40. Cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại linh kiện xe mô tô, xe gắn máy

Posted on

Ngoại trừ những động cơ nguyên chiếc nhập khẩu thì những động cơ lắp ráp khác sẽ phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại linh kiện xe mô tô, xe gắn máy theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá 2007, Thông tư 45/2012/TT-BGTVT, Thông tư 199/2016/TT-BTC, Thông tư 239/2016/TT-BTC, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT và Quyết định 52/QĐ-BGTVT.

1. Một số khái niệm liên quan.

– Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2012/TT-BGTVT thì:

+ Xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi chung là xe) là loại phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên đường bộ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14 : 2011/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy.

+ Linh kiện là các hệ thống, động cơ, khung, cụm chi tiết và các chi tiết được sử dụng để lắp ráp xe.

Sản phẩm là xe và linh kiện của xe.

+ Chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

+ Mẫu điển hình là các mẫu sản phẩm do Cơ sở sản xuất lựa chọn theo quy định để thực hiện việc thử nghiệm.

Cơ quan quản lý chất lượng: Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là Cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các đối tượng sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này (sau đây gọi tắt là Cơ quan QLCL).

+ Cơ sở thử nghiệm là tổ chức có đủ điều kiện và được chỉ định để thực hiện việc thử nghiệm xe, linh kiện của xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe, linh kiện xe có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá 2007 có quy định:  “Chất lượng sản phẩm, hàng hóamức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”.

2. Thử nghiệm mẫu điển hình.

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 45/2012/TT-BGTVT thì việc thử nghiệm mẫu điển hình được quy định như sau:

– Các hạng mục kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

– Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu điển hình tới Cơ sở thử nghiệm. Số lượng mẫu thử theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Việc thử nghiệm mẫu điển hình phải tiến hành tại Cơ sở thử nghiệm:

+ Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm thử nghiệm các mẫu điển hình theo đúng các quy trình tương ứng với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; lập báo cáo kết quả thử nghiệm theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về các kết quả thử nghiệm của mình;

+ Trường hợp cần thiết, Cơ quan QLCL trực tiếp giám sát việc thử nghiệm.

Quản lý mẫu thử nghiệm:

+ Cơ sở thử nghiệm và Cơ sở sản xuất có trách nhiệm lưu giữ, quản lý mẫu thử nghiệm sao cho không để ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng làm hư hỏng mẫu và có thể xuất trình khi có yêu cầu của Cơ quan QLCL;

+ Sau khi kiểm tra thử nghiệm và lập báo cáo kết quả thử nghiệm, Cơ sở thử nghiệm trả mẫu điển hình cho Cơ sở sản xuất;

+ Thời gian lưu mẫu điển hình tại Cơ sở sản xuất không ít hơn 01 năm kể từ ngày Cơ sở sản xuất không tiếp tục sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cùng loại với mẫu điển hình được lưu;

+ Hết thời hạn lưu giữ, Cơ sở sản xuất có văn bản gửi Cơ quan QLCL để xử lý mẫu lưu theo quy định hiện hành;

+ Các mẫu sản phẩm do Cơ quan QLCL tiến hành lấy ngẫu nhiên để thử nghiệm phục vụ công tác đánh giá hàng năm sẽ không phải lưu giữ.

3. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất.

Tại Điều 6 Thông tư 45/2012/TT-BGTVT có quy định về đánh giá điều kiện bảo đảm chất lượng tại Cơ sở sản xuất như sau:

– Để đảm bảo việc duy trì chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt, Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại sản phẩm từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn cho tới khâu kiểm soát việc bảo hành, bảo dưỡng;

+ Có đủ các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất. Danh mục tối thiểu các thiết bị cần thiết để thực hiện việc kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; Các thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng này hàng năm phải được Cơ quan QLCL kiểm tra và xác nhận tình trạng hoạt động;

+ Có kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về chất lượng xe xuất xưởng được Nhà sản xuất nước ngoài (bên chuyển giao công nghệ) hoặc Cơ quan QLCL cấp chứng chỉ nghiệp vụ kiểm tra chất lượng phù hợp với loại sản phẩm sản xuất, lắp ráp.

– Cơ quan QLCL tiến hành việc đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất (sau đây gọi tắt là đánh giá COP) trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN ISO/TS 16949 “Hệ thống quản lý chất lượng – Yêu cầu cụ thể đối với việc áp dụng TCVN ISO 9001: 2008 cho các tổ chức sản xuất ô tô và phụ tùng liên quan” theo các phương thức sau:

+ Đánh giá COP lần đầu được thực hiện khi cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại sản phẩm;

+ Đánh giá COP hàng năm được thực hiện định kỳ hàng năm;

+ Đánh giá COP đột xuất được thực hiện khi Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc khi có các khiếu nại về chất lượng sản phẩm.

– Đối với các kiểu loại sản phẩm tương tự, không có sự thay đổi cơ bản về quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm thì có thể sử dụng kết quả đánh giá COP trước đó.

– Đối với các linh kiện nhập khẩu thuộc đối tượng bắt buộc kiểm tra, nếu không tiến hành việc đánh giá COP thì giấy chứng nhận chất lượng chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu.

Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BGTVT thì Giấy chứng nhận sẽ không còn giá trị khi:

– Sản phẩm không còn thỏa mãn các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành hoặc sản phẩm có sự thay đổi, không phù hợp với hồ sơ đăng ký chứng nhận, Giấy chứng nhận đã cấp mà Cơ sở sản xuất không thực hiện việc chứng nhận bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này;

– Cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;

– Cơ sở sản xuất không thực hiện việc triệu hồi đối với sản phẩm bị lỗi kỹ thuật theo quy định tại Chương III của Thông tư này.

Các giấy chứng nhận không còn giá trị được thông báo cho Cơ sở sản xuất bằng văn bảncông bố trên trang thông tin điện tử của Cơ quan QLCL.

Kết luận: Khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại linh kiện xe mô tô, xe gắn máy cần tuân thủ theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá 2007Thông tư 45/2012/TT-BGTVT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại linh kiện xe mô tô, xe gắn máy