5. Giãn tiến độ đầu tư
Giãn tiến độ đầu tư là việc nhà đầu tư kéo dài thời hạn thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật từ sau khi dự án được quyết định đầu tư đến thời điểm hoàn thành dự án, đưa vào khai thác, sử dụng. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể các vấn đề pháp lý liên quan về giãn tiến độ đầu tư theo Luật Đầu tư 2020, Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT như sau:
1. Các điều kiện và yêu cầu giãn tiến độ đầu tư
Căn cứ Khoản 1, Điều 41 Luật Đầu tư 2020 thì:
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Trình tự thực hiện
Khi muốn giãn tiến độ đầu tư thì nhà đầu tư nộp Văn bản đề xuất giãn tiến độ đầu tư gửi lên cơ quan đăng ký đầu tư (nơi thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
3. Lưu ý
- Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư. (Khoản 4 Điều 41 Luật Đầu tư 2020).
- Đối với trường hợp điều chỉnh tiến độ của dự án đầu tư (thủ tục này khác so với giãn tiến độ đầu tư) thì sẽ thực hiện theo thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư (Điều 41 Luật Đầu tư 2020).
- Trong trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước (tức các bộ quản lý chuyên ngành là chủ đầu tư, ví dụ như tuyến đường sắt Bắc-Nam sẽ do Bộ Giao thông vận tải tiến hành đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư) thì phải làm hồ sơ giải trình về lý do giãn tiên độ tới cơ quan đã phê duyệt dự án để yêu cầu được giãn tiến độ.
- Đất được Nhà nước cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng thì sẽ bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án được phép gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này (điểm i khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013).
Kết luận: Về cơ bản, khi giãn tiến độ doanh nghiệp cần tuân thủ điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư 2020 và yêu cầu tại thủ tục số 17 mục 1 của mục III phần B Quyết định 1038/QĐ-BKHĐT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: