24. Cấp/sửa đổi bổ sung/cấp lại/gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền

Posted on

Dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền được cơ quan thẩm quyền cấp phép mới hoạt động được. Dưới đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cung cấp các quy định, thủ tục cấp, sửa đổi bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép theo Nghị định 06/2016/NĐ-CPNghị định 119/2020/NĐ-CP.

1. Khái niệm

Dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền là dịch vụ do doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cung cấp cho người sử dụng dịch vụ có áp dụng biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát và ràng buộc điều kiện thu tín hiệu. (theo điểm b, khoản 2, Điều 4 Nghị định 06/2016/NĐ-CP)

2. Quyền và nghĩa vụ đơn vị cung cấp

Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có quyền:

– Được chủ động lựa chọn các kênh chương trình, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng để cung cấp trên các gói dịch vụ

– Được sử dụng thiết bị chuyên dụng để cài đặt tên, biểu tượng nhận dạng dịch vụ trên các kênh chương trình truyền hình của các gói dịch vụ phù hợp quy định.

– Được chủ động lựa chọn đơn vị có mạng viễn thông.

– Được áp dụng công nghệ kỹ thuật phù hợp với loại hình dịch vụ để cung cấp tính năng tùy chọn ngôn ngữ Tiếng Việt bằng âm thanh hoặc phụ đề do đơn vị được cấp Giấy phép biên tập chương trình, kênh chương trình nước ngoài thực hiện.

Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có nghĩa vụ:

– Chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý, quy định trong Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được cấp;

– Chấp hành chế độ báo cáo nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương theo quy định;

– Chấp hành các quy định về sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về viễn thông;

– Không được cung cấp, thử nghiệm cung cấp các kênh chương trình ngoài danh mục đã được cấp đăng ký trên dịch vụ dưới mọi hình thức;

– Không được mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền dưới mọi hình thức;

– Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền

Thời hạn cấp Giấy phép

Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có thời hạn hiệu lực tối đa trong 10 (mười) năm kể từ ngày cấp nhưng không vượt quá thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoặc văn bản thỏa thuận được thuê, sử dụng hạ tầng mạng viễn thông đối với dịch vụ quy định.

Sau thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày Giấy phép có hiệu lực, nếu doanh nghiệp được cấp Giấy phép không thực hiện việc cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền thì Giấy phép không còn giá trị. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi Giấy phép;

Nếu muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải thực hiện hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép(theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 06/2016/NĐ-CP)

4. Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép

Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép bao gồm: (theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 06/2016/NĐ-CP)

– Các trường hợp thay đổi về trung tâm thu phát, công nghệ kỹ thuật, loại hình dịch vụ.

– Thay đổi các nội dung khác ghi trong Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị kèm theo bản thuyết minh nội dung thay đổi.

– Các trường hợp thay đổi về địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chính thức thay đổi.

5. Gia hạn Giấy phép

Giấy phép gia hạn trong trường hợp: (theo khoản 6 Điều 12 Nghị định 06/2016/NĐ-CP)

– Trong 60 (sáu mươi) ngày trước ngày Giấy phép hết hiệu lực, doanh nghiệp muốn gia hạn Giấy phép phải gửi văn bản đề nghị gia hạn, nêu rõ thời hạn gia hạn kèm theo bản sao Giấy phép hoặc cung cấp số Giấy phép đã được cấp đến Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Giấy phép được gia hạn không quá 01 (một) lần và có hiệu lực không quá 05 (năm) năm nhưng không vượt quá thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoặc văn bản thỏa thuận được thuê, sử dụng hạ tầng mạng viễn thông đối với dịch vụ quy định.

6. Cấp lại Giấy phép

Trường hợp cấp lại giấy phép bao gồm:

Giấy phép hết hiệu lực hoặc gia hạn Giấy phép hết hiệu lực thì doanh nghiệp thực hiện hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép.

Giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng không còn sử dụng được.

(theo khoản 7 Điều 12 Nghị định 06/2016/NĐ-CP)

7. Xử phạt vi phạm hành chính

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép trong hoạt động báo chí;

b) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều 8 Nghị định này;

c) Hoạt động thông tin, báo chí mà không có giấy phép của Bộ Ngoại giao;

d) Xuất bản bản tin, đặc san không có giấy phép;

đ) Vi phạm các quy định về điều kiện thành lập Văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú của cơ quan báo chí;

e) Báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hoạt động báo chí, hoạt động liên quan đến báo chí không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

g) Cơ quan báo chí nước ngoài đặt văn phòng thường trú tại Việt Nam khi không có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 119/2020/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

– Cung cấp kênh chương trình trên dịch vụ truyền hình trả tiền nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký danh mục kênh chương trình;

– Cung cấp kênh chương trình, nội dung chương trình trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền nhưng không có thoả thuận bản quyền hợp pháp với đơn vị sở hữu nội dung.

(theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 119/2020/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền không có giấy phép. (theo Điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 119/2020/NĐ-CP)

Kết luận: Việc cấp, sửa đổi bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải tuân theo Nghị định 06/2016/NĐ-CPNghị định 119/2020/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây

Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền

Cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền

Gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền