CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU GIỐNG THỦY SẢN

Cấp giấy phép nhập khẩu giống thủy sảnSau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Luật Thủy sản 2017Nghị định 26/2019/NĐ-CPNghị định 42/2019/NĐ-CP.

1 Một số khái niệm cơ bản:

Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. (khoản 9 Điều 3 Luật Thủy sản 2017)

2 Cấp giấy phép nhập khẩu giống thủy sản

2.1. Điều kiện:

– Giống thủy sản nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo quy định của Điều 18 Nghị định 26/2019/NĐ-CP

Lưu ý: Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau: Giống thủy sản nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm (Điều 18 Nghị định 26/2019/NĐ-CP)

– Giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;

– Phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép trường hợp không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm trường hợp nhập khẩu giống thủy sản và. (khoản 1,2 Điều 27 Luật Thủy sản 2017 sửa đổi bởi Nghị định 26/2019/NĐ-CP)

2.2. Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ được chuẩn bị theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

2.3. Trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản:

– Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân; trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

– Tổng cục Thủy sản thực hiện giám sát hoặc có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thực hiện giám sát. (khoản 3 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP)

Lưu ý: Khi phát hiện giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu. (khoản 4 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP)

3 Xử lí vi phạm hành chính:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng, trường hợp không đủ điều kiện để thả lại môi trường sống của chúng thì tiêu hủy. (Điều 11 Nghị định 42/2019/NĐ-CP)

Kết luận: Cơ sở sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu giống thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản 2017Nghị định 26/2019/NĐ-CPNghị định 42/2019/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp giấy phép nhập khẩu giống thủy sản

Liên quan