2. Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên từ việc chia doanh nghiệp

Posted on

Chia doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp cùng với tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Theo đó, công ty bị chia sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình khi công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, như vậy sau khi chia doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký thành lập cho doanh nghiệp mới với Sở kế hoạch và đầu tư nới doanh nghiệp mới đặt trụ sở chính. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể các nội dung trên theo Luật doanh nghiệp 2020Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Quyết định 855/QĐ-BKHĐT như sau:

1. Chia doanh nghiệp

a) Đối tượng được chia doanh nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020 thì chỉ hai loại hình doanh nghiệp được chia doanh nghiệp là: CT TNHH và CTCP.

b) Các phương thức chia doanh nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020 thì có 03 phương thức chia doanh nghiệp như sau:

  • Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
  • Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;
  • Kết hợp cả hai trường hợp nêu trên.

c) Trình tự thực hiện

  • HĐTV, chủ sở hữu hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết chia công ty.
  • Thành viên, chủ sở hữu công ty của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Lưu ý: Theo khoản 2, 3, 4 Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020 thì khi tách doanh nghiệp cần chú ý các điểm sau:

  • Nghị quyết chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.
  • Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
  • Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới tương ứng theo từng phương thức chia doanh nghiệp.

2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp mới sau khi chia

Sau khi thông qua nghị quyết chia công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty mới có nghĩa vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. (Theo khoản 2 Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020).

Lưu ý: Theo Điều 198 Luật doanh nghiệp 2014 và Điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì khi thành lập doanh nghiệp mới doanh nghiệp cần chú ý các điểm sau:

Ngoài giấy tờ quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải có các giấy tờ sau đây:

+ Nghị quyết, quyết định về việc chia công ty

+ Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia công ty.

Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Kết luận: Khi công ty tách doanh nghiệp từ CT TNHH hoặc CTCP thì khi thực hiện cần đáng ứng các quy định tại Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020, Điều 25 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và yêu cầu tại thủ tục số 27 mục I Quyết định 855/QĐ-BKHĐT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Đăng ký thành lập CT TNHH hai thành viên trở lên từ việc chia doanh nghiệp