ĐĂNG KÝ THUẾ LẦN ĐẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ, TỔ CHỨC KHÁC CÓ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (TRỪ TRƯỜNG HỢP ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC)

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các cá nhân tổ chức có hoạt động kinh doanh sẽ bắt buộc phải thực hiện đăng ký thuế ban đầu với cơ quan nhà nước. Sau đây, Dữ Liệu Pháp lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.

I. Thời hạn thực hiện đăng ký thuế của người nộp thuế

Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BTC thì các tổ chức kinh tế, tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ:

– Ngày ghi trên Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam cấp cho tổ chức, hộ kinh doanh thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam.

– Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh.

– Ngày phát sinh trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh.

– Ngày ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

– Ngày ký hợp đồng, hiệp định dầu khí.

Do đó, các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh thì phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày câp giấy chứng nhận kinh doanh hoặc có phát sinh thu nhập thuế, nếu doanh nghiệp không đăng ký hoặc đăng ký chậm thì sẽ bị xử phạt theo Điều 7 Thông tư 166/2013/TT-BTC.

II. Lưu ý :

– Đối với người nộp thuế là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp (đăng ký thuế và đăng ký kinh doanh) tại cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Doanh nghiệp)  thì  doanh nghiệp chỉ phải cung cấp trong tờ khai đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư; chứ không phải thực hiện đăng ký thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế  trực tiếp (Chi cục thuế quận / huyện nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động) nữa.

+ Tuy nhiên, sau khi đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã thông báo sử dụng mẫu con dấu, thì doanh nghiệp vẫn phải liên hệ với cơ quan quản lý thuế  trực tiếp để nộp một số giấy tờ khai thuế ban đầu.

Cụ thể, doanh nghiệp sẽ cần nộp những giấy tờ sau:

  1. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc);
  3. Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng, người phụ trách kế toán
  4. Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật, của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán;
  5. Tờ khai lệ phí môn bài (ban hành kèm theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP);
  6. Công văn đăng ký hình thức kế toán, chế độ kế toán và sử dụng hóa đơn;
  7. Văn bản đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (nếu có tài sản cố định);
  8. Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

-Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Trường hợp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.

– Trường hợp người nộp thuế lựa chọn và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

III. Các công việc phải làm khi khi thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập

  1. Khai và nộp lệ phí Môn bài
  2. Xác định phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
  3. Thông báo về việc sử dụng dịch vụ đại lý thuế
  4. Đăng ký mã số thuế cá nhân
  5. Đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế
  6. Thông báo áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định
  7. Đăng ký thuế ban đầu bằng điện tử
IV. Các trường hợp đăng ký thuế ban đầu

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là Người điều hành, công ty điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh và tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần lãi được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn (sau đây gọi chung là Người điều hành). (3 mục II)

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí (bao gồm cả nhà thầu nhận phần lãi được chia), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí.(4 mục II)

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế.(5 mục II)

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (trường hợp có hoàn thuế giá trị gia tăng).(7 mục II)

Đối với người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác gồm:

– Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).

– Đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang; tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế) thì tờ khai đăng ký thuế là mẫu số 01-ĐK-TCT (cho đơn vị độc lập, đơn vị chủ quản) và mẫu số 02-ĐK-TCT (cho đơn vị trực thuộc). Sau khi đăng ký thuế được cơ quan thuế cấp “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” mẫu số 10-MST của Thông tư số 95/2016/TT-BTC.

Chi tiết trình tự hồ sơ xem tại đây:

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ trường hợp đơn vị trực thuộc) (1 mục II) (1 mục III)

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là đơn vị trực thuộc của tổ chức kinh tế, tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh.(2 mục II) (2 mục III)

Đối với người nộp thuế là tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay gồm doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh với cá nhân nộp thay cho cá nhân (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay) thì thực hiện qua mẫu số 04.1-ĐK-TCT.

– Đối với trường hợp Bên Việt Nam nộp thay thuế nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài thì ngoài tờ khai mẫu số 04.1-ĐK-TCT còn có bảng kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế thông qua Bên Việt Nam mẫu số 04.1-ĐK-TCT-BK

– Đối với trường hợp tổ chức nộp thay cho cá nhân hợp đồng, hợp tác kinh doanh thì ngoài tờ khai mẫu số 04.1-ĐK-TCT còn có bản sao hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Chi tiết hồ sơ và trình tự xem tại đây:

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, hợp tác kinh doanh; tổ chức uỷ nhiệm thu.(6 mục II)  (3 mục III)

Đối với người nộp thuế là tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhưng được hoàn thuế (trừ cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam) quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 và các tổ chức không hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư 95/2016/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế gồm: Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó người nộp thuế chỉ khai các chỉ tiêu: 1, 2, 3, 4, 9, 10, 12, 14, 15

Chi tiết hồ sơ và trình tự xem tại đây:

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhưng được hoàn thuế (trừ cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam); Các tổ chức không hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ thuế.(8 mục II) (4 mục III)

Đối với người nộp thuế hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu) (sau đây gọi là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh).

+ Trường hợp đăng ký thuế trực tiếp thì người nộp thuế chuẩn bị tờ khai theo mẫu số 03-ĐK-TCT, các bảng kê (nếu có) tại Thông tư 95/2016/TT-BTC ; Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Ngoài ra, sẽ bổ sung một số giấy tờ đối với các trường hợp cụ thể sau:

. Trường hợp hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh không có chung đường biên giới, cửa khẩu thì thêm bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).

. Trường hợp hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh có chung đường biên giới, cửa khẩu thì thêm bản sao không yêu cầu chứng thực một trong các giấy tờ còn hiệu lực như sau: Giấy chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu hoặc Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh) và bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).

. Trường hợp đại diện hộ kinh doanh đã được cấp mã số thuế cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh thì trên tờ khai thuế mẫu số 03-ĐK-TCT ghi mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh đã được cấp;

Chi tiết hồ sơ và trình tự xem tại đây:

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh.(5 mục III)

+ Trường hợp người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế, chưa có mã số thuế thực hiện theo quy định tại đây:

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đăng ký thông qua hồ sơ khai thuế, chưa có mã số thuế.(6 mục III)

Đối với người nộp thuế là cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác (trừ các cá nhân quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 10 Điều 7 Thông tư số 95/2016/TT-BTC) đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế thì thực hiện theo quy định tại đây:

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác. – Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế:(9 mục II) (7 mục III)

Nếu thực hiện thông qua cơ quan chi trả thu nhập thì thực hiện theo quy định tại đây:

– Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác. – Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập.(10 mục II) (8 mục III)

Đối với trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cho người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế thu nhập cá nhân thực hiện trực tiếp tại cơ quan thuế thì:

– Đăng ký thuế lần đầu cho người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế thu nhập cá nhân – Cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế.(11 mục II) (9 mục III)

…nếu thực hiện thông qua cơ quan chi trả thu nhập thì…

– Đăng ký thuế lần đầu cho người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế thu nhập cá nhân – Cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc qua cơ quan chi trả thu nhập.(12 mục II) (10 mục III)

+ Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. (Tiết c.2.1 điểm c Khoản 1 Điều 9).

+ Đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9  Thông tư 111/2013/TT-BTC (như Anh ruột, chị ruột, em ruột,  Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột …) thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó. (Tiết c.2.3 điểm c Khoản 1 Điều 9).

+ Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.(điểm i Khoản 1 Điều 9).

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: Đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ trường hợp đơn vị trực thuộc)

Liên quan