1. Thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã đang có nhu cầu thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Luật phòng chống ma túy 2021, Nghị định 144/2021/NĐ-CP , Nghị định 140/2018/NĐ-CP, Nghị định 116/2021/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT. như sau:
1. Một số khái niệm cơ bản
Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. (khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống ma túy 2021)
Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. (khoản 2 Điều 2 Luật phòng chống ma túy 2021)
Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. (khoản 12 Điều 2 Luật phòng chống ma túy 2021)
2. Phạm vi cấp phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
Các tổ chức, cá nhân muốn được cấp phép hoạt động ma túy tự nguyện phải hoạt động theo một trong phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 116/2021/NĐ-CPnhư sau:
a) Tư vấn, hỗ trợ người nghiện ma túy xây dựng kế hoạch cai nghiện;
b) Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác cho người nghiện ma túy;
c) Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy;
d) Tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy.
3. Điều kiện cấp phép hoạt động cai nghiện ma túy
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 116/2021/NĐ-CP thì Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện (sau đây gọi tắt là cơ sở cai nghiện) khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp.
2. Có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của hoạt động cai nghiện ma túy theo quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 6 Nghị định này và điểm e Khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống ma túy. Trường hợp thuê cơ sở vật chất thì thời hạn thuê phải còn ít nhất 02 năm kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
3. Có trang thiết bị, phương tiện tối thiểu theo danh mục quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
4. Nhân sự làm việc tại cơ sở cai nghiện phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này. Người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở cai nghiện phải có trình độ từ đại học trở lên, đã được đào tạo, tập huấn về điều trị, cai nghiện ma túy hoặc có thời gian làm công tác cai nghiện, điều trị nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện từ 02 năm trở lên.
5. Có phương án tài chính bảo đảm duy trì các hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện.
3.1 Điều kiện hoạt động cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ
Căn cứ quy định tai Khoản 1, 2, 4 Điều 6 Nghị định 116/2021/NĐ-CP thì Cơ sở cai phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, tiếp cận cơ sở y tế; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt; có tường bao, biển tên cơ sở.
Cơ sở vật chất
a) Diện tích đất tự nhiên cho 01 đối tượng: 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi;
b) Diện tích phòng ở bình quân 06 m2/đối tượng; đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 08 m2/đối tượng.
Cơ cấu khối công trình của cơ sở cai nghiện gồm:
a) Khối hành chính, quản trị gồm: khu làm việc, hội trường, phòng ở của nhân viên;
b) Khối nhà ở của người cai nghiện: tổ chức các khu riêng biệt theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 35 Luật Phòng, chống ma túy;
c) Khối đơn vị chức năng gồm: y tế, giáo dục, trị liệu tâm lý, nhà thăm gặp thân nhân, khu vực lao động trị liệu, lao động sản xuất (nếu có);
d) Khu vực nhà ăn, bếp và kho;
đ) Sân chơi, tập thể thao phải có diện tích tối thiểu bằng 25% tổng diện tích sử dụng của cơ sở.
Ngoài ra cơ sở cai nghiện tự nguyện cần phải bố trí các khu hoặc phòng riêng khi tiếp nhận các đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhóm B theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, nữ giới; người có sự khác nhau giữa thực thể và giới tính ghi trong hồ sơ, lý lịch được quản lý tại phòng riêng trong khu vực theo giới tính biểu hiện trên thực thể học viên (điểm e Khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống ma túy 2021)
3.2 Điều kiện về nhân sự
Theo quy định tai Khoản 1 Điều 8 Nghị định 116/2021/NĐ-CP nhân viên của cơ sở cai nghiện phải có chuyên ngành đào tạo thuộc một trong các ngành nghề sau: y, dược, công tác xã hội, tâm lý, sư phạm, luật, kinh tế và các ngành nghề khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trong đó:
a) Có ít nhất một người chịu trách nhiệm, phụ trách một giai đoạn của quy trình cai nghiện tại Chương III Nghị định này, có trình độ chuyên môn phù hợp;
b) Người phụ trách y tế là y sĩ, bác sĩ, đã được đào tạo, tập huấn về xác định tình trạng nghiện, điều trị và cai nghiện ma túy.
4. Thay đổi giấy phép họat động cai nghiện ma túy
4.1 Điều kiện cấp lại giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 116/2021/NĐ-CP thì cơ sở cai nghiện đề nghị cấp lại giấy phép cai nghiện ma túy khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép bị mất, hỏng;
b) Cơ sở cai nghiện thay đổi người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật;
c) Thay đổi địa điểm trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
d) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động theo quy định
4.2 Hồ sơ đề nghị cấp lại
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 116/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 bản chính biên bản xác nhận giấy phép bị mất, hỏng theo Mẫu số 07 Phụ lục II Nghị định này của cơ sở cai nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này;
c) 01 bản lý lịch tóm tắt của người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở cai nghiện theo Mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định này, kèm theo các văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định này đối với trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này;
d) Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trụ sở mới theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định này đối với trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này;
đ) Báo cáo kết quả khắc phục việc đình chỉ hoạt động của cơ sở cai nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này theo Mẫu số 08 Phụ lục II Nghị định này
4.3 Trình tự thực hiện:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 116/2021/NĐ-CP thì cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc phương thức điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp gửi hồ sơ theo phương thức điện tử, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ bản gốc của hồ sơ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ;
-Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này và quyết định cấp lại giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thẩm quyền thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
Tổ chức cá nhân nếu muốn thay đổi giấy phép hoạt động cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện thì phải làm hồ sơ đề nghị gửi đến cơ quan có thẩm quyền và thẩm quyền giải quyết được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư liên tịch 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT thuộc về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
6. Xử phạt hành chính
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động.(khoản 7 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)