù Kiến An Từ năm 1945 trở về trước
– Căng Máy Chai Từ năm 1945 trở về trước
– Căng Đoạn Xá Từ năm 1947 đến năm 1955
– Nhà tù hàng tỉnh có 2 khu: khu thường phạm và khu chính trị Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 và trong kháng chiến chống Pháp
– Nhà tù Bốt Com Măng Đô 1947; thời kỳ chống Pháp
– Nhà tù Đơ Ren 1947; thời kỳ chống Pháp
– Quận lỵ Tiên Lãng Từ năm 1950 – 1954
– Bốt Trung Lăng Từ năm 1950 – 1954
– Bốt Hán Nam Từ năm 1950 – 1954
– Bốt Đông Xuyên Ngoại Từ năm 1950 – 1954
– Bốt Đông Côn Từ năm 1950 – 1954
– Bốt Súy Liễu Từ năm 1950 – 1954
– Bốt Chợ Nhàn Từ năm 1950 – 1954
– Bốt Trâm Khê Từ năm 1950 – 1954

25

Hòa Bình – Nhà tù Hòa Bình 1

26

Hậu Giang – Trại giam Chi khu Một Ngàn
– Trại giam Kinh Thầy Cai
– Trại giam Băng 2 Tiểu Khu
– Buồng tạm giam giữ Chi khu Đức Long

27

Thành phố Hồ Chí Minh

 

– Bót Catina 1
– Nha cảnh sát đô thành đường Trần Hưng Đạo 2
– Bót Phú Lâm 2
– Bót Hàng Keo Gia Định 2
– Trại Lê Văn Duyệt 2
– P.42 ở Sở thú 1,2
– Trung tâm thẩm vấn Gia Định 2
– Biệt kích 1 đến biệt kích 4 2
– Bót Hoàng Hùng 1,2
– Căn Phú Lâm 1
– Trung tâm thẩm vấn tình báo Mỹ bến Bạch Đằng 2
– Khám lớn Sài Gòn 1
– Khám lớn Chí Hòa 1,2
– Nhà tù Thủ Đức 2
– Nhà lao Gia Định số 4 đường Phan Đăng Lưu 2
– An ninh quân đội đường Nguyễn Bỉnh Khiêm 2
– Trại giam tù binh ở Hạnh Thông Tây 1
– Trại giam Hóc Môn 2
– Chi khu Bình Chánh

28

Khánh Hòa

 

– Nhà lao Thành Diên Khánh – Từ trước tháng 8/1945 đến năm 1975
– Khám lớn Nha Trang (Nhà lao Nha Trang) – Từ năm 1924 – 1975
– Trại tù binh Cam Ranh (Nhà tù Cam Ranh) – Từ tháng 8/1952 đến tháng 10/1954
– Nhà lao Ninh Hòa (Nhà lao Một Cột) – Từ năm 1946 – 1975
– Quân lao Nha Trang (Nơi giữ tù quân phạm, từ năm 1964 còn giam giữ cả tù chính trị) -Từ năm 1960 – 1975
– Liêm phóng Pháp, Cảnh sát đặc biệt Mỹ (Lao Cây Dừa) – Từ năm 1946 – 1975
– Trung tâm thẩm vấn Việt Mỹ – Từ năm 1965 – 1975
– Phòng Nhì Pháp, Trại lính và An ninh quân đội phòng 5 – Từ năm 1946 – 1954
– Sở Liêm phóng ngụy – Từ năm 1946 – 1975
– Sở Mật thám ngụy – Từ năm 1949 – 1975
– Bót Cầu Quay – Từ năm 1946 – 1954
– Đồn Suối Dầu – Từ năm 1946 – 1954
– Đồn Vạn Giã – Từ năm 1946 – 1975
– Lao Cam Ranh – Từ năm 1949 – 1975
– Nhà lao Vạn Giã 1
– Nhà lao Diên Khánh 1
– Khám lớn Nha Trang (Nhà lao Nha Trang) 1
– Nhà lao Cam Ranh 1
– Đồn lính khố đỏ 1
– Phòng Liêm cảnh sát 1

