1. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp cùng với tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chia doanh nghiệp. Theo đó, công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể các quy định liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP; Quyết định 855/QĐ-BKHĐT và Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD như sau:
I) Những trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Căn cứ Điều 202, 203, 204, 205 Luật doanh nghiệp 2020 thì chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gồm 04 trường hợp là:
– Chuyển đổi CT TNHH thành CTCP;
– Chuyển đổi CTCP thành CT TNHH MTV hoặc CT TNHH hai thành viên trở lên;
– Chuyển đổi DNTN thành CT TNHH.
1) Chuyển đổi CT TNHH thành CTCP
a) Các phương thức chuyển đổi:
- Không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
- Huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
- Kết hợp các phương thức trên.
b) Lưu ý:
Đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.
2) Chuyển đổi CTCP thành CT TNHH MTV
a) Các phương thức chuyển đổi:
- Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;
- Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
- Công ty chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu.
b) Lưu ý:
- Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.
- Trong thời hạn 15 ngày công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
3) Chuyển đổi CTCP thành CT TNHH hai thành viên trở lên
a) Các phương thức chuyển đổi:
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Kết hợp các phương thức trên.
b) Lưu ý: Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.
4) Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành CT TNHH
a) Phương thức chuyển đổi: Theo quyết định của Chủ DNTN
b) Điều kiện:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
- Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật doanh nghiệp 2020..
II) Lưu ý:
- DNTN không được chuyển trực tiếp thành CTCP. Muốn thực hiện việc chuyển đổi này thì phải làm theo quy trình từ doanh nghiệp tư nhân => công ty TNHH => công ty cổ phần.
- CTCP và TNHH không thể chuyển đổi về DNTN
- Công ty TNHH MTV thì không thể chuyển đổi thành CTCP
- Công ty muốn chuyển sang loại hình khác phải chứng minh đáp ứng đủ điều kiện của loại
hình đó do pháp luật quy định. - Phải thực hiện thay đổi con dấu và công bố mẫu dấu mới.
- Xử lý hóa đơn còn tồn theo hướng dẫn tại Khoản 1 mục IV Công văn 2010/TCT-TVQT:
“Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên từ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) và được sử dụng ngay hóa đơn.”
- Làm và đặt lại biển hiệu cho doanh nghiệp.
Kết luận: Khi chuyển đổi loại hình các Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở. Khi thay đổi con dấu Công ty và Mã số thuế của Doanh nghiệp cũng như cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 202, Điều 203, Điều 204, Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020, Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và yêu cầu tại thủ tục số 32, 33, 34, 35 mục I Quyết định 855/QĐ-BKHĐT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Hồ sơ chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần