13. Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn
Vùng chăn nuôi có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ tới Cục Thú y. Sau khi tiến hành hành thẩm định, thành lập Đoàn đánh giá và thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho đơn vị đăng ký Tại thời điểm kiểm tra, thu mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định nếu đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung thủ tục trên dựa theo Thông tư 283/2016/TT-BTC, Thông tư 285/2016/TT-BTC, Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT như sau:
1. Các khái niệm
Vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh (khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là cơ sở chăn nuôi hoặc một xã, một phường, thị trấn (sau đây gọi là cơ sở chăn nuôi cấp xã) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh. (khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
2. Yêu cầu đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn
2.1. Yêu cầu cần đáp ứng để vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh (Điều 10 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
– Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
– Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
– Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
– Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25 và 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư này; các xã bao quanh tiếp giáp với vùng an toàn dịch bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
2.2. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng (Điều 11 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
– Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
– Trường hợp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh có sử dụng vắc xin, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin phòng bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Luật thú y. Chi cục Thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin trên địa bàn.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định của Điều 12 của Thông tư này.
2.3. Yêu cầu về giám sát dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng (Điều 12 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
– Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện giám sát theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
– Chi cục Thú y xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn trên địa bàn, gửi và chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Cục Thú y, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật.
– Nội dung của chương trình giám sát dịch bệnh động vật bao gồm:
+ Hình thức giám sát: Giám sát lâm sàng, giám sát sau tiêm phòng hoặc giám sát phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đăng ký an toàn;
+ Phương pháp chọn mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu, tần suất lấy mẫu, xét nghiệm mẫu;
+ Thu thập, quản lý, phân tích thông tin, dữ liệu;
+ Các biện pháp xử lý kết quả giám sát.
– Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chi cục Thú y, Cục Thú y gửi văn bản cho ý kiến về chuyên môn đối với chương trình giám sát dịch bệnh động vật của địa phương.
2.4. Yêu cầu về tình trạng dịch bệnh trên cạn trong vùng (Điều 13 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
– Đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh của bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 (mười hai) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
– Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh lâm sàng của bệnh được chứng nhận an toàn trong vùng tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
– Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong t nhất 03 (ba) tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được tiêu hủy hoặc khỏi bệnh.
3. Thẩm quyền thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an tòa dịch bệnh
Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh: Cục Thú y tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
4. Quyền lợi của vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT:
– Được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, Khoản 2 Điều 39 và Khoản 2 Điều 55 của Luật thú y.
– Được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch theo quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
– Được xem xét cấp chứng nhận đạt Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP)
– Được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Kết luận: Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn dựa theo Thông tư 283/2016/TT-BTC Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, Thông tư 283/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y, Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
Chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ, mẫu đơn xem tại:
Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn