14. Giải trình xử lý vi phạm hành chính

Giải trình xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020). Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung quy định về Giải trình xử lý vi phạm hành chính, thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020).

1. Khái niệm

Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Vi phạm hành chínhhành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nướckhông phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Các trường hợp tổ chức, cá nhân được quyền giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính

Theo Khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), các trường hợp sau được quyền thực hiện việc giải trình:

– Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.

Lưu ý: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình.

3. Giải trình bằng văn bản

Khoản 2 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), quy định về hình thức giải trình bằng văn bản như sau:

– Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

– Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Lưu ý: Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.

– Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.

4. Giải trình trực tiếp

Khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), quy định về hình thức giải trình trực tiếp như sau:

– Cá nhân, tổ chức, vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

– Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.

– Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý, tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, bình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.

– Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Kết luận: Trên đây là những quy định về Giải trình trong xử lý vi phạm hành chính mà Dữ Liệu Pháp Lý đã tổng hợp và phân tích.

Trình tự thủ tục và biểu mẫu xem tại đây

Giải trình trong xử lý vi phạm hành chính

Thủ tục Nội dung