24. Bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ
Bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ là thủ tục hành chính mà công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị Sở Nội vụ, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, , Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH.
1. Một số khái niệm cơ bản
Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ(khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14).
Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên. (khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14).
2. Điều kiện để xác định liệt sĩ
Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 sau đây:
– Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
– Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
– Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;
– Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị yết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;
– Mất tích trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i và k khoản này và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội; đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ.
– Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 23 của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 chết vì vết thương tái phát;
– Người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14.
3. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 bao gồm:
– Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
– Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
– Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;
Vợ hoặc chồng liệt sĩ.
– Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
– Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.
– Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
– Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
– Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
– Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
Trợ cấp tuất hằng tháng;
Bảo hiểm y tế.
– Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đáng hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.
– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết
– Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14.
Kết luận: Bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ là thủ tục hành chính mà công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị Sở Nội vụ, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện. Trình tự, thủ tục cụ thể quy định tại Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây: