19. Cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận
Cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận là thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ về Cục Thú y – Bộ NN-PTNT để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT, Thông tư 283/2016/TT-BTC, Thông tư 285/2016/TT-BTC.
1. Khái niệm
Vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh (khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT).
Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là cơ sở chăn nuôi hoặc một xã, một phường, thị trấn (sau đây gọi là cơ sở chăn nuôi cấp xã) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh. (khoản 2 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
Đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn: Được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. (khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
2. Yêu cầu cần đáp ứng để vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT:
– Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
– Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
– Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
– Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25 và 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư này; các xã bao quanh tiếp giáp với vùng an toàn dịch bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
3. Bổ sung nội dung chứng nhận an toàn dịch bệnh
Căn cứ theo Điểm b khoản 1 Điều 46 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT, vùng, cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật có nhu cầu bổ sung thêm bệnh được chứng nhận an toàn dịch bệnh phải thực hiện quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này.
Căn cứ theo Điều 11, Điều 12 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT:
Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng
– Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
– Trường hợp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh có sử dụng vắc xin, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin phòng bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật thú y. Chi cục Thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin trên địa bàn.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định của Điều 12 của Thông tư này.
Yêu cầu về giám sát dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng
– Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện giám sát theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
– Chi cục Thú y xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn trên địa bàn, gửi và chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Cục Thú y, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật.
– Nội dung của chương trình giám sát dịch bệnh động vật bao gồm:
+ Hình thức giám sát: Giám sát lâm sàng, giám sát sau tiêm phòng hoặc giám sát phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đăng ký an toàn;
+ Phương pháp chọn mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu, tần suất lấy mẫu, xét nghiệm mẫu;
+ Thu thập, quản lý, phân tích thông tin, dữ liệu;
+ Các biện pháp xử lý kết quả giám sát.
– Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chi cục Thú y, Cục Thú y gửi văn bản cho ý kiến về chuyên môn đối với chương trình giám sát dịch bệnh động vật của địa phương.
Kết luận: Cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận là thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ về Cục Thú y – Bộ NN-PTNT để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: