10. Hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại
Trong trường hợp hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại thì cần phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa những nôi dung trên theo Luật Hải quan 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2018/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 14/2021/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC.
1. Một số khái niệm liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì:
– Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
– Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
– Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
2. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
– Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
– Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
– Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
– Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì:
– Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập nêu trên, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
– Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
– Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:
+ Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;
+ Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.
– Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp nêu tại Khoản 7 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại Khoản 5 Điều này để xử lý thuế theo quy định.
Kết luận: Khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại, cần tuân thủ theo quy định tại Luật Hải quan 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP và một số văn bản khác liên quan.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại