67. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao

Posted on

Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao được cấp Giấy chứng nhận. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Luật Khoa học và công nghệ 2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP, Thông tư 27/2013/TT-BKHCN

1. Một số khái niệm cơ bản

Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ  cơ sở vật chất – kỹ thuật của tổ chức khoa học và công nghệ; hệ thống chuẩn đo lường, phòng thí nghiệm trọng điểm; khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hạ tầng thông tin, thống kê khoa học và công nghệ (khoản 15 Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ 2013)

Giấy chứng nhận là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở ươm tạo công nghệ cao đáp ứng các quy định (khoản 1 Điều 3 Thông tư 27/2013/TT-BKHCN)

2. Điều kiện đối với cơ sở ươm tạo công nghệ cao

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu Cấp giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư 27/2013/TT-BKHCN như sau:

– Công nghệ được ươm tạo trong cơ sở ươm tạo công nghệ cao phải thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

– Doanh nghiệp được ươm tạo trong cơ sở ươm tạo công nghệ cao là doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Hạ tầng kỹ thuật

  • Có địa điểm đặt trụ sở gắn kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu như trường đại học, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao;
  • Có diện tích đảm bảo đủ cung cấp cho ít nhất 10 dự án ươm tạo đồng thời;
  • Phòng thí nghiệm, phòng sản xuất thử nghiệm được trang bị các thiết bị thiết yếu đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm. Khuyến khích phòng thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007;
  • Phòng hội thảo có sức chứa tối thiểu 25 người, được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phù hợp sử dụng tổ chức các hội thảo trong nước và quốc tế, cũng như sử dụng làm phòng họp, làm việc nhóm;
  • Có dịch vụ tra cứu cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế, gắn kết với các địa chỉ tra cứu cơ sở dữ liệu như VISTA của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia;
  • Có các thiết bị văn phòng dùng chung.

Đội ngũ quản lý

  • chứng chỉ đào tạo về quản lý ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, quản lý khoa học và công nghệ;
  • kinh nghiệm về quản lý liên quan đến hoạt động ươm tạo.

Đội ngũ chuyên gia tư vấn

ít nhất 01 chuyên gia tư vấn có hợp đồng tư vấn dài hạn với cơ sở ươm tạo công nghệ cao trong mỗi lĩnh vực công nghệ ươm tạo, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing. Chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Trình độ chuyên môn: Có chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực tham gia tư vấn và đạt trình độ đại học trở lên, sử dụng thành thạo các công cụ phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực tư vấn;
  • kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn;
  • Ưu tiên các chuyên gia trong cơ sở dữ liệu chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ; khuyến khích các chuyên gia tư vấn nước ngoài, chuyên gia người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Khả năng liên kết với các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo phục vụ hoạt động ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

– Có kế hoạch kinh doanh phát triển cơ sở ươm tạo công nghệ cao.

Lưu ý: 

Bên cạnh các điều kiện được quy định như trên, thì còn phải đáp ứng các quy định khác như sau (khoản 8 Điều 2 Thông tư 27/2013/TT-BKHCN):

– Có chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008;

– Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của cơ sở ươm tạo công nghệ cao. Khuyến khích cơ sở ươm tạo công nghệ cao đáp ứng các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2010 về hệ thống quản lý môi trường;

– Khuyến khích cơ sở ươm tạo công nghệ cao đáp ứng các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 27001:2009 về hệ thống quản lý an toàn thông tin.

3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

Tổ chức, cá nhân khi đáp ứng điều kiện muốn cấp Giấy chứng nhận phải nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền và theo quy định tại Điều 4 Thông tư 27/2013/TT-BKHCN thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết gồm:

Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao và doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Văn phòng Chứng nhận) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận.

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận.

Lưu ý: 

– Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết (khoản 5 Điều 6 Thông tư 27/2013/TT-BKHCN).

 Giấy chứng nhận có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp iều 8 Thông tư 27/2013/TT-BKHCN).

4. Thu hồi Giấy chứng nhận

Khi tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận nhưng nếu rơi vào trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 27/2013/TT-BKHCN thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận cụ thể:

– Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận, cơ sở ươm tạo công nghệ cao không hoạt động;

– Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

– Vi phạm một trong các hành vi bị nghiêm cấm;

– Trong quá trình hoạt động, tổ chức, cá nhân không đáp ứng các quy định của pháp luật về cơ sở ươm tạo công nghệ cao;

– Theo quyết định, đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.

Lưu ý: 

– Trường hợp các tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị thu hồi, truy thu hoặc bồi hoàn những hỗ trợ, ưu đãi đã được hưởng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận (khoản 1 Điều 7 Thông tư 27/2013/TT-BKHCN).

Kết luận: Tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao được cấp Giấy chứng nhận theo quy định Luật Khoa học và công nghệ 2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP, Thông tư 27/2013/TT-BKHCN

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao