Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản
Thủ tục | Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản | |
Trình tự thực hiện | – Bước 1: 03 tháng trước thời điểm Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hết hiệu lực, cơ sở sản xuất thủy sản giống, nuôi trồng thủy sản có nhu cầu cấp lại nộp hồ sơ tới Chi cục Thú y.
– Bước 2: Chi cục Thú y tiến hành thẩm định hồ sơ và thành lập Đoàn kiểm tra (đối với trường hợp vùng, cơ sở chưa được đánh giá định kỳ hoặc đã đánh giá định kỳ nhưng thời gian quá 12 tháng). |
|
Cách thức thực hiện | – Trực tiếp
– Qua đường bưu điện – Gửi Email (trường hợp gửi hồ sơ qua email, sau khi hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Cơ quan thú y, chủ cơ sở nộp lại hồ sơ bản chính cho Cục Thú y). |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | * Thành phần hồ sơ:
– Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT); – Báo cáo kết quả hoạt động trong thời hạn ghi tại Giấy chứng nhận, gồm: Số lượng giống xuất, nhập tại cơ sở; sản lượng động vật thương phẩm xuất bán cho mỗi vụ, đợt trong năm; báo cáo kết quả hoạt động thú y tại cơ sở; – Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh tại cơ sở kèm bản sao kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm được chỉ định, Giấy chứng nhận kiểm dịch; – Kết quả đánh giá định kỳ (nếu có). * Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
|
Thời hạn giải quyết | – 07 ngày làm việc: đối với trường hợp cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 tháng
– 17 ngày: đối với trường hợp còn lại |
|
Đối tượng thực hiện | cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. | |
Cơ quan thực hiện | Chi cục Thú y/Chăn nuôi Thú y | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | – Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
– Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm. |
|
Lệ phí | – Lệ phí: 0 đồng
– Phí: 300.000 đồng |
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT); | |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | – Thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn, bao gồm cả việc thu mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 (một) năm/lần và gửi mẫu xét nghiệm bệnh tại Phòng thử nghiệm được chỉ định;
– Thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh tại cơ sở; – Báo cáo Cơ quan thú y những thay đổi liên quan đến nội dung được chứng nhận chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày có thay đổi. |
|
Cơ sở pháp lý | – Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT |
Số hồ sơ | BNN-288124 | Lĩnh vực | Chăn nuôi - thú y |
Cơ quan ban hành | Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |