ĐĂNG KÝ NGHIÊN CỨU SAU TIẾN SĨ TẠI VIỆT NAM DO QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA HỖ TRỢ

Các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định thì được đăng ký thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ tại Việt Nam do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế là hoạt động được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp để cho các nhà khoa học có quốc tịch khác nhau, làm việc tại các quốc gia khác nhau trình bày và thảo luận về các kết quả nghiên cứu chuyên sâu ở một hoặc nhiều chủ đề hay chuyên ngành khoa học.( Khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN).

Tên giao dịch quốc tế của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia là National Foundation for Science and Technology  Development, viết tắt là NAFOSTED hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia. (Điều 1 Nghị định 23/2014/NĐ-CP)

2. Đăng ký nghiên cứu sau tiến sĩ tại Việt Nam do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ

2.1 Điều kiện

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ tiến hành xem xét, hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN sau đây thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ tại Việt Nam:

– Có Bằng Tiến sĩ và là tác giả chính của ít nhất một (01) bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Qũy ưu tiên xem xét đối với nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập;

– Được một nhà khoa học của Việt Nam nhận bảo trợ thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ. Người bảo trợ nghiên cứu sau tiến sĩ phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn: Là tác giả chính của ít nhất một (01) bài báo khoa học đăng trên tạp chí ISI có uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ; Không là người hướng dẫn nhà khoa học đề nghị hỗ trợ tại bậc đào tạo tiến sĩ;

– Có tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam nhận làm đơn vị chủ trì nghiên cứu sau tiến sĩ. Đơn vị chủ trì phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất để triển khai nghiên cứu, đồng ý tiếp nhận người đến thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ và đồng ý hỗ trợ, tạo điều kiện, cho phép sử dụng trang thiết bị của đơn vị để triển khai nghiên cứu. Quỹ ưu tiên xem xét đối với trường hợp đơn vị chủ trì nghiên cứu sau tiến sĩ khác với đơn vị đào tạo tiến sĩ của nhà khoa học đề nghị hỗ trợ.

Tiêu chí xem xét hỗ trợ sẽ dựa vào chất lượng của thuyết minh đề cương nghiên cứu, thành tích nghiên cứu của người đề nghị tài trợ, thành tích nghiên cứu của người bảo trợ và sự phù hợp chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị chủ trì nghiên cứu.(khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN).

2.2 Nội dung hỗ trợ

Nội dung hỗ trợ đăng ký nghiên cứu sau tiến sĩ tại Việt Nam do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN bao gồm:

– Quỹ hỗ trợ một lần chi phí đi lại trực tiếp tới đơn vị chủ trì nghiên cứu sau tiến sĩ và ngược lại đối với người thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ không sống tại tỉnh, thành phố có đơn vị chủ trì nghiên cứu sau tiến sĩ;

– Hỗ trợ sinh hoạt phí cho người thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ trong thời gian không quá 12 tháng. Trường hợp nhà khoa học hoàn thành đúng tiến độ chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ đã đăng ký, tiếp tục gửi hồ sơ đăng ký thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ được Quỹ ưu tiên xem xét hỗ trợ. Tổng thời gian Quỹ hỗ trợ cho một nhà khoa học thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ không quá 24 tháng.

2.3 Yêu cầu về kết quả thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ

Yêu cầu về kết quả thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ được quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:

– Là tác giả chính của ít nhất một (01) bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín có nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu đã đăng ký;

– Các kết quả nghiên cứu có ghi nhận sự hỗ trợ của Quỹ.

Lưu ý: Kết quả thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ phải là tác giả chính của ít nhất một (01) bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín có nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu đã đăng ký, các kết quả nghiên cứu có ghi nhận sự hỗ trợ của Quỹ.

Kết luận: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét, hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ tại Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện  theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BKHCNNgười đăng ký thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ cần nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký chậm nhất ba (03) tháng trước ngày dự kiến bắt đầu thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Đăng ký nghiên cứu sau tiến sĩ tại Việt Nam do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ

Liên quan