9. Hải quan đối với hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả lại cho khách hàng nước ngoài, tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan
Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả lại cho khách hàng nước ngoài, tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan thì cần phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể những nôi dung trên theo Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Hải quan 2014, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2018/NĐ-CP, Nghị định 165/2018/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC.
1. Một số khái niệm liên quan.
– Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì:
+ Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
+ Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
+ Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
2. Hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP) thì các hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm:
– Tái xuất để trả cho khách hàng;
– Tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan.
+ Tại Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định: “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.”.
Lưu ý:
– Tại Khoản 3 Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP có quy định: “Trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục xuất khẩu, cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan và quyết định việc thông quan theo quy định.”.
– Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP) thì: “Trường hợp hàng hóa (trừ ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo công ước cấm vũ khí hóa học) chưa làm thủ tục nhập khẩu hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, đang nằm trong khu vực giám sát hải quan nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) hoặc hàng hóa buộc tái xuất theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang được lưu giữ tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập.”.
Kết luận: Khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả lại cho khách hàng nước ngoài, tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan, cần phải tuân thủ theo quy định tại Luật Hải quan 2014, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2018/NĐ-CP và một số văn bản khác liên quan.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: