13. Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu

Posted on

Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đăng kim phương tiện thủy nội địa nhập khẩu phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung trên theo quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa 2004, Thông tư số 48/2015/TT-BGTVTThông tư 199/2016/TT-BTC như sau:

1. Nguyên tắc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa

Nguyên tắc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa (Điều 7 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT):

Phương tiện phải được kiểm tra lần đầu, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa trước khi đăng ký hành chính lần đầu.

Phương tiện được đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi ở khu vực nào thì đơn vị đăng kiểm có đủ năng lực, thẩm quyền phụ trách khu vực đó thực hiện kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.

Phương tiện đã đăng ký hành chính khi kiểm tra chu kỳ, kiểm tra bất thường được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào có đủ năng lực, thẩm quyền phụ trách khu vực phương tiện neo đậu.

Các đơn vị đăng kiểm chỉ được kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa phù hợp với năng lực,thẩm quyền và trong khu vực được giao.

2. Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu.

Cục Đăng kiểm Việt Nam trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra như sau:

Đối với phương tiện được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tiến hành kiểm tra để xác nhận tình trạng kỹ thuật thực tế của phương tiện so với hồ sơ thiết kế đã thẩm định và hồ sơ đăng kiểm đã cấp cho phương tiện;

Đối với phương tiện được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tiến hành kiểm tra thực tế phương tiện với loại hình kiểm tra lần đầu.

Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 kmvà 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT, nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nhập khẩu nộp phí, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

3. Xử lý vi phạm hành chính:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

Xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 50%; (điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 142/2017/NĐ-CP).

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% (khoản 2,3  Điều 16 Nghị định 142/2017/NĐ-CP).

Kết luận: Khi cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu cần đáp ứng đầy đủ các quy định tại Luật giao thông đường thủy nội địa 2004, Thông tư số 48/2015/TT-BGTVTThông tư 199/2016/TT-BTC.

Chi tiết hồ sơ, thủ tục, mẫu đơn xem tại đây:

Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu