1. Đăng ký liên hiệp hợp tác xã

Posted on

Đăng ký liên hiệp hợp tác xã là một thủ tục quan trọng và cần thiết khi muốn thành lập liên hiệp hợp tác xã. Sau đây, Dữ liêu Pháp lý sẽ cụ thể nội dung về Đăng ký liên hiệp hợp tác xã theo Luật hợp tác xã 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, Quyết định số 1038/QĐ-BKHĐT như sau:

1. Định nghĩa:

Theo Khoản 2, Điều 3, Luật Hợp tác xã 2012: “Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.”

2. Những vấn đề cần chuẩn bị trước khi thành lập liên hiệp hợp tác xã:

2.1 Tên liên hiệp hợp tác xã (Điều 22, Luật Hợp tác xã 2012):

– Không trái với quy định của pháp luật;

– Phải được viết bằng tiếng Việt,  có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “Liên hiệp hợp tác xã”;

Lưu ý:Những điều cấm trong đặt tên liên hiệp hợp tác xã (Điều 8, Nghị định 193/2013/NĐ-CP)

– Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đầy đủ hoặc tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác đã đăng ký trong phạm vi cả nước.

– Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Sử dụng tên danh nhân, từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2.2 Trụ sở chính (Điều 26, Luật Hợp tác xã 2012):

Trụ sở chính của liên hiệp hợp tác xã là địa điểm giao dịch của liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

2.3 Điều lệ Hợp tác xã :

Nội dung cơ bản của Điều lệ Hợp tác xã được quy định tại Điều 21, Luật Hợp tác xã 2012

– Tên gọi, địa chỉ trụ sở chính; biểu tượng (nếu có).

– Mục tiêu hoạt động.

– Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.

– Đối tượng, điều kiện, thủ tục kết nạp, thủ tục chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên; biện pháp xử lý đối với thành viên, hợp tác xã thành viên nợ quá hạn.

– Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá trị tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ mà thành viên, hợp tác xã thành viên phải sử dụng; thời gian liên tục không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không quá 03 năm; thời gian liên tục không làm việc cho hợp tác xã đối với hợp tác xã tạo việc làm nhưng không quá 02 năm.

– Quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; thể thức bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; bộ phận giúp việc cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Số lượng thành viên, cơ cấu và nhiệm kỳ của hội đồng quản trị, ban kiểm soát; trường hợp thành viên hội đồng quản trị đồng thời làm giám đốc (tổng giám đốc).

– Trình tự, thủ tục tiến hành đại hội thành viên và thông qua quyết định tại đại hội thành viên; tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên.

– Vốn điều lệ, mức vốn góp tối thiểu, hình thức góp vốn và thời hạn góp vốn; trả lại vốn góp; tăng, giảm vốn điều lệ.

– Việc cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp.

– Nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, giữa liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên bao gồm nghĩa vụ cung ứng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá và phương thức thanh toán sản phẩm, dịch vụ. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã và thành viên là nội dung hợp đồng lao động giữa hợp tác xã và thành viên.

– Việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên ra thị trường.

– Tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên ra thị trường cho từng lĩnh vực, loại hình theo quy định của Chính phủ.

– Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết; thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Lập quỹ; tỷ lệ trích lập quỹ; tỷ lệ, phương thức phân phối thu nhập.

– Quản lý tài chính, sử dụng và xử lý tài sản, vốn, quỹ và các khoản lỗ; các loại tài sản không chia.

– Nguyên tắc trả thù lao cho thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; nguyên tắc trả tiền lương, tiền công cho người điều hành, người lao động.

– Xử lý vi phạm điều lệ và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

– Sửa đổi, bổ sung điều lệ.

– Các nội dung khác do đại hội thành viên quyết định nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.3 Phương án sản xuất kinh doanh:

2.4 Danh sách hợp tác xã thành viên;

2.5 Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

2.6 Nghị quyết Hội nghị thành lập (Điều 20, Luật Hợp tác xã 2012):

Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung  sau:

– Phương án sản xuất, kinh doanh;

– Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);

– Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

– Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Lưu ý: Nghị quyết của Hội nghị thành lập về những nội dung trên phải được biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.

2.7 Điều kiện trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã:

Căn cứ theo Điều 13, Luật Hợp tác xã 2012 thì Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;

– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;

– Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;

– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

3. Về vốn góp: Quy định tại Điều 17, Luật Hợp tác xã 2012

Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.

Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

Kết luận: Khi muốn thành lập liên hiệp hợp tác xã thì các thành viên phải thực hiện thủ tục đăng ký liên hiệp hợp tác xã với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính. Khi thực hiện, cá nhân, tổ chức cần xem quy định tại Luật Hợp tác xã 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự hồ sơ, xem tại đây:

Đăng ký liên hiệp hợp tác xã