VAY TÁI CẤP VỐN THEO HÌNH THỨC CÓ BẢO ĐẢM BẰNG CẦM CỐ GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Khi có nhu cầu vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng gửi hồ sơ tới Ngân hàng Nhà nước. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị vay cầm cố của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét đề nghị vay trường hợp đủ điều kiện Ngân hàng thông báo chấp thuận cho tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn theo hình thức có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung thủ tục trên dựa theo quy định Thông tư 37/2011/TT-NHNNThông tư 17/2011/TT-NHNN.

1. Các khái niệm

Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (sau đây gọi tắt là cho vay cầm cố) là hình thức cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ (khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2011/TT-NHNN)

Cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nắm giữ bản gốc giấy tờ có giá hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước (khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2011/TT-NHNN)

Tiêu chuẩn giấy tờ có giá được cầm cố (khoản 1 Điều 8 Thông tư 17/2011/TT-NHNN)

+ Được phép chuyển nhượng;

+ Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng đề nghị vay;

+ Có thời hạn còn lại tối thiểu bằng thời gian vay;

+ Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng đề nghị vay phát hành.

Lưu ý: Danh mục, thứ tự ưu tiên các giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn và tỷ lệ giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ (khoản 2 Điều 8 Thông tư 17/20111/TT-NHNN)

2. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng

2.1 Điều kiện cho vay cầm cố (Điều 10 Thông tư 17/2011/TT-NNHN)

Trên cơ sở định hướng điều hành chính sách tiền tệ và lượng tiền cung ứng từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước quyết định thực hiện cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng khi có đủ các điều kiện sau:

– Là các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 3 của Thông tư này và không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

– Có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;

– Có mục đích vay vốn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

– Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định tại Điều 15 của Thông tư này;

– Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị vay vốn;

– Có cam kết về sử dụng tiền vay cầm cố đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định.

2.2 Thời hạn cho vay cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Điều 11 Thông tư 17/2011/TT-NNHN)

– Thời hạn cho vay cầm cố là dưới 12 tháng và không vượt quá thời hạn còn lại của giấy tờ có giá được cầm cố. Thời hạn cho vay cầm cố bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ. Trường hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn cho vay được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.

Lưu ý:

– Căn cứ mục đích vay vốn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn cho vay, kỳ hạn thu nợ trong từng trường hợp cụ thể.

– Trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn khoản vay cầm cố trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng và lý do gia hạn phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (khoản 3 Điều 11 Thông tư 17/2011/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 37/2011/TT-NHNN)

2.3 Lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Điều 12 Thông tư 17/2011/TT-NHNN)

 Lãi suất cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng là lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng tại thời điểm giải ngân khoản vay và duy trì trong suốt thời hạn cho vay.

– Trường hợp dư nợ vay cầm cố bị chuyển sang nợ quá hạn thì tổ chức tín dụng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng.

2.4 Mức cho vay cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Điều 13 Thông tư 17/2011/TT-NHNN)

– Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, nhu cầu vay vốn, giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm và dư nợ các khoản vay khác của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước quyết định mức cho vay cầm cố đối với tổ chức tín dụng đề nghị vay.

– Mức cho vay tối đa không vượt quá giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm được quy đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.5 Trả nợ vay cầm cố (Điều 19 Thông tư 17/2011/TT-NHNN)

– Khi đến kỳ hạn trả nợ, các tổ chức tín dụng thanh toán gốc và lãi khoản vay cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại giấy tờ có giá.

– Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi mà tổ chức tín dụng không trả nợ và không được Ngân hàng Nhà nước gia hạn nợ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ gốc và lãi bắt buộc như sau:

+ Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ;

+ Thu nợ gốc và lãi từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng;

– Trường hợp sau khi đã trích tài khoản tiền gửi để thu nợ gốc và lãi và thu nợ từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng nhưng vẫn không đủ để thu hồi hết nợ, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển phần nợ còn lại sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục trích tài khoản tiền gửi để thu nợ hoặc có thể bán hoặc thanh toán với người phát hành các giấy tờ có giá cầm cố trên thị trường tiền tệ để thu hồi nợ gốc và lãi quá hạn của tổ chức tín dụng vay.

3. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng đề nghị vay cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Điều 20 Thông tư 17/2011/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 37/2011/TT-NHNN)

– Cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của số liệu, tài liệu cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước.

– Thực hiện đúng các cam kết với Ngân hàng Nhà nước khi vay cầm cố về sử dụng tiền vay đúng mục đích, hoàn trả nợ vay bao gồm cả gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn.

– Chuyển giao đầy đủ giấy tờ có giá sử dụng làm tài sản cầm cố và nhận lại toàn bộ tài sản cầm cố sau khi đã trả hết nợ vay cho Ngân hàng Nhà nước.

– Chịu sự kiểm tra, kiểm soát khi cần thiết của Ngân hàng Nhà nước trong việc sử dụng khoản vay cầm cố trong thời gian vay vốn.

4. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nướctrong việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng

Vụ Chính sách tiền tệ (khoản 1 Điều 21 Thông tư 17/2011/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 37/2011/TT-NHNN)

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xác định mức cung ứng tiền cho mục tiêu tái cấp vốn hàng quý, hàng năm, trong đó bao gồm cả hình thức tái cấp vốn bằng cầm cố giấy tờ có giá trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và thông báo tới các đơn vị liên quan.

– Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất tái cấp vốn để có cơ sở áp dụng đối với nghiệp vụ cầm cố giấy tờ có giá.

– Phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay cầm cố.

Kết luận: Vay tái cấp vốn theo hình thức có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng dựa theo quy định Thông tư 37/2011/TT-NHNN, Thông tư 17/2011/TT-NHNN.

Chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ, mẫu đơn xem tại

Vay tái cấp vốn theo hình thức có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng

Liên quan