136. Sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ tư thục
Nhu cầu gửi con em đến các nhà trẻ tư thục ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Vì vậy, việc thành lập nhà trẻ tư thục ngày càng nhiều để đáp ứng nguồn cung. Để thành lập nhà trẻ tư thục, cần tiến hành theo quy định và việc được cấp phép hoạt động giúp cơ sở giáo dục gia tăng được lòng tin và sự tin tưởng từ quý phụ huynh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động nhà trường, nhà trẻ tư thục muốn sáp nhập, chia, tách thì cần tuân thủ quy định của luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT, Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT, Thông tư 05/2011/TT-BGDĐT; VBHN số 04/VBHN-BGDĐT như sau:
1. Các loại hình của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập:
Trường mầm non, trường mẫu nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức bao gồm các loại hình theo quy định tại Điều 3 Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT như sau: công lập, dân lập và tư thục.
– Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
– Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
– Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ:
Nhà trường, nhà trẻ tư thục được phép thành lập khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 44 /2010/TT-BGDĐT như sau:
– Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường;
– Có khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường, nhà trẻ tư thục.
3. Điều kiện hoạt động:
Sau khi nhà trường, nhà trẻ được thành lập theo quy định tại tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT thì để đi vào hoạt động cần đáp ứng điều kiện quy định tại tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 44 /2010/TT-BGDĐT như sau:
– Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.
Để đi vào hoạt động nhà trường, nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục phải có đủ các điều kiện sau:
– Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;
– Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Chương IV của Điều lệ này, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
– Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
– Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
– Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ này;
Lưu ý: Trong thời hạn 02 (hai) năm, nếu nhà trường, nhà trẻ có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT thì được cho phép hoạt động giáo dục. Hết thời hạn quy định nếu không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ bị thu hồi.
4. Điều kiện sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ:
Nhà trường, nhà trẻ tư thục khi sáp nhập, chia, tách phải bảo đảm các yêu cầu tại Điều 10 Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT như sau:
– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;
– Bảo đảm an toàn và quyền lợi của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
– Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
Lưu ý: Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ thì có thẩm quyết định sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ
Kết luận: Trong quá trình hoạt động nhà trường, nhà trẻ tư thục muốn sáp nhập, chia, tách thì cần tuân thủ quy định tại Điều 10 VBHN 04/VBHN-BGDĐT. Ngoài ra nhà trường, nhà trẻ cũng cần lưu ý trường hợp bị xử lý vi phạm tại Điều 26 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ tư thục