14. Cấp/Cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung những nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động báo điện tử
Giấy phép hoạt động báo điện tử tùy từng thời điểm, nhu cầu mà nội dung ghi trong đó khác nhau. Vì vậy khi thay đổi nội dung đó thì tổ chức, cá nhân cần được cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung những nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động báo điện tử. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Báo chí 2016, Thông tư 41/2020/TT-BTTTT, Nghị định 119/2020/NĐ-CP.
1. Khái niệm
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Báo chí 2016 thì báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.
2. Cấp giấy phép
Những đối tượng được đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo điện tử được quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:
– Các đối tượng được thành lập cơ quan báo chí:
+ Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
+Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.
Và có đủ điều kiện theo quy định về cấp phép hoạt động được đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương.
– Cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin.
– Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản đặc san; cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan khác của nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở Việt và cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam chỉ được phép tiến hành sau khi có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Luật này và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam được đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san.
Thẩm quyền cấp giấy phép (Điều 3 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT)
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp:
a) Giấy phép hoạt động báo in;
b) Giấy phép hoạt động tạp chí in;
c) Giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí;
d) Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo in/hoạt động tạp chí in/xuất bản thêm ấn phẩm báo chí;
đ) Giấy phép hoạt động báo điện tử;
e) Giấy phép hoạt động tạp chí điện tử;
g) Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo điện tử/tạp chí điện tử;
h) Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử;
i) Giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử;
k) Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử/tạp chí in và tạp chí điện tử.
2. Cục trưởng Cục Báo chí cấp:
a) Giấy phép xuất bản phụ trương;
b) Giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử/tạp chí điện tử;
c) Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép xuất bản phụ trương/mở chuyên trang của báo điện tử/mở chuyên trang của tạp chí điện tử;
d) Giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức của trung ương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Giấy phép xuất bản đặc san.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền cấp giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Sửa đổi, bổ sung nội dung
Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí được quy định tại Điều 20 Luật Báo chí 2016 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 7 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT như sau:
1. Cơ quan báo chí thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Báo chí phải gửi văn bản thông báo đến Cục Báo chí và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền (đối với cơ quan báo chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
2. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;
b) Báo cáo đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích theo giấy phép của cơ quan báo chí (đối với trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích);
c) Mẫu trình bày tên gọi cơ quan báo chí (đối với trường hợp thay đổi tên gọi cơ quan báo chí), mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm báo chí (đối với trường hợp thay đổi tên gọi ấn phẩm báo chí), có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí; đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 của Thông tư này (đối với tạp chí in).
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp giấy phép (Mẫu số 14); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận việc thay đổi. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;
b) Mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm báo chí dự kiến thay đổi có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên gọi ấn phẩm báo chí).
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Xử phạt hành chính
Tại Điều 12 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về trình bày sản phẩm báo chí cụ thể như sau: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi trình bày trên trang nhất, bìa một đối với báo in, tạp chí in, trang chủ, các trang đối với báo điện tử, tạp chí điện tử có nội dung không phù hợp với nội dung của sản phẩm báo chí.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 119/2020/NĐ-CP phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động báo in, tạp chí in, báo nói, báo hình, báo điện tử, tạp chí điện tử không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định
Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Cấp/Cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung những nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động báo điện tử thì các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật Báo chí 2016, Thông tư 41/2020/TT-BTTTT, Nghị định 119/2020/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Cấp Giấy phép hoạt động báo điện tử
Cấp sửa đổi, bổ sung những nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động báo điện tử