– Lao Phòng 5 – Quân đội Pháp 1
– Đồn nhà dòng Lasan 1
– Đồn Pháp ở Thủy Tú 1
– Đồn Pháp Ga xe lửa Phú Vinh 1
– Phòng Nhì 1
– Đồn Bình Tân 1
– Đồn Tân Hưng 1
– Đồn Bến Đò 1
– Đồn Hòn Khói 1
– Đồn Lạc An 1
– Đồn Tân Lâm 1
– Đồn Suối Ré 1
– Chi khu quân sự và Chi cảnh sát Ngụy của các quận Vạn Ninh, – Ninh Hòa, Khánh Dương, Diên Khánh, Vĩnh Xương, Cam Lâm và đặc khu Cam Ranh, thị xã Nha Trang 2
– Trại giam cấp tỉnh 24 Nguyễn Công Trứ 2
– Khu tạm giam và thẩm vấn của cảnh sát đặc biệt, tình báo Ngụy 2
– Trung tâm thẩm vấn 2
– Ty cảnh sát quốc gia – Đặc khu Cam Ranh 2
– Nhà tù bán đảo Cam Ranh 2
– Bộ Chỉ huy cảnh sát khu 2 2

29

Kiên Giang – Nhà tù Hà Tiên Từ năm 1930 – 1945
– Khám lớn Rạch Giá Từ năm 1930 đến ngày 30/4/1975
– Khám Lá Rạch Giá Từ năm 1941 – 1945
– Trại giam tù binh Cây Dừa Cảng Cây Dừa từ năm 1953 – 1954
– Trại huấn chính Cây Dừa Từ năm 1956 – 1957
– Trại tù binh Phú Quốc Từ năm 1967 – 1973
– Trại giam Đặc khu An Phước (Chắc Băng – xẻo Rô) Từ năm 1955 đến tháng 10/1958
– Nhà giam ở quận, chi khu Hiễu Lễ (Thứ Mười Một)
– Nhà giam ở quận, chi khu Kiên An (An Biên)
– Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Long (Vĩnh Thuận)
– Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Hưng (Gò Quao)
– Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Bình (Giồng Riềng)
– Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Tân (Tân Hiệp)
– Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Thành (Châu Thành)
– Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Lương
– Nhà giam ở quận, chi khu Hà Tiên
– Nhà giam ở quận, chi khu Phú Quốc
– Trung tâm thẩm vấn của Ty Công an Cảnh sát Kiên Giang
– Chi khu Kiên Sơn (huyện Hòn Đất)

30

Kon Tum

 

– Nhà lao Kon tum 1
– Ngục Đakglei 1
– Nhà lao Đắk Tô 1

31

Lai Châu – Nhà tù Lai Châu

32

Lạng Sơn – Nhà tù Lạng Sơn Từ năm 1891 đến ngày 17/10/1950
– Nhà tù Đỏng Én (căng Đỏng Én) Từ năm 1942 đến Cách mạng Tháng 8
– Nhà tù Hội Hoan (căng Hội Hoan) Từ năm 1943 đến Cách mạng Tháng 8

33

Lâm Đồng – Nhà tù Dran (huyện Đơn Dương) 1,2
– Nhà tù Đà Lạt 1,2
– Trung tâm thẩm vấn Đà Lạt
– Trại giam Ty An ninh Tuyên Đức
– Trại giam Ty An ninh Lâm Đồng
– Trung tâm cải huấn vị thành niên Đà lạt (nay là di tích lịch sử quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt)
– Trung tâm cải huấn Đà Lạt
– Ty An ninh Tuyên Đức
– Ty cảnh sát quốc gia Tuyên Đức Đà Lạt
– Nơi giam giữ bí mật thuộc trụ sở cơ quan ICCS

34

Long An (gồm 3 tỉnh cũ)

1/ Long An

2/ Hậu Nghĩa

3/ Kiến Tường

 

– Nhà tù SR 1
– Nhà tù Tân An, các tên gọi khác: Khám đường Long An hay Khám đường 2
Tân An 2
1/ Nhà giam Chi khu quận Thủ Thừa 2
2/ Nhà giam Chi khu quận Bến Lức 2

3/ Nhà giam Chi khu quận Cần Đước 2
4/ Nhà giam Chi khu quận Cần Giuộc 2
5/ Nhà giam Chi khu quận Tân Trụ 2
6/ Nhà giam Chi khu quận Bình Phước 2
7/ Nhà giam Chi khu quận Rạch Kiến 2
– Trại giam tỉnh Hậu Nghĩa 2
1/ Nhà giam Chi khu quận Đức Hòa 2
2/ Bót Thành Miểu 1
3/ Nhà giam Đức Huệ 2
– Trại giam tỉnh Kiến Tường 2
1/ Nhà giam Chi khu quận Kiến Bình 2
2/ Nhà giam Chi khu quận Tuyên Nhơn 2
3/ Nhà giam tiểu khu Kiến Tường 2
4/ Nhà giam Chi khu quận Tuyên Bình 2

35

Nam Định – Đề lao Nam Định
– Nhà tù Máy chai Nam Định
– Nhà tù Santhôma Nam Định
– Nhà tù Lục Thủy (khu vực Bùi Chu, huyện Xuân Trường)

36

Nghệ An – Nhà lao Vinh Từ năm 1930-1954
– Nhà tù Kim Nhan Từ năm 1930-1954
– Nhà lao Thanh Chương Từ tháng 9 năm 1930 đến 1933
– Nhà lao Triêu Dương Từ tháng 9 năm 1930 đến 1933

37

Ninh Bình – Đề lao số 10 ở phố Đề Lao 1
– Khu Tiểu chủng viện Phúc Nhạc 1
– Nhà hát Nam Thanh (Nam Thành, thuộc khu vực nhà thờ lớn Phát Diệm) 1
– Nhà Hai Vỡi
– Nhà Lâm Tề
– Rạp Thọ Lạc
– Đồn Kim Đài

38

Ninh Thuận

 

– Nhà tù Phan Rang Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong kháng chiến chống Pháp
– Nhà tù Mỹ Đức 2
– Nhà giam quận Thanh Hải 2
– Nhà giam quận An Phước 2
– Nhà giam quận Du Long 2
– Nhà giam quận Sông Pha 2
– Nhà giam quận Bửu Sơn 2
– Đồn Hòa Trinh quận An Phước 1
– Đồn Mỹ An 2
– Phân Chi khu Mỹ Tường 2
– Đồn Phú Quý 1
– Đồn Dư Khánh 1
– Đồn Sơn Hải (Nha Tiên Lễ) 2

39

Phú Thọ

 

– Đồn Trại Vải xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn Từ năm 1947 – 1950
– Đồn Thu Cúc, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn Từ năm 1947 – 1950
– Đồn Lai Đồng, xã Lai Đồng, huyện Tân Sơn Từ năm 1947 – 1950
– Đồn Chẹ Rẹ, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn Từ năm 1947 – 1950
– Đồn Mù, xã Kiệt Sơn, huyện Tân Sơn Từ năm 1947 – 1950

40

Phú Yên – Nhà tù Trà Kê (huyện Sơn Hòa)
– Nhà tù Ngọc Lãng (thị xã Tuy Hòa)
– Nhà tù Khu Chiến (thị xã Tuy Hòa)
– Nhà lao Phú Nhuận (huyện Tuy Hòa)
– Nhà tù Phú Tân (huyện Tuy An)
– Nhà tù La Hai (huyện Đồng Xuân)  
– Nhà tù quận Hiếu Xương  
– Nhà tù Củng Sơn (huyện Sơn Hòa)  
– Nhà lao Ty cảnh sát (thị xã Tuy Hòa)  
– Nhà tù thị trấn Sông Cầu  
– Nhà lao xã Hòa Vinh
– Nhà lao Núi Hiềm
– Nhà lao Chợ Đèo (xã An Định)
– Chi khu quân sự (xã Chí Thạnh)

41

Quảng Bình

 

– Nhà lao Đồng Hới
– Đồn Thượng Phong
– Đồn Mỹ Đức
– Đồn Mỹ Trạch

– Đồn Hòa Luật (Hòa Luật Nam)
– Đồn Mỹ trung
– Đồn Lệ Kỳ
– Đồn Quán Hàu
– Đồn Thuận Lý
– Đồn sân bay Đồng Hới
– Đồn Hoàn Lão
– Đồn Thanh Khê (Đồn Quảng Khê)
– Đồn Lý Hòa (Đồn Đá Đen)
– Đồn Cổ Giang
– Đồn Cự Nẫm
– Đồn Vạn Lộc
– Đồn Tiên Lễ
– Đồn Minh Lệ
– Đồn Ba Đồn

42

Quảng Nam

 

– Nhà lao Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn) Do triều đình phong kiến Nam Triều lập ra và tồn tại đến tháng 8/1945
– Nhà lao Hội An (thị xã Hội An)

(từ năm 1947 có lúc gọi là nhà lao Thông Đăng, Trại Tế bần, nhà lao Xóm mới – Trường Lệ)

Được thực dân Pháp thành lập từ đầu thế kỷ XX và được chế độ đế quốc, tay sai duy trì cho đến tháng 3/1975
– Nhà lao khu Trung Tam Kỳ (thị xã Tam Kỳ) Từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1975
– Nhà lao Quảng Tín (thị xã Tam Kỳ) Từ tháng 8/1962 đến tháng 3/1975
– Hòn Bằng (huyện Duy Xuyên) Từ năm 1947 đến tháng 3/1975

– Ai Nghĩa (huyện Đại Lộc) Từ năm 1947 đến tháng 3/1975
– Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn) Từ năm 1947 đến tháng 3/1975
– Hiếu Nhơn (thị xã Hội An) Từ tháng 7/1963 đến tháng 3/1975
– Hà Lam (huyện Thăng Bình) Từ tháng 8/1954 đến tháng 3/1975
– Quế Sơn (Vườn Dừa, huyện Quế Sơn) Từ tháng 8/1954 đến tháng 3/1975
– Lý Tín (huyện Núi Thành) Từ tháng 7/1963 đến tháng 3/1975
– Khu Trung Tam Kỳ (thị xã Tam Kỳ) Từ tháng 8/1954 đến tháng 3/1975
– Khu Nam Tam Kỳ (thị xã Tam Kỳ) Từ tháng 8/1954 đến tháng 3/1975
– Khu Tây Nam Kỳ (thị xã Tam Kỳ) Từ tháng 8/1954 đến tháng 3/1975
– Trà My – Hậu Đức (huyện Trà My) Từ năm 1954 đến tháng 10/1964
– Khâm Đức (huyện Phước Sơn) Từ năm 1954 đến tháng 5/1968
– Đức Dục (huyện Duy Xuyên) Từ tháng 10/1962 đến tháng 3/1975
– Bến Hiên (huyện Hiên) Từ năm 1954 đến cuối năm 1962
– Bến Giằng (Nam Giang) Từ năm 1954 đến tháng 4/1965
– Hà Tân – Thượng Đức (huyện Đại Lộc) Từ tháng 4/1958 đến tháng 7/1974
– Phước Lâm (huyện Tiên Phước) Từ năm 1954 đến tháng 3/1975
– Tiên Phước (huyện Tiên Phước) Từ năm 1954 đến tháng 3/1975
– Hiệp Đức (huyện Hiệp Đức) Từ tháng 4/1958 đến tháng 2/1966
– Thành Mỹ Từ sau năm 1945
– Trao 9 (còn gọi là Prao thuộc huyện Hiên)
– Trung tâm Huấn chính Đình Trung Lộc 2
– Trung tâm Huấn chính Hý viện Trung Phước 2
– Chi khu Chợ Được Từ năm 1954 – 1960

– Liên khu 34 Vĩnh Huy Từ năm 1955 – 1957
– Khu 2 Kế Xuyên Từ năm 1955 – 1957
– Khu chính huấn Bến Đá Từ năm 1957 – 1959
– Trung tâm cải huấn Phó Giang Từ năm 1955 – 1959
– Khu chính huấn Tây Giang Từ năm 1957 – 1959
– Tiền hiền thôn Diên Phước Từ năm 1954 – 1956
– Hội trường xã Bình Tú Từ năm 1956 – 1959
– Nhà cổ Phước Thành Từ năm 1955 – 1957
– Khu Ba Gò Từ năm 1955 – 1957
– Đình làng Câu Từ năm 1955 – 1957
– Nhà thờ Trần Đặng Từ năm 1955 – 1957
– Nhà thờ Xã Khảo Từ năm 1955 – 1956
– Nhà Bà Hiên Từ năm 1955 – 1956
– Quận lỵ Duy Xuyên Từ năm 1945 – 1975
– Đình làng Cây đa Xuyên Mỹ 2
– Lô cốt Cầu Chìm 2
– Đình Thu Bồn 2
– Chùa Bà Giám 2
– Khu 3 Việt An Từ năm 1954 – 1960
– Sơn Mỹ – Hiệp Đức Từ năm 1958 – 1960
– Quận Thượng Đức 1
– Quận Đại Lộc 1
– Tiểu khu Hương An 2

– Nhà lao Quế Sơn 2
– Đồn lớn Phước Trạch Cửa Đại 1
– Ty cảnh sát Quảng Nam 2
– Trung tâm thẩm vấn Quảng Nam 2
– Chi Công an quận Tam Kỳ 2
– Nhà lao quận Tam Kỳ 2
– Hội đồng Châu Thành Tam Kỳ 2
– Ấp Nam Tam Thái 2
– Đình Phương Hòa, xã Kỳ Hương 2
– Trụ sở xã Kỳ Phú 2
– Khu Trung, xã Kỳ Phú 2
– Ấp Tây, xã Kỳ Anh 2
– Ấp Nam, xã Kỳ Anh 2
– Trụ sở xã Kỳ Anh 2
– Trụ sở xã Kỳ Phong 2
– Nhà giam Phước Lâm 2

43

Quảng Ngãi – Nhà tù Quảng Ngãi 1,2
– Khu an trí Ba Tơ 1
– Khu an trí Di Lăng 1
– Nhà tù Quảng Ngãi 1,2
– Chi khu Bình Sơn Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975
– Chi khu Sơn Tịnh Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975
– Chi khu Tư Nghĩa Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

– Chi khu Nghĩa Hành Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975
– Chi khu Trà Bồng Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975
– Chi khu Sơn Hà Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975
– Chi khu Mộ Đức Tháng 5 năm 1955 đến tháng 3 năm 1975
– Chi khu Đức Phổ Tháng 5 năm 1955 đến tháng 3 năm 1975
– Chi khu Ba Tơ Tháng 5 năm 1955 đến năm 1972
– Chi khu Minh Long Tháng 10 năm 1954 đến năm 1972
– Trại an trí Trà Khê 1,2
– Ty cảnh sát (công an) tỉnh Quảng Ngãi 1,2
– Trung tâm cải huấn tỉnh Quảng Ngãi 1,2
– Trung tâm thẩm vấn tỉnh Quảng Ngãi 1,2
– Sở đèn pha Lý Sơn 1
– An Trí Trà Bồng 1

44

Quảng Ninh

 

– Nhà tù ở tỉnh Quảng Yên cũ (nay là thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng)
– Nhà tù Khe tù (nay thuộc Phố Long Tiên, thị xã Tiên Yên, huyện Tiên Yên)
– Nhà giam Hòn Gai (nay thuộc phường Hòn Gai, thành phố Hạ Long)
– Nhà tạm giam ở huyện Móng Cái, tỉnh Hải Ninh cũ (nay là thị xã Móng Cái)
– Nhà giam ở Đồn Cao (Đồn Đen) ở thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà
– Nhà giam ở Đồn Cao nay thuộc huyện Đông Triều

45

Quảng Trị – Nhà đày Lao Bảo Từ năm 1896 – 1945
– Nhà lao Quảng Trị 1,2
– Ty Cảnh sát Quảng Trị 1,2
– Trại giam ở quận, lỵ, các huyện: Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Cam Lộ, Hương Hóa, Đông Hà 1,2
– Trại giam quận lỵ Trung Lương (huyện Gio Linh) 2
– Trại giam Ba Lòng đóng tại huyện ĐaKrông 2
– Trại giam Chi khu Mai Lĩnh (huyện Hải Lăng) 2

46

Sóc Trăng – Khám lớn tỉnh Ba Xuyên 1,2
– Trại giam Tiểu khu Ba Xuyên 2
– Trung tâm thẩm vấn Mỹ tỉnh Ba Xuyên 2
– Ty Cảnh sát tỉnh Ba Xuyên 2
– Nhà giam Chi Cảnh sát huyện Long Phú 2
– Nhà giam Chi cảnh sát huyện Lịch Hội Thượng (nay thuộc huyện Long Phú) 2
– Phòng điều tra và nhà giam Chi khu quận Mỹ Tú 2
– Chi khu quận Bảy Xàu 2
– Chi khu Cổ Cò (quận Hòa Tú) 2
– Nhà giam Chi khu Ngã Năm (quận Ngã Năm) 2
– Nhà giam Chi khu Phú Lộc (quận Phú Lộc) 2
– Nhà giam Ban Hai và Chi Cảnh sát quận Kế Sách 2 2
– Nhà giam Ban Hai và Chi cảnh sát quận Phong Thuận 2
– Nhà giam Ban Hai và Chi cảnh sát quận Vĩnh Châu 2

47

Sơn La – Nhà tù Sơn La

48

Tây Ninh – Khám đường Tây Ninh
– Nhà tù “Nhàn du Khách sạn”

49

Thái Bình – Nhà tù Thái Bình Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống Pháp

50

Thái Nguyên

 

– Nhà tù Chợ Chu (Thị trấn Chợ Chu huyện Định hóa)
– Trại giam Căng Bá Vân (nay là P. Trưng Vương, TP Thái Nguyên)
– Nhà lao Thái Nguyên (nay là phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên)

51

Thanh Hóa – Nhà tù Thanh Hóa Trước Cách mạng tháng 8/1945 và trong kháng chiến chống Pháp
– Nhà lao tỉnh
– Nhà lao Bái Thượng (Thọ Xuân)
– Trại an trí Sầm Sơn

52

Thừa Thiên Huế

 

– Nhà lao Thừa Phủ 1,2
– Ngục giam Chín hầm 1,2
– Nhà lao Tòa Khâm 1
– Tiểu khu Thừa Thiên 2
– Nhà giam Ty Cảnh sát ngụy 2
– Các chi khu, quận, huyện (ngụy) Nam Hòa, Hương Trà, Phong Điền, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc

– Nhà lao Mang Cá
– Chi khu các quận Quảng Điền, Vinh Lộc, Hương Điền, Phú Thứ
– Phòng nhì Mật thám Pháp
– Trung tâm cải huấn Thừa Thiên
– Trung tâm cải huấn Thanh Tân
– Lao Khê Lê, Lao Nam Đông sát nhập Lao tạm Dương Hòa
– Lao Đá Liếp – Dương Hòa
– Ty thẩm vấn Thừa Thiên
– Phòng II An ninh Quân đội – Tiểu khu Thừa Thiên
– Phòng II An ninh Quân đội cấp Lữ đoàn, Sư đoàn
– Lao xá Công an Thừa Thiên (Nhà lao Công an) 1,2
– Nhà lao Tàng Thơ 2
– Căng An Trí La Hy (nhà tù La Hy) 1
– Căng An Trí Phú Bài 1
– Căng An Trí Phong Điền 1
– Trại tập trung quản thúc ở Phong Điền 1
– Trại tập trung quản thúc ở Phú Lộc 1,2
– Trại tập trung quản thúc ở Quảng Điền 1,2
– Nhà Lao Hộ Thành 1
– Trại Giam ấp 5 của Mỹ căn cứ Phú Bài 1,2
– Phòng giam đặc biệt tại huyện lỵ Phú Vang cũ 1,2

– Đồn Địa Linh 1,2
– Đồn Thanh Phước 1,2
– Đồn Phò Trạch 1,2
– Đồn Lính Khố Xanh 1,2
– Đồn Tòa Khâm cũ 1,2
– Bốt cảnh sát Huế 1,2
– Trại an trí Oasis, Thừa Thiên

53

Tiền Giang – Khám số 7 Từ năm 1930 – 1954
– Khám lớn Mỹ Tho (Sau tháng 7 năm 1954 đổi tên là Khám đường Mỹ Tho) Từ năm 1930 – 1975
– Trung tâm cải huấn Định Tường Từ năm 1960 – 1975
– Trại giam tù binh Đồng Tâm Từ năm 1967 – 1975
– Nhà giam Cây Khế Từ năm 1954 – 1975
– Ty thẩm vấn Định Tường Từ năm 1930 – 1975
– Nhà giam Mãnh Hổ Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam Bến Tranh Từ năm 1930 – 1965
– Nhà giam Tân Hiệp Từ năm 1965 – 1975
– Nhà giam Chi khu Châu Thành Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam Chi khu Long Định Từ năm 1954 – 1961
– Nhà giam Chi khu Sầm Giang Từ năm 1965 – 1975
– Nhà giam Chi khu Cai Lậy Từ năm 1930 – 1975
– Nhà giam Chi khu Cái Bè Từ năm 1930 – 1975
– Nhà giam Chi khu Giáo Đức Từ năm 1961 – 1965

– Nhà giam Chi khu Chợ Gạo Từ năm 1930 – 1975
– Khám Gò Công (Sau năm 1954 đổi thành Khám lớn Gò Công) Từ năm 1930 – 1975
– Khám tối – Ty thẩm vấn Gò Công Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam Hòa Đồng (Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 4 năm 1975 đổi thành nhà giam Chi khu Hòa Đồng) Từ năm 1930 – 1975
– Nhà giam Chi khu Hòa Bình Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam Chi khu Hòa Lạc Từ năm 1954 – 1975
– Nhà giam Chi khu Hòa Tân Từ năm 1954 – 1975

54

Trà Vinh

 

– Trung tâm cải huấn Vĩnh Bình (gồm phòng số 2, 4, 6, 7, 8, 10)
– Trại giam tù binh Nhà máy Đông Thăng
– Trại giam Ty Công an tỉnh
– Trại giam Kho dầu Cầu Ngang
– Trại giam Càng Long
– Trại giam Tiểu Cần
– Trại giam Trà Cú
– Trại giam cầu Kè
– Khám tù chính trị khu vực nhà máy cơ khí Trà Vinh
– Trung tâm thẩm vấn cảnh sát đặc biệt tỉnh Trà Vinh
– Trung tâm thẩm vấn Ty An ninh quân đội tỉnh Trà Vinh

55

Tuyên Quang – Nhà Pha Tuyên Quang

56

Vĩnh Long – Khám lớn Vĩnh Long 1,2
– Khám Tam Cần 1,2
– Trại giam tù binh (trại Hoa Lư) 1
– Trại giam Cái Vồn 1,2
– Nhà giam Quận Mới 2
– Khám đá 2
– Nhà giam Mai Phốp 1
– Nhà giam Cái Nhum 1,2
– Nhà giam Tam Bình 1,2
– Nhà giam Ba Càng 2
– Nhà giam Thầy Phó 2
– Nhà giam Trà Ôn 2
– Nhà giam Bình Minh 2
– Nhà giam Trợ Lách 2
– Khám Bót Chùa thuộc ấp An Điền, Trung Hiếu, Vũng Liêm, Vĩnh Long
– Khám chẹt, Vĩnh Long
– Khám Vũng Liêm, Vĩnh Long
– Phòng giam nằm trong Chi Cảnh sát Vĩnh Long

57

Vĩnh Phúc – Căng Vĩnh Yên (Thành Đỏ) 1
– Căng Phúc Yên (Thành Trắng)

58

Yên Bái – Nhà tù cấp tỉnh đặt tại thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái) 1
– Nhà tù cấp Đông Dương còn gọi là “Căng” Nghĩa Lộ đặt tại Châu Văn Chấn (nay thuộc thị xã Nghĩa Lộ) 1

Chiến trường Miền Nam Việt Nam

 

– Trại giam Vùng 3 chiến thuật/Ngụy
– Trại giam Vùng 4 chiến thuật/Ngụy
– Trại giam Biệt khu 44/Quân khu 4/Ngụy
– Trung tâm thẩm vấn Quân đoàn 1/Quân khu 1/Ngụy
– Trung tâm thẩm vấn Quân đoàn 2/Quân khu 2/Ngụy
– Trung tâm thẩm vấn Quân đoàn 3/Quân khu 3/Ngụy
– Trung tâm thẩm vấn Quân đoàn 4/Quân khu 4/Ngụy
– Trại giam Bình Đức/Mỹ Tho

 

Mẫu 1

QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ/TẠM ĐÌNH CHỈ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG HOẶC THÂN NHÂN NGƯỜI CÓ CÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng)

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ….
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

…………, ngày…. tháng… năm…..

Số:…../…..

 

Số hồ sơ:………….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ/tạm đình chỉ chế độ ưu đãi đối với người có công hoặc thân nhân người có công

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Người có công,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Đình chỉ/ tạm đình chỉ chế độ ưu đãi đối với:

Ông (bà)…………………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày…….. tháng…….. năm……… Nam/Nữ:…………….

Nguyên quán:……………………………………………………………………………………………………

Trú quán:…………………………………………………………………………………………………………

Là…..(*)…………

Lý do:……………………………………………………………………………………………………………..

Thời điểm đình chỉ/tạm đình chỉ chế độ ưu đãi:………………………………………………………..

Điều 2. Các ông (bà) Trưởng phòng Người có công, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội……………… và ông (bà)…………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như điều 2;
– Cục NCC, Bộ LĐTBXH;
– ….;
– Lưu.

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

Họ và tên

Ghi chú: (*) Ghi rõ diện đối tượng người có công hoặc thân nhân

Mẫu 2

QUYẾT ĐỊNH KHÔI PHỤC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG HOẶC THÂN NHÂN NGƯỜI CÓ CÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng)

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ….
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

…………, ngày… tháng… năm…..

Số:…../…..

 

Số hồ sơ:………….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc khôi phục chế độ ưu đãi đối với người có công hoặc thân nhân người có công

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Người có công,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Khôi phục chế độ ưu đãi đối với:

Ông (bà)………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày…….. tháng……… năm…………. Nam/Nữ:……………….

Nguyên quán:……………………………………………………………………………………………………………………..

Trú quán:……………………………………………………………………………………………………………………………

Là…..(*)…………

Lý do:……………………………………………………………………………………………………………………………….

Thời điểm khôi phục chế độ ưu đãi:………………………………………………

Điều 2. Các ông (bà) Trưởng phòng Người có công, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội……….. và ông (bà)…………………. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như điều 2;
– Cục NCC, Bộ LĐTBXH;
– ….;
– Lưu .

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

Họ và tên

Ghi chú: (*) Ghi rõ diện đối tượng người có công hoặc thân nhân

 

Mẫu 3

BẢN KHAI CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Thân nhân của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế/người có công giúp đỡ cách mạng

1. Phần khai về người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế/ người có công giúp đỡ cách mạng

Họ và tên:………………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày……… tháng……….. năm………… Nam/Nữ:……………….

Nguyên quán:…………………………………………………………………………………………………..

Đã chết ngày……. tháng…… năm…….

Thời gian tham gia kháng chiến:…………. năm

Được Nhà nước tặng:………………………………………………………………………………………..

Theo Quyết định số……………………. ngày……. tháng…… năm…… của………………………

2. Phần khai của thân nhân

Họ và tên:………………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày……….. tháng……… năm………………….. Nam/Nữ:…………….

Nguyên quán:…………………………………………………………………………………………………..

Trú quán:…………………………………………………………………………………………………………

Là….(*)….. của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế/người có công giúp đỡ cách mạng.

 

…. ngày… tháng… năm…

Xác nhận của xã, phường………………

Ông (bà)…………………………. hiện cư trú tại……………………………………

TM. UBND
(Ký tên, đóng dấu)

Họ và tên

…. ngày… tháng… năm…
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú: (*) Ghi rõ mối quan hệ với người có công: cha, mẹ, vợ (chồng) hoặc con (ghi rõ con đẻ, con nuôi hoặc con ngoài giá thú).

 

Mẫu 4

QUYẾT ĐỊNH TRỢ CẤP MỘT LẦN
(Ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng)

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ….
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——–

Số:…../…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

…., ngày… tháng… năm…..

Số hồ sơ:………….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế/người có công giúp đỡ cách mạng

 GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Căn cứ Nghị định số…/NĐ-CP ngày… tháng… năm… của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Người có công,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Trợ cấp một lần đối với:

Ông (bà)………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày…….. tháng………. năm……………. Nam/Nữ:…………….

Nguyên quán:……………………………………………………………………………………………………

Trú quán:…………………………………………………………………………………………………………

Là…..(*)………… của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế/người có công giúp đỡ cách mạng.

Họ và tên người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế/người có công giúp đỡ cách mạng:………………………………………………………………………………………………………

Nguyên quán:……………………………………………………………………………………………………

Đã chết ngày……. tháng……. năm……..

2. Mức trợ cấp:……………………………………………………………………………………….. đồng.

(Bằng chữ:………………………………………………………………………………………………………)

Điều 2. Các ông (bà) Trưởng phòng Người có công, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội………….. và ông (bà)……………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như điều 2;
– Cục NCC, Bộ LĐTBXH;
– ….;
– Lưu .

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

Họ và tên

Ghi chú: (*) Ghi rõ mối quan hệ với người có công: cha, mẹ, vợ (chồng) hoặc con (ghi rõ con đẻ, con nuôi hoặc con ngoài giá thú)

 

Mẫu 5

BẢN KHAI BỔ SUNG TÌNH HÌNH THÂN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

BẢN KHAI BỔ SUNG TÌNH HÌNH THÂN NHÂN TRONG HỒ SƠ LIỆT SĨ

Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

……………(1)……………………

Họ và tên người đề nghị:……………………………………………………………………………………

Nam/nữ:………………………

Sinh ngày……….. tháng…… năm…………..

Nguyên quán:……………………………………………………………………………………………………

Trú quán:………………………………………………………………………………………………………….

Quan hệ với liệt sĩ:…………………………………………………………………………………………….

I. Thông tin về liệt sĩ:

Họ và tên liệt sĩ:………………………………………………………………………………………………..

Nguyên quán:…………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ:………………………………………………………………………………………………………….

Hy sinh: ngày….. tháng….. năm……….

Bằng Tổ quốc ghi công số:……………. Quyết định số………. ngày……. tháng…. năm…..

Tình hình thân nhân ghi trong hồ sơ liệt sĩ:

…………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

II. Tình hình thân nhân đề nghị bổ sung:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Mối quan hệ với liệt sĩ

Chỗ ở hiện nay

(nếu chết ghi rõ thời gian)

Hoàn cảnh hiện tại

1

2

Các giấy tờ kèm theo có liên quan đến việc bổ sung tình hình thân nhân:

…………………………………………………………………………………………………………………………….

 

…, ngày… tháng… năm…

…, ngày… tháng… năm…

Xác nhận của xã, phường………………….

Ông (bà)………………………… hiện cư trú tại…………………………………………………..

Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ và tên)

TM.UBND
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên

 

Ghi chú:

 (1): Nơi trực tiếp thực hiện chế độ


[1] Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2018 có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,”

Thông tư số 02/2019/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 9 Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 02 năm 2019 có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Người có công,

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng,”

[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 02/2019/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 02 năm 2019.

[3] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2018.

[4] Điều 11 Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2018 quy định như sau:

“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 12 năm 2018.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp”.

Điều 2 của Thông tư số 02/2019/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 02 năm 2019 quy định như sau:

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 02 năm 2019.

Danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù trong các thời kỳ kháng chiến tại Điều 1 Thông tư này thay thế Phụ lục I “Danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù trong các thời kỳ kháng chiến” ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết”.

VĂN BẢN HỢP NHẤT 3973/VBHN-BLĐTBXH NĂM 2020 HỢP NHẤT THÔNG TƯ VỀ HƯỚNG DẪN NỘI DUNG XÁC NHẬN VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 3973/VBHN-BLĐTBXH Ngày hiệu lực 09/10/2020
Loại văn bản Văn bản hợp nhất Ngày đăng công báo 30/10/2020
Lĩnh vực Văn hóa
Ngày ban hành 09/10/2020
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản