8. Thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có xuất khẩu
Thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có xuất khẩu. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT.
1. Một số khái niệm cơ bản
Cơ sở sản xuất thực phẩm thủy sản độc lập: là Cơ sở có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện hoàn chỉnh quy trình sản xuất riêng biệt từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu cho đến công đoạn bao gói hoàn chỉnh thành phẩm; có đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng riêng với ít nhất 03 (ba) nhân viên thực hiện kiểm soát ATTP trong quá trình sản xuất và ít nhất 01 (một) nhân viên hoàn thành khóa đào tạo về quản lý ATTP theo nguyên tắc Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP (sau đây gọi là nguyên tắc HACCP) do cơ quan, tổ chức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao chức năng, nhiệm vụ đào tạo quản lý ATTP theo nguyên tắc HACCP thực hiện. (khoản 1 Điều 3 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)
Sản xuất thực phẩm thủy sản: là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm thủy sản. (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)
Thực phẩm thủy sản: là sản phẩm thủy sản mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. (khoản 6 Điều 3 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)
2. Căn cứ thẩm định
Căn cứ để thẩm định, cấp Giấy chứng nhận ATTP và Chứng thư cho thực phẩm thủy sản xuất khẩu là các quy định tại Điều 41, 42 Luật An toàn thực phẩm 2010; các quy định, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quy định, quy chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu về ATTP thủy sản.
Trong đó,
2.1. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu (Điều 41 Luật An toàn thực phẩm 2010)
– Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam.
– Phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.
2.2. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu (Điều 42 Luật An toàn thực phẩm 2010)
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do, chứng nhận y tế, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hoặc giấy chứng nhận khác có liên quan đối với thực phẩm xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu.
– Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hồ sơ, thủ tục cấp các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
3. Các hình thức thẩm định
Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP: áp dụng đối với cơ sở đã có tên trong Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp (khoản 4 Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Điều 12 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT):
– Cơ sở bổ sung thị trường xuất khẩu; sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP: thẩm định sau khi cơ sở gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
– Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: thẩm định không báo trước với tần suất: Cơ sở hạng 1, hạng 2: 01 lần trong 18 tháng; cơ sở hạng 3: 01 lần trong 12 tháng.
4. Nội dung, phương pháp thẩm định
4.1. Nội dung thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở bao gồm (khoản 1 Điều 14 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT và khoản 5 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT):
– Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, quản lý về ATTP thủy sản (bao gồm cả các giấy chứng nhận sức khỏe, giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP của chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm);
– Chương trình quản lý ATTP theo nguyên tắc HACCP;
– Thủ tục truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
– Lấy mẫu phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất theo Phụ lục IA ban hành kèm theo Thông tư này
4.2. Phương pháp thẩm định thực hiện theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (khoản 2 Điều 14 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT).
5. Biên bản thẩm định
Nội dung của Biên bản thẩm định (khoản 1 Điều 15 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT và điểm c khoản 23 Điều 1 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT):
– Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành tại Thông tư này và được lập tại Cơ sở ngay sau khi kết thúc thẩm định;
– Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm ATTP và thời hạn yêu cầu Cơ sở hoàn thành các biện pháp khắc phục;
– Ghi rõ kết luận chung và mức phân loại điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở;
– Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở về kết quả thẩm định, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);
– Có chữ ký của trưởng đoàn thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở; đóng dấu giáp lai Biên bản thẩm định (hoặc ký từng trang trong trường hợp không có con dấu tại Cơ sở);
– Được lập thành 02 (hai) bản: 01 (một) bản lưu tại Cơ quan thẩm định, 01 (một) bản lưu tại Cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.
Lưu ý:
– Trường hợp đại diện Cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản thẩm định, đoàn thẩm định phải ghi: “Đại diện Cơ sở được thẩm định không ký Biên bản” và nêu rõ lý do. Biên bản vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên của đoàn thẩm định (khoản 2 Điều 15 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT).
6. Phân loại Cơ sở về điều kiện bảo đảm ATTP
6.1. Mức phân loại đối với Cơ sở về điều kiện bảo đảm ATTP như sau (khoản 1 Điều 16 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT):
– Hạng 1: Rất tốt;
– Hạng 2: Tốt;
– Hạng 3: Đạt;
– Hạng 4: Không đạt.
6.2. Phương pháp phân loại cụ thể đối với từng loại hình Cơ sở theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (khoản 2 Điều 16 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT).
7. Xử lý kết quả thẩm định
Kiểm tra sau cấp giấy, kiểm tra đột xuất (điểm b khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi khoản 2 Điều 17 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT):
– Cơ sở có kết quả đạt yêu cầu (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): Thông báo cho Cơ sở về kết quả kiểm tra và tần suất kiểm tra kiểm tra sau cấp giấy áp dụng trong thời gian tới.
– Cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): Thực hiện như quy định nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Kết luận: Cơ sở sản xuất, cá nhân sẽ được thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có xuất khẩu theo quy định của Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT.
Chi tiết trinh tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có xuất khẩu