1. Đăng ký các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Posted on

Cần đăng kí các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung trên theo Luật lao động 2019, Nghị định 44/2016/NĐ-CPNghị định 28/2020/NĐ-CPNghị định 140/2018/NĐ-CP;  Thông tư 08/2017/TT-BQP.

1. Quy định chung:

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2017/TT-BQP ghi nhận các trường hợp phải kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:

– Lần đầu trước khi đưa đối tượng kiểm định vào sử dụng.

– Định kỳ khi đối tượng kiểm định đến hạn kiểm định lại.

– Sau khi lắp đặt lại đối tượng kiểm định hoặc có cải tạo, sửa chữa làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật của đối tượng kiểm định.

– Theo yêu cầu của đơn vị sử dụng hoặc theo yêu cầu của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội.

Lưu ý:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 08/2017/TT-BQP thì dừng kiểm định, dừng hoạt động đối với đối tượng kiểm định trong các trường  hợp sau:

– Dừng hoạt động đối tượng kiểm định trong các trường hợp: Hết hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận kết quả kiểm định; sau khi đã khắc phục mà đối tượng kiểm định vẫn không đạt yêu cầu;

– Dừng kiểm định trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm định không đủ các yếu tố kỹ thuật an toàn hoặc có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Tổ chức. cá nhân để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định 44/2016/NĐ-CP như sau:

– Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

– Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

– Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm.

Lưu ý:

Các thiết bị, nhân lực nêu trên chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức.

3. Đăng ký đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Đăng ký đối tượng kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 08/2017/TT-BQP sau khi kiểm định kỹ thuật an toàn lao động lần đầu đạt yêu cầu:

– Trước khi đưa vào sử dụng phải đăng ký với Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội;

– Việc đăng ký chỉ thực hiện một lần đối với mỗi đối tượng.

Lưu ý:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 08/2017/TT-BQP phải đăng ký lại trong các trường hợp sau:

– Thay đổi đơn vị quản lý;

– Sau khi cải tạo, sửa chữa làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật của đối tượng kiểm định đã đăng ký.

4.Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì

1. Phạt tiền đối với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh;

c) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ngoài phạm vi ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; không thực hiện đúng quy trình kiểm định; sử dụng kiểm định viên đang bị tước quyền sử dụng, thu hồi chứng chỉ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định viên hết hiệu lực để thực hiện kiểm định; sử dụng người chưa có chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định; sử dụng kiểm định viên khi chưa ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng theo công việc; không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; không đảm bảo độc lập khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định;

d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp kết quả kiểm định không đúng sự thật; cung cấp kết quả kiểm định mà không thực hiện kiểm định;

đ) Từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động kiểm định khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã hết hiệu lực hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động kiểm định hoặc đang bị thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với kiểm định viên có một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện đúng quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

b) Thực hiện kiểm định cho tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

Kết luận: Đăng kí các đối tượng kiểm định an toàn lao động sẽ có những quy định cụ thể của Bộ luật lao động 2012 phải tuân thủ các điều kiện tại Luật lao động 2019, Nghị định 44/2016/NĐ-CPNghị định 28/2020/NĐ-CPNghị định 140/2018/NĐ-CP;  Thông tư 08/2017/TT-BQP

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:

Đăng ký các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động