11. Lập biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, sự việc vi phạm hành chính đã xảy ra về mặt thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự, nội dung, kết quả cuối cùng. Vậy việc Lập biên bản vi phạm hành chính được diễn ra như thế nào? Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung quy định vể Lập biên bản vi phạm hành chính, thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020).
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
Theo Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) thì xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, gồm có những trường hợp như sau:
– Phạt cảnh cáo, hoặc
– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Lưu ý: Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quy định chung về lập biên bản vi phạm hành chính
Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) quy định Lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
– Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
– Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
Lưu ý: Khoản 7 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP quy định cụ thể về Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính bao gồm:
+ Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.
+ Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước
– Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính.
Lưu ý: Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung được nêu ở trên thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
– Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
– Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.
3. Nội dung của biên bản vi phạm hành chính
Khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định các nội dung chủ yếu của biên bản vi phạm hành chính, bao gồm:
+ Thời gian, địa điểm lập biên bản;
+ Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
+ Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
+ Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
+ Quyền và thời hạn giải trình.
– Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập, gửi bằng phương thức điện tử
Lưu ý: Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Kết luận: Trên đây, là những quy định về Lập biên bản vi phạm hành chính mà Dữ Liệu Pháp Lý đã tổng hợp và phân tích.
Trình tự thủ tục và biểu mẫu xem tại đây
Lập biên bản vi phạm hành chính
Thủ tục | Nội dung |
---|