Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
Thủ tục | Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh | |
Trình tự thực hiện |
Bước 1
Trước khi vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền
Bước 2
* Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định hoặc từ cơ sở thu gom, kinh doanh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh – Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại nơi nuôi giữ tạm thời; bể, ao ương con giống của các cơ sở nuôi trồng thủy sản; cơ sở thu gom, kinh doanh. – Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện kiểm dịch như sau: + Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản; + Kiểm tra lâm sàng; + Lấy mẫu kiểm tra các bệnh theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT; + Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo; + Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 55 của Luật thú y; + Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật thủy sản giống lên phương tiện vận chuyển; + Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, tên chủ hàng, nơi hàng đến, biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển vào 16 giờ 30 phút hàng ngày. – Trường hợp chỉ tiêu xét nghiệm bệnh dương tính, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản.
* Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát dịch bệnh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh – Cơ sở phải bảo đảm được công nhận an toàn dịch hoặc được giám sát dịch bệnh đối với các bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT. – Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau: + Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo; + Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của Luật thú y; + Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật thủy sản giống lên phương tiện vận chuyển; * Kiểm dịch động vật thủy sản thương phẩm xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh – Động vật thủy sản thương phẩm thu hoạch từ cơ sở nuôi không có dịch bệnh trong vùng công bố dịch, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch như sau: + Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản; + Kiểm tra lâm sàng; + Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh đối với động vật thủy sản thương phẩm cảm nhiễm với bệnh được công bố dịch theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT; – Động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch phải được chế biến (xử lý nhiệt hoặc tùy từng loại bệnh có thể áp dụng biện pháp xử lý cụ thể bảo đảm không để lây lan dịch bệnh) trước khi đưa ra khỏi vùng có công bố dịch. * Kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh – Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại cơ sở sơ chế, chế biến của chủ hàng. – Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch như sau: + Kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm động vật thủy sản; + Kiểm tra việc thực hiện các quy định về sơ chế, chế biến thủy sản trước khi đưa ra khỏi vùng công bố dịch; + Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản, cảm quan đối với sản phẩm động vật thủy sản; + Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo; + Thực hiện hoặc giám sát chủ hàng thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển; + Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm động vật thủy sản lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, bốc xếp hàng. Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
|
|
Cách thức thực hiện | Trực tiếp
Dịch vụ bưu chính |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | – Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT
Số lượng: 1 |
|
Thời hạn giải quyết | 1 Ngày làm việc | |
Đối tượng thực hiện | Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX) | |
Cơ quan thực hiện | Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy chứng nhận kiểm dịch, Giấy chứng nhận kiểm dịch | |
Lệ phí | Phí : (- Mục III Thông tư số 285/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y – Phụ lục II Biểu khung giá dịch vụ chân đoán thú y kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC) | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT | |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Không có thông tin | |
Cơ sở pháp lý | 26/2016/TT-BNNPTNT |
Số hồ sơ | 2.000873 | Lĩnh vực | Chăn nuôi - thú y |
Cơ quan ban hành | Bình Dương | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.