14. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (trên cạn hoặc thủy sản) đối với cơ sở có nhu cầu chuyển đổi Giấy chứng nhận do Chi cục Thú y cấp sang Giấy chứng nhận do Cục Thú y cấp
Cơ sở thay đổi thị trường tiêu thụ hoặc có nhu cầu chuyển đổi Giấy chứng nhận do Chi cục Thú y cấp sang Giấy chứng nhận do Cục Thú y cấp gửi hồ sơ tới Cục Thú y. Cục Thú y tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở nếu đủ điều kiện. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể thủ tục trên dựa theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP , Thông tư 283/2016/TT-BTC, Thông tư 285/2016/TT-BTC, Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT như sau:
1. Một số khái niệm cơ bản
Vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh (Khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT).
Vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là các cơ sở hoặc các hộ nuôi trồng thủy sản ở cùng một vùng nuôi và có chung nguồn nước được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh (Khoản 3 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT).
2. Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (Điều 3 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
Cục Thú y tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn, vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản; thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất thủy sản giống theo yêu cầu của chủ cơ sở hoặc yêu cầu của nước nhập khẩu; cơ sở sản xuất thủy sản giống bố mẹ.
Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (sau đây gọi là Chi cục Thú y) tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật sau đây gọi chung là Cơ quan thú y.
3. Hết hiệu lực Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau (Khoản 1 Điều 47 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT)
– Sau 05 (năm) năm kể từ ngày cấp;
– Xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại vùng, cơ sở đã được chứng nhận an toàn;
– Không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 50 của Thông tư này;
– Không khắc phục lỗi theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này;
– Vùng, cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động
4. Xử lý vi phạm
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (Khoản 5 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP)
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này (Khoản 9 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP)
Kết luận: Khi Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (trên cạn hoặc thủy sản) đối với cơ sở có nhu cầu chuyển đổi Giấy chứng nhận do Chi cục Thú y cấp sang Giấy chứng nhận do Cục Thú y cấp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Nghị định 90/2017/NĐ-CP , Thông tư 283/2016/TT-BTC, Thông tư 285/2016/TT-BTC, Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây