14. Công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân
Việc kiểm soát hạt nhân là công việc vô cùng quan trọng và đòi hỏi nhiều yếu tố. trong trường hợp hạt nhân không còn hay không còn đủ gây nguy hiểm thực hiện thủ tục công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung trên theo quy định tại Luật năng lượng nguyên tử, Thông tư 02/2011/TT-BKHCN, Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg.
1. Một số khái niệm cơ bản
Năng lượng nguyên tử là năng lượng được giải phóng trong quá trình biến đổi hạt nhân bao gồm năng lượng phân hạch, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng do phân rã chất phóng xạ; là năng lượng sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất và năng lượng các hạt được gia tốc (khoản 1 Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử).
Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ; thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ; sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. (khoản 2 Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử)
Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ (Khoản 8 Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử)
Vật liệu hạt nhân nguồn là một trong các vật liệu sau đây: urani, thori dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng; urani chứa thành phần đồng vị urani 235 ít hơn urani trong tự nhiên; các quặng chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng; các hợp chất của thori và urani khác chưa đủ hàm lượng để được xác định là vật liệu hạt nhân. (Khoản 15 Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử).
Vật liệu hạt nhân là vật liệu có khả năng phân hạch bao gồm plutoni có hàm lượng đồng vị plutoni 238 không lớn hơn 80%, urani 233, urani đã làm giàu đồng vị urani 235 hoặc đồng vị urani 233, urani có thành phần đồng vị như trong tự nhiên trừ urani dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng. (Khoản 16 Điều 3 Luật năng lượng hạt nhân)
2. Nguyên tắc kiểm soát hạt nhân
Nguyên tắc kiểm soát hạt nhân được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2011/TT-BKHCN như sau:
– Hoạt động kiểm soát hạt nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.Điều kiện được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân
– Hoạt động kiểm soát hạt nhân phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, chặt chẽ.
– Hoạt động kiểm soát hạt nhân không được gây cản trở đến hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân
Lưu ý:
Những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm (Điều 5 Thông tư 02/2011/TT-BKHCN):
– Tiếp cận, chiếm giữ, mua, bán, sở hữu, sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, sử dụng bất hợp pháp vật liệu và thiết bị chịu sự kiểm soát hạt nhân.
– Từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch liên quan đến việc sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn; vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân theo quy định của Quy chế này.
– Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hợp pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân
3.1. Cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân bao gồm (khoản 1 Điều 6 Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg):
– Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; nhà máy điện hạt nhân; cơ sở làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân; cơ sở tái chế, lưu giữ, xử lý, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
– Địa điểm có vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn với khối lượng lớn hơn 1 kilôgam hiệu dụng.
3.2. Tổ chức, cá nhân có cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân có các trách nhiệm sau đây (khoản 2 Điều 6 Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg):
– Thực hiện kế toán hạt nhân và định kỳ báo cáo kết quả kế toán hạt nhân theo yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
– Thực hiện các biện pháp giám sát đối với vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn;
– Nộp hồ sơ thiết kế của cơ sở cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trước khi đưa vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn vào cơ sở hoặc trước khi có sự thay đổi trong hồ sơ thiết kế;
– Lưu giữ hồ sơ kế toán hạt nhân trong suốt thời gian có vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn tại cơ sở;
– Chịu sự kiểm tra, thanh tra của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và tổ chức quốc tế có liên quan;
– Thực hiện các quy định khác của pháp luật đối với vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn.
4. Điều kiện được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân
Điều kiện được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân được quy định tại Điều 13 Thông tư 02/2011/TT-BKHCN như sau:
– Tổ chức, cá nhân sẽ được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân đối với vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn khi các vật liệu này đã được tiêu dùng hết hoặc đã được pha loãng đến mức không còn sử dụng được cho bất kỳ một hoạt động hạt nhân nào hoặc trên thực tế không thể thu hồi lại được.
Lưu ý:
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục an toàn bức xạ và hạt nhân.
Kết luận: Thủ tục Công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân được quy định tại Luật năng lượng nguyên tử, Thông tư 02/2011/TT-BKHCN, Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân