ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TẠI VIỆT NAM

Tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trước khi vào Việt Nam thực hiện hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai gửi hồ sơ đăng ký đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể về việc Đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam quy định theo Luật phòng chống thiên tai Luật phòng chống thiên tai và luật đê điều 2013, Luật phòng chống thiên tai Luật phòng chống thiên tai và luật đê điều sửa đổi 2020, Nghị định 160/2018/NĐ-CP.

1. Khái niệm

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác (Khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống thiên tai Luật phòng chống thiên tai năm 2013 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020).

Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai (Khoản 3 Điều 3 Luật phòng chống thiên tai Luật phòng chống thiên tai và luật đê điều).

2. Đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam

Căn cứ vào Điều 15, Nghị định 160/2018/NĐ-CPĐăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam được quy định như sau:

2.1 Tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trước khi vào Việt Nam thực hiện hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai gửi hồ sơ đăng ký đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.2 Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý hồ sơ đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký và các cơ quan liên quan.

3. Nhập cảnh, xuất cảnh; thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

– Người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh ưu tiên tại các cửa khẩu; trường hợp ứng phó khẩn cấp, nếu chưa có thị thực, được cấp thị thực tại cửa khẩu. Khoản 1 Điều 16 Nghị định 160/2018/NĐ-CP

– Phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa được phép nhập khẩu, tái xuất sau khi hoàn thành hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai được ưu tiên làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu. Khoản 2 Điều 16 Nghị định 160/2018/NĐ-CP

4. Lưu trú đối với người nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam

– Người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được hướng dẫn nơi ở, làm việc và thủ tục tạm trú phù hợp với điều kiện cụ thể. Khoản 1 Điều 17 Nghị định 160/2018/NĐ-CP

– Cơ quan, địa phương tiếp nhận hỗ trợ có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú, nơi ở và làm việc cho các cá nhân, tổ chức đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Khoản 2 Điều 17 Nghị định 160/2018/NĐ-CP

5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam (Điều 41  Luật phòng chống thiên tai Luật phòng chống thiên tai năm 2013)

 Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có quyền sau đây:

+ Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;

+ Được ưu tiên về thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh; thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;

+ Được ưu tiên về thủ tục lưu trú.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:

+ Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

+ Hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.

6. Xử phạt vi phạm hành chính

Vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai tại Việt Nam (Điều 12 Nghị định 104/2017/NĐ-CP):

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng nội dung đã đăng ký, trừ tình huống cấp bách.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động phòng, chống thiên tai không có giấy đăng ký hoặc giấy đăng ký đã hết hạn, trừ tình huống cấp bách.

Kết luận: Việc Đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam quy định tại Luật phòng chống thiên tai Luật phòng chống thiên tai và luật đê điều 2013, Luật phòng chống thiên tai và luật đê điều sửa đổi 2020, Nghị định 160/2018/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:

Đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam

Liên quan