Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
Thủ tục | Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam | |
Trình tự thực hiện | – Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp nơi cư trú.
– Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì thông báo ngay để người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn nộp phí và viết phiếu biên nhận hồ sơ giao cho người nộp đối với trường hợp nộp trực tiếp; chuyển cho Sở Tư pháp giải quyết đối với trường hợp nộp qua đường bưu điện. – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu). – Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đó biết. |
|
Cách thức thực hiện | Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện | |
Thành phần số lượng hồ sơ | 1. Thành phần hồ sơ:
– Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4×6; – Bản sao giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; – Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống. – Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm: + Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực). + Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam. + Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam; + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngo.i cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực). 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ | |
Đối tượng thực hiện | Cá nhân | |
Cơ quan thực hiện | Sở Tư pháp | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam | |
Lệ phí | 100.000 đồng
Miễn lệ phí đối với: người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là nguời gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. |
Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an sửa đổi, bổ sung điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ). | Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Không | |
Cơ sở pháp lý | – Luật Quốc tịch Việt Nam
– Nghị định số 78/2009/NĐ-CP – Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA – Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA – Thông tư số 281/2016/TT-BTC |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai ở thủ tục này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Nghị định 16/2020/NĐ-CP
Số hồ sơ | 2.001895 | Lĩnh vực | Quốc tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ tư pháp | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